Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phân môn Tập đọc nhạc

 Âm nhạc là nghệ thuật của cái hay, cái đẹp qua âm thanh của tiếng đàn trên những bài ca, bản nhạc cụ thể. Chính nhờ cái hay, cái đẹp của nghệ thuật âm thanh mà âm nhạc đã đem đến cho con người những cảm xúc thẫm mĩ – thẩm mĩ âm nhạc, làm cho người ta cảm thấy thoải mái, thích thú, tâm hồn được nâng cao, trí tuệ được mở rộng, con người trở nên hướng thiện tốt đẹp hơn.

 Âm nhạc ở Trường THCS gồm có 3 phân môn đó là : Học hát, Nhạc lí – TĐN và Âm nhạc thường thức. Dạy TĐN ở Trường THCS chỉ nhằm bước đầu tập luyện các kí hiệu ghi chép nhạc và học các bài TĐN để cho các em có ý thức hát đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu làm quen với các loại âm hình tiết tấu để giúp HS hát lời ca chính xác hơn.Song trên thực tế đã từng tồn tại một số khuynh hướng về việc dạy TĐN như:

- Dạy TĐN là HS có thể tự đọc được.

- Dạy TĐN như cách dạy xướng âm ở các trường chuyên nghiệp.

Chính vì ảnh hưởng của một số khuynh hướng đó mà không ít GV đã làm cho HS của mình không thích phân môn TĐN hoặc GV chưa tích hợp cho mình những phương pháp để dạy tốt phân môn TĐN.Vì vậy, mỗi GV phải có ý thức tích lũy, học hỏi được những phương pháp hữu hiệu nhất để dạy phân môn TĐN và truyền thụ cho HS có phương pháp tiếp thu phân môn TĐN một cách say sưa, tạo được hứng thú cho HS khi học mà không bị nhàm chán.

Việc đưa ra sáng kiến này bản thân tôi cũng nhằm mục đích:

 - Giúp giáo viên, HS có những đổi mới, sáng tạo trong dạy, học hiệu quả nhất phân môn TĐN .

- Giúp HS phát triển năng lực thực hành, cảm thụ, sáng tạo trong Âm nhạc.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phân môn Tập đọc nhạc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 lần. Gọi 1 hoặc 2 HS xung phong đọc trước, GV sửa sai. Bắt nhịp 1, 2 cho HS vào. Dịch giọng = - 2.
- GV chỉ định cá nhân, nhóm đọc câu nhạc vừa học.
- Sửa sai chỗ khó cho HS.
- Cho HS đọc toàn bài TĐN với tốc độ chậm. GV gõ phách.
- Hướng dẫn HS TĐN và hát lời: lấy tốc độ =132. Nửa lớp TĐN, nửa lớp còn lại hát lời, sau đó đổi lại. Trình bày bài kết hợp gõ phách, cần nhấn mạnh nốt nhạc ở phách 1. Nốt nhạc cuối ngân hai phách.
- Hai nhóm HS đọc nhạc.
- Gọi HS đọc cá nhân.
- Yêu cầu HS nhận xét. GV nhận xét, cho điểm.
- TĐN, hát lời cả bài kết hợp gõ phách. Chú ý quan sát GV đánh nhịp.
 Củng cố:- GV gõ hình tiết tấu: 
? Hãy cho biết đó là tiết tấu của bài nào? (Đó là tiết tấu của bài TĐN số 1). Nghe lại câu 1 của bài TĐN số 1. Đó cũng là tiết tấu của bốn câu trong bài TĐN số 2. 
- GV đàn cho cả lớp hát hoàn chỉnh bài hát 2 lần kết hợp vận động.
Nội dung 2: 
Tập đọc nhạc: TĐN số 2
Mùa xuân trong rừng
 1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu bài
3.Luyện âm hình tiết tấu
4. Luyện cao độ
5. Tập đoc từng câu
6. Tập đọc cả bài và ghép lời ca
7. Củng cố
 3.2 Một số phương pháp thường dùng khi dạy phân môn TĐN. 
Để HS tiếp thu một cách có hiệu quả, không bị gò ép, lúng túng với phần TĐN thì GV phải cho HS được thực hành nhiều. Thời gian trong các tiết phải bố trí một cách hợp lí, tối ưu để HS được nghe, nhìn, thực hành, phải tạo được sự hứng thú cho các em. Một số phương pháp tôi đã sưu tầm và áp dụng khi dạy theo cuốn “ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc THCS ” của nhà xuất bản giáo dục khi dạy TĐN như sau:
a. Phương pháp tìm hiểu bài
Với phương pháp tìm hiểu bài trước khi vào học bài TĐN là rất cần thiết bởi đây chính là lúc các em được tìm hiểu về bản nhạc, nhớ và khắc sâu được kiến thức nhạc lý giúp các em có khẳ năng vận dụng linh hoạt vào bài 
Vì thế nên GV cần đưa ra một số câu hỏi phù hợp để HS tìm hiểu và trả lời :
- Bài TĐN viết ở nhịp mấy ? Là nhịp như thế nào?
- Bài được chia làm mấy câu?
- Về cao độ xuất hiện những nốt nào?
- Về, trường độ xuất hiện những hình nốt nào?
- Các kí hiệu âm nhạc nào được sử dụng trong bài?
 b. Phương pháp trình bày tác phẩm.
Ở phương pháp này nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của HS trước khi học một bài hát, một bản nhạc mới, giúp người học cảm nhận được tất cả các điều sắp được học với sự hứng thú và chờ đợi, với những tác phẩm trên giấy chỉ là âm nhạc không có sức sống, nó cần phải vang lên để thành âm nhạc “ sống”. Muốn vậy, tác phẩm phải được trình bày, biểu diễn dưới các hình thức khác nhau như bằng giọng hát của GV hoặc qua tiếng đàn nhằm khơi gợi, hấp dẫn, thuyết phục người học. Giai điệu vang lên sẽ gợi được cảm xúc và mang đến những yếu tố thẩm mĩ. 
Trong giờ Âm nhạc nếu GV tự trình bày tác phẩm thì lúc đó GV đóng vai trò một “ nghệ sĩ biểu diễn ” dù rằng có thể đạt hoặc chưa đạt tới trình độ “ nghệ sĩ ” bởi có rất nhiều bài TĐN được trích trong các ca khúc nổi tiếng. VD như bài “ Lá xanh ” như vậy GV mang đến cho HS toàn bộ vẻ đẹp của tác phẩm thông qua tiếng đàn và giọng hát của mình bằng xúc động thật sự và diễn cảm sâu sắc, Gv đã gợi lên tâm hồn của các em sự yêu thích phân môn TĐN.
c. Phương pháp thực hành- luyện tập theo mẫu.
Phần lí thuyết trong Âm nhạc không nhiều mà quan trọng nhất là phần thực hành âm nhạc. Thực hành- luyện tập là phương pháp thông qua thực hành luyện tập theo mẫu để hình thành kĩ năng thể hiện âm nhạc, giúp học sinh cảm thụ và đọc được đúng cao độ, trường độ bài , hiểu về nhịp điệu, tiết tấu, giọng, gam.sắc thái, cách biểu hiện âm nhạc. Thực hành và luyện tập phải luôn song hành với nhau, vì vậy trước khi học bài TĐN thì HS phải được thực hành một số phương pháp sau:
*Phương pháp luyện tập cao độ. 
Có thể GV xác định xem bài TĐN đó được viết ở giọng gì? Cho đọc theo thang âm và các âm trụ.
Nếu trong bài TĐN có những quãng khó đọc thì GV phải đàn nhiều lần cho HS đọc chính xác. 
VD: Khi dạy bài TĐN số 4 – GV sẽ hướng dẫn cho HS nghe đàn và đọc nhiều lần.
Đặc biệt ở câu thứ 2 xuất hiện nhiều quãng 3 liên tiếp, không ổn định, nếu GV không luyện kĩ cho HS thì vào bài HS sẽ đọc chênh rất nhiều.
 *. Phương pháp luyện tiết tấu
GV xác định được âm hình tiết tấu chủ đạo trong bài để cho HS luyện tập.Đa số những bài TĐN được xây dựng trên một âm hình tiết tấu chung, xong cũng có những bài xây dựng trên 2 hoặc 3 âm hình tiết tấu cho nên trước khi vào đọc bài GV phải hướng dẫn HS tìm âm hình tiết tấu rồi tiến hành luyện cho HS. Ở phương pháp này nếu GV hướng dẫn cho HS làm tốt thì HS sẽ thực hiện tốt về trường độ, gõ nhịp, phách.
 VD: 
d. Phương pháp trực quan thính giác
Phương pháp này gắn liền với đặc thù của nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật sử dụng âm thanh để tác động vào thính giác, gợi lên những xúc cảm, tình cảm, tâm trạng ở người nghe. Phương pháp trực quan thính giác được vận dụng trực tiếp vào phân môn TĐN thông qua tiếng đàn, gõ, vỗ tay và sau khi giảng bằng lời nói.Trong các giờ học Âm nhạc việc sử dụng phương pháp trực quan thính giác là rất cần thiết. Đấy cũng là phương pháp chính mà GV sử dụng trong phân môn này. Khi nhận thức sự vật, con người thường đi từ “Trực quan sinh động” đến “Tư duy trìu tượng” . Đối với môn Âm nhạc, muốn các em tiếp thu nhanh bài học cần phải đảm bảo 2 yếu tố “nghe” và “nhìn”. Khi được nghe, nhìn và được hướng dẫn cụ thể, các em có thể tự mình rút ra được những kiến thức đã học và áp dụng vào việc thực hành.
Tuy nhiên khi vận dụng phương pháp này GV cần phải có đồ dùng dạy học đó là đàn bởi nếu không có đàn ocgan thì giờ học nhạc không thu hút và không đạt được hiệu quả cao đồng thời GV phải chuẩn bị chu đáo nội dung kiến thức bài dạy, đảm bảo được sự chính xác khi đưa ra trực quan bằng âm thanh
VD: Khi dạy bài TĐN số 3 – Lớp 7 ( Đất nước tươi đẹp sao) GV cần chuẩn bị trước bảng phụ bài TĐN, để qua phương pháp trực quan HS quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi, các em được nhận biết các kí hiệu cách đọc cụ thể trên bản nhạc nhằm khắc sâu kiến thức nhạc lí giúp cho TĐN đạt được hiệu quả cao sau đó HS phải được nghe trên đàn để cảm nhận được giai điệu của bài.
Từ việc đọc gam, đọc các nốt trụ, đọc cao độ, thể hiện trường độ, tiết tấu tất cả phải tác động qua thính giác thì trước hết GV phải làm mẫu ( đọc, gõ hoặc đàn ) thì sau đó HS mới làm theo được. 
Như vậy với phương pháp trực quan thính giác với phân môn TĐN không bị coi là nhàm chán khi chúng ta sử dụng và kết hợp tốt. Vì các em sẽ không những được nghe giai điệu, âm thanh trên đàn mà còn được nhìn những bản nhạc có hình vẽ minh họa đẹp mắt. Chính điều này là khơi nguồn để tạo nên sự hứng thú đối với môn học, hình thành ở các em sự yêu thích và cảm nhận tốt hơn với bộ môn mang tính nghệ thuật này.
4. Những giải pháp thực hiện khi dạy phân môn TĐN.
 Từ một số phương pháp tôi đã sưu tầm và áp dụng khi dạy theo cuốn 
“ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc THCS ” của nhà xuất bản giáo dục và khi dạy TĐN bản thân tôi có những giải pháp để vận dụng cho HS khi dạy phân môn TĐN được tốt hơn như sau:
4.1.Cách tìm hiểu bài TĐN.
GV phải đặt được hệ thống các câu hỏi để HS được tìm hiểu, quan sát thực tế trên bản nhạc.
? Em hãy đọc tên các nốt nhạc trong bài TĐN?
 Việc đọc tên nốt nhạc của bài TĐN để từ đó GV sẽ cho HS ghi nhớ lại vị trí các nốt nhạc, GV có thể gọi theo cách nối tiếp : HS 1 đọc câu 1; HS 2 đọc câu 2..
Bên cạnh đó GV cũng có thể dành từ 3 đến 5 phút để đọc tên các nốt nhạc trong bài TĐN và yêu cầu cả lớp cùng viết vào vở chép nhạc, ở cách làm này GV có thể kiểm tra được việc ghi chép của cả lớp. GV nên linh hoạt cho từng bài mà áp dụng cách làm sao cho tiết học thêm sinh động và đạt được hiệu quả, tạo được sự hứng thú thi đua cho các em, tạo phản xạ nhanh nhạy của từng HS và áp dụng vào từng bài ngắn, dài..
Ở bài nào GV cũng tiến hành làm tốt cách làm trên thì HS lớp 6 sẽ nhanh chóng nhớ được vị trí các nốt nhạc trên khuông và khi lên lớp 7,8,9 việc học bài TĐN với các em sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời cũng giảm tỉ lệ HS ghi chép tên nốt một cách chủ động vào trong bản nhạc hơn.
Bên cạnh đó GV cần khai thác, phân tích cụ thể trong các bài TĐN.
 VD như:
? Bài TĐN được trích trong bài hát nào? 
? Em có thể trình bày bài hát đó không?
( Nếu HS không trình bày được thì GV có thể trình bày để HS cảm nhận được giai điệu của bài giúp thu hút các em đi tìm hiểu bài TĐN)
 ? Tính chất của bài như thế nào?
 Ở dạng câu hỏi này GV tạo cho HS hứng thú khi đi tìm hiểu cao độ, trường độ trong bài TĐN phát triển năng lực hiểu biết âm nhạc cho HS.
4.2. Luyện tập về cao độ
Luyện tập cao độ là rất cần thiết trước khi cho HS đọc bài, giúp cho HS nhớ vị trí các nốt trên khuông, tìm hiểu được nốt thấp nhất, cao nhất trong bài, đặc biệt là xác định được âm ổn định của từng bài để khi đọc vào bài không bị chênh, chắc chắn về cao độ mà trong Âm nhạc cao độ là yếu tố quan trọng nhất.
Ví dụ: Gam Đô trưởng
Khi giảng dạy tôi yêu cầu HS nhìn vào gam để thực hành luyện tập về cao độ HS cũng khắc sâu được kiến thức vị trí nốt nhạc trên khuông, đọc chính xác cao độ ( Áp dụng cho các em HS lớp 6), ở phương pháp này tôi thấy HS phát huy được năng lực thực hành và hiểu biết âm nhạc.
4.3. Luyện âm hình tiết tấu
 Có 4 cách gõ tiết tấu đó là: GV đọc và gõ, chỉ gõ không đọc, vừa đọc vừa gõ, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách, thường thì GV hay cho HS gõ ngay khi nhìn vào âm hình tiết tấu nhưng kinh nghiệm mà tôi đã công tác thì bản thân tôi thấy nên cho HS vừa đọc, vừa gõ thì HS sẽ nhận biết về trường độ hình nốt vừa không bị cuốn nhịp.
Đen đen đen đen đen đen trắng
- Sau khi dạy bài TĐN xong GV gõ âm hình tiết tấu của một câu và cho HS nhận biết xem đó là câu nào trong bài TĐN từ đó phát huy được năng lực thực hành âm nhạc cho các em.
VD: GV gõ âm hình tiết tấu của bài TĐN số 3- “ Thật là hay”
 ? Đây là âm hình tiết tấu của câu nào trong bài TĐN? Em hãy đọc và gõ lại âm hình tiết tấu của câu nhạc này?
4.4.Phương pháp luyện tai nghe 
GV không nên đọc mẫu cho HS tiếp thu một cách thụ động mà nên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho HS. Muốn thực hiện tốt ở phương pháp luyện tai nghe này thì bản th

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_phan_mon_tap_doc_nhac.doc
Giáo án liên quan