Về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

QĐND - Môn Văn học (gọi tắt là môn Văn, bao gồm: Lịch sử văn học, tác giả văn học, tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài). Cốt lõi của môn Văn là tác phẩm văn học (TPVH, hay tác phẩm văn chương). Phương pháp dạy học (PPDH) TPVH (bao gồm đoạn trích) và đổi mới phương pháp này là khó khăn nhất, được bàn thảo từ lâu, đến nay vẫn tiếp diễn. Bài này chỉ bàn về PPDHTPVH (Giảng văn) ở bậc THPT và CĐ-ĐH. Với khuôn khổ một bài báo, không thể dẫn giải nhiều điều, cũng không đi vào chi tiết, chỉ xin gợi ra và đề xuất mấy điều cơ bản dưới đây.

Một là: GV phải hướng dẫn HS-SV đọc trước và đọc kỹ TPVH (hay đoạn trích). Dạy TPVH mà GV và HS-SV không đọc kỹ tác phẩm từ trước, không nghiền ngẫm tác phẩm thì thật là vô lý! Hiện nay, HS-SV (và cả GV) rất ngại đọc TPVH; mà số lượng TPVH có trong chương trình không phải là nhiều! Đến giờ giảng văn, HS vẫn chưa hề đọc tác phẩm. Khi thầy, cô gọi một vài HS đọc tác phẩm trước khi giảng, thì rất nhiều HS khác chỉ nói chuyện riêng, hoặc để “tâm hồn treo ngược cành cây”, thành thử không biết gì về nội dung tác phẩm! Nhiều GV cũng chỉ đọc sơ qua tác phẩm, rồi dựa vào sách hướng dẫn, mà soạn giáo án và lên lớp. Với những tác phẩm dài, được trích giảng, thì GV và HS càng ngại đọc và không đọc toàn bộ tác phẩm. Thế cho nên, các bài văn thi tuyển sinh CĐ-ĐH nhiều năm nay, mới có những chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và những bài văn ngô nghê, tức cười.

Hai là: GV phải trình bày tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của TPVH. TPVH là thế giới nội tâm của nhà văn, thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, thể hiện khát vọng Chân - Thiện - Mỹ của nhà văn. Mỗi nhà văn đều sinh ra trong một hoàn cảnh gia đình, có những sở thích, lối sống, truyền thống nào đó và sống trong một bối cảnh lịch sử- xã hội nhất định. Môi trường gia đình và xã hội, với những biểu hiện đa dạng về chính trị, kinh tế, văn hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng và tình cảm của nhà văn, và điều này được phản ánh trong tác phẩm ở một phạm vi nào đó. Không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thì không thể hiểu đúng, đánh giá đúng được tác phẩm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
QĐND - Thứ Hai, 10/09/2012, 21:29 (GMT+7)
QĐND - Môn Văn học (gọi tắt là môn Văn, bao gồm: Lịch sử văn học, tác giả văn học, tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài). Cốt lõi của môn Văn là tác phẩm văn học (TPVH, hay tác phẩm văn chương). Phương pháp dạy học (PPDH) TPVH (bao gồm đoạn trích) và đổi mới phương pháp này là khó khăn nhất, được bàn thảo từ lâu, đến nay vẫn tiếp diễn. Bài này chỉ bàn về PPDHTPVH (Giảng văn) ở bậc THPT và CĐ-ĐH. Với khuôn khổ một bài báo, không thể dẫn giải nhiều điều, cũng không đi vào chi tiết, chỉ xin gợi ra và đề xuất mấy điều cơ bản dưới đây.
Một là: GV phải hướng dẫn HS-SV đọc trước và đọc kỹ TPVH (hay đoạn trích). Dạy TPVH mà GV và HS-SV không đọc kỹ tác phẩm từ trước, không nghiền ngẫm tác phẩm thì thật là vô lý! Hiện nay, HS-SV (và cả GV) rất ngại đọc TPVH; mà số lượng TPVH có trong chương trình không phải là nhiều! Đến giờ giảng văn, HS vẫn chưa hề đọc tác phẩm. Khi thầy, cô gọi một vài HS đọc tác phẩm trước khi giảng, thì rất nhiều HS khác chỉ nói chuyện riêng, hoặc để “tâm hồn treo ngược cành cây”, thành thử không biết gì về nội dung tác phẩm! Nhiều GV cũng chỉ đọc sơ qua tác phẩm, rồi dựa vào sách hướng dẫn, mà soạn giáo án và lên lớp. Với những tác phẩm dài, được trích giảng, thì GV và HS càng ngại đọc và không đọc toàn bộ tác phẩm. Thế cho nên, các bài văn thi tuyển sinh CĐ-ĐH nhiều năm nay, mới có những chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và những bài văn ngô nghê, tức cười.
Hai là: GV phải trình bày tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của TPVH. TPVH là thế giới nội tâm của nhà văn, thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, thể hiện khát vọng Chân - Thiện - Mỹ của nhà văn. Mỗi nhà văn đều sinh ra trong một hoàn cảnh gia đình, có những sở thích, lối sống, truyền thống nào đó và sống trong một bối cảnh lịch sử- xã hội nhất định. Môi trường gia đình và xã hội, với những biểu hiện đa dạng về chính trị, kinh tế, văn hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng và tình cảm của nhà văn, và điều này được phản ánh trong tác phẩm ở một phạm vi nào đó. Không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thì không thể hiểu đúng, đánh giá đúng được tác phẩm.
Cô trò Trường Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang giờ lên lớp.Ảnh: MINH HUY
Ba là: Phải giảng dạy theo loại thể của TPVH. Nói cách khác, phải vận dụng kiến thức lý luận văn học (những vấn đề cơ bản nhất) về cấu trúc của TPVH và đặc điểm loại thể của TPVH trong việc giảng văn. Đây là vấn đề nguyên tắc, có ý nghĩa phương pháp luận. Về cấu trúc, TPVH nào cũng có đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm, các biện pháp thể hiện, hình tượng cảm xúc (đối với tác phẩm trữ tình), cốt truyện, các tính cách nhân vật (đối với tác phẩm tự sự), và hệ thống lập luận (đối với các tác phẩm nghị luận có giá trị văn học). Trong các yếu tố đó, thì chủ đề và tư tưởng tác phẩm - tức là chủ đích sáng tác của nhà văn, điều mà nhà văn muốn nhắn gửi đến người đọc - là hai yếu tố chủ đạo và quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Mặt khác, TPVH nào cũng thuộc một loại thể nhất định (cũng có khi tác giả sử dụng đồng thời vài thể loại, nhưng bao giờ cũng có một thể loại chính). Mỗi loại thể (có nhiều thể loại) lại có những đặc điểm thi pháp riêng. Chẳng hạn, tác phẩm thuộc loại thể tự sự (có hai thể loại chính, là truyện ngắn, tiểu thuyết), thì phải có cốt truyện (các tình tiết, sự kiện), có nhân vật và lời kể của tác giả (tương ứng với các biện pháp thể hiện của tác phẩm). Tác phẩm thuộc loại thể trữ tình (có hai thể loại chính, là thơ trữ tình, tùy bút) thì phải có cấu tứ, hình tượng cảm xúc…
Bốn là: GV Văn học phải vừa là nhà khoa học sư phạm, vừa là nghệ sĩ. GV là kiến trúc sư trí tuệ, kiến trúc sư tâm hồn của HS-SV. Hơn ai hết, người GV Văn học rất xứng đáng với danh hiệu cao quý ấy. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: GV là “nhân vật trung tâm” của nhà trường. Tôi rất tán đồng quan điểm này; và nhấn mạnh rằng: Ngay trong mỗi giờ dạy học, GV cũng vẫn là và phải là “nhân vật trung tâm”! GV là người chủ đạo, người truyền thụ kiến thức chính xác, người hướng dẫn, gợi ý để HS-SV tìm hiểu, tiếp nhận, khám phá các giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. GV phải chủ đạo, gợi mở, định hướng cho HS-SV tìm hiểu, phân tích tác phẩm, nhưng nhiều khi phải khuyến khích các em tinh thần phản biện, tìm tòi, phát hiện những cái đẹp, cái hay (và cả cái khiếm khuyết) của tác phẩm; nghĩa là phải phát huy tinh thần “dân chủ” trong giờ học, nhưng không nên “theo đuôi quần chúng”, vì HS-SV có thể sa đà vào những điều lệch lạc, không trọng tâm. Đồng thời, GV phải sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học: Khi thì phát vấn (có nhiều loại câu hỏi); khi thì phân tích, tổng hợp; khi thì diễn giảng (HS-SV rất thích những lời diễn giảng hay); có khi còn tạo ra những “khoảng lặng nghệ thuật” để học trò thẩm thấu tác phẩm. 
Để thực hiện những điều trên đây, cần tổng thể các biện pháp, trước hết là nâng cao chất lượng đào tạo SV Ngữ văn (ở các Trường CĐ-ĐH Sư phạm) và chất lượng bồi dưỡng năng lực chuyên môn thường xuyên cho GV Văn các cấp; trong đó, hết sức coi trọng khâu thực hành. Vấn đề thứ hai là chọn lọc chu đáo các TPVH thực sự có giá trị để đưa vào chương trình môn Văn từ bậc PT cho đến CĐ-ĐH. Cuối cùng là HS-SV cũng phải có ý thức học tập tốt môn Văn, phải coi trọng và say mê môn học này. Thầy giáo không thể dạy tốt, nếu học trò lười học và coi thường môn Văn. Các em cần hiểu rằng: Môn Văn tuy không dễ kiếm tiền, kiếm danh - nhưng có vai trò cực kỳ to lớn vì nó dạy ta trở nên Con Người.

File đính kèm:

  • docPHUONG PHAP DAY TAC PHAM VAN HOC.doc
Giáo án liên quan