Văn 9 - Chương trình địa phương: phần văn văn học viết yên bái sau 1975

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- HS nắm được thông tin chính về đội ngũ Tg và 1 số Tp văn học Yên Bái từ 1975 đến nay.

- Nắm ND và đặc sắc NT 1 số Tp văn- thơ Yên Bái.

2. Kỹ năng:

Sưu tầm thông tin về Tg- Tp và phân tích Tp.

3. Thái độ

Trân trọng, sưu tầm và tự hào về VH Yên Bái

III- CHUẨN BỊ

1. Thầy: TLTK.

2. Trò: Chuẩn bị theo hướng dẫn.

III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: KT chuẩn bị của HS

3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3946 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn 9 - Chương trình địa phương: phần văn văn học viết yên bái sau 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/10/2012 
Ngày giảng: 9B: 11/10/2012 
 9A: 12/10/2012 Bài: 09 Tiết: 40 Tuần: 09
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: PHẦN VĂN
VĂN HỌC VIẾT YÊN BÁI SAU 1975
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- HS nắm được thông tin chính về đội ngũ Tg và 1 số Tp văn học Yên Bái từ 1975 đến nay.
- Nắm ND và đặc sắc NT 1 số Tp văn- thơ Yên Bái.
2. Kỹ năng:
Sưu tầm thông tin về Tg- Tp và phân tích Tp.
3. Thái độ
Trân trọng, sưu tầm và tự hào về VH Yên Bái
III- CHUẨN BỊ
1. Thầy: TLTK....
2. Trò: Chuẩn bị theo hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: KT chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ
NÔỊ DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1
? Nêu hiểu biết của em về các tác giả văn, thơ Yên Bái.
- GV giới thiệu
? Kể tên 1 số Tp văn, thơ YB mà em biết
- GV giới thiệu
Hoạt động 2
? Nêu hiểu biết của em vể Tg- Tp
- HS thảo luận
- HS trả lời
- GV nhận xét
- Hướng dẫn HS đọc Tp- Tg
I. Văn xuôi Yên Bái sau 1975
1. Tác giả
- Từ 1975 – 2007 có khoảng 25 tác giả viết văn xuôi, các Tg đều là hội viên Hội VHNT YB, có 1 số Tg là hội viên Hội VHNT Việt Nam.
- Các Tg tiêu biểu: Xuân nguyên, Đinh Ngọc Lân, Bùi Huy Mai, Hà Lâm Kỳ, Nguyễn Hiền lương....
2. Tác phẩm:
- Văn xuôi YB đa dạng về thể loại: Truyện, kí, tiểu thuyết...được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến.
- Từ 1975 văn xuôi YB phát triển cả về số lượng và chất lượng.
II. Truyện vừa: “Kỷ vật cuối cùng”.
1. Giới thiệu Hoàng Văn Thọ và truyện “Kỷ vật cuối cùng”.
- Truyện “Kỷ vật cuối cùng” của Hà Lâm Kỳ người dân tộc tày viết về anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thọ và được NXB Kim Đồng XB 1991.
- Hoàng Văn Thọ dân tộc tày- sinh 1932 trong 1 gia đình nông dân nghèo ở xã Đại Lich huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Ngáy 31/7/1998 Chủ tịch nước kí Quyết định truy tặng danh hiệu AHLLVTND- người đội trưởng du kích thiếu niên đầu tiên xã Đại Lịch hi sinh khi vừa tròn 15 tuổi.
2. Phần 1 và phần 10 của truyện (TL CTĐPYB- Tr107-110).
4. Củng cố:
? Nêu hiểu biết của em về các tác giả văn, thơ Yên Bái.
- Chuần bị bài theo hướng dẫn.
Ngày soạn: 7/11/2012 
Ngày giảng: 9B: 9/11/2012 
 9A: 12/11/2012 Bài: 13 Tiết: 62 Tuần: 13
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Tiếng Việt )
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
SƯU TẦM, TÌM HIỂU MỘT SỐ TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ RUỘT THỊT, HỌ HÀNG THÂN THÍCH VÀ CÁC TỪ XƯNG HÔ, CÁCH XƯNG HÔ ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở YÊN BÁI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS có thêm vốn từ và sự hiểu biết về các từ ngữ điạ phương đang được sử dụng ở Yên Bái.
- Nhận ra sự khác nhau giữa từ địa phương và từ toàn dân.
2. Kỹ năng
Có kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương ( Từ xưng hô và cách xưng hô) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ
Trân trọng, bảo vệ vốn từ ngữ địa phương, làm phong phú thêm cho ngôn ngữ dân tộc, cho tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Giáo án, TLTK
2. Trò: sưu tầm trước các nội dung hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: GV ktra việc chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới: 
Hoạt động 1
Sưu tầm, tìm hiểu một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích và các từ xưng hô, cách xưng hô đang được sử dụng ở Yên Bái có ý nghĩa tương ứng với từ ngữ toàn dân. Xác định xem các từ ngữ ấy có nguồn gốc từ địa phương nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện theo bảng sau:
TT
Từ toàn dân
Từ ngữ địa phương
Nguồn gốc của từ ngữ địa phương
1
cha, bố
ba
Miền Nam
2
mẹ
bầm
Phú Thọ
3
bác ( chị gái bố hoặc mẹ)
má
Phú Thọ
...
....
.....
.......
Hoạt động 2
Sưu tầm và tìm hiểu những từ xưng hô và cách xưng hô địa phương ( tương ứng với từ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân) đang được sử dụng ở Yên Bái. Xác định xem các từ xưng hô và cách xưng hô ấy có nguồn gốc từ địa phương nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện theo bảng sau:
Đối tượng giao tiếp
Từ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân
Từ xưng hô và cách xưng hô địa phương sử dụng ở Yên Bái
Nguồn gốc của từ xưng hô và cách xưng hô địa phương.
cháu xưng hô với ông / bà
cháu - ông / bà
em - ông / bà
Phú Thọ
con xưng hô với bố / mẹ
con - bố / mẹ
em - bố / mẹ
Phú Thọ
em xưng hô với anh / chị
em - anh / chị
tao - mày
Yên Bái ( Trẻ em là người DT thiểu số)
ông / bà xưng hô với con, cháu
ông / bà - cháu
( mày)
ông / bà - mi
Nghệ An, Hà Tĩnh
bố / mẹ xưng hô với con
bố / mẹ - con
( mày)
bố / mẹ - mi
Nghệ An, Hà Tĩnh
.....
.....
......
.......
......
......
......
........
Hoạt động 3: Bài tập
1. Từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào.
2. Sưu tầm thêm những từ chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích và những từ xưng hô, cách xưng hô địa phương đang được sử dụng ở Yên Bái. 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Về làm lại bài tập.
- Chuẩn bị: Đối thoại, đọc thoại.....tự sự
Ngày soạn: 12/01/2013 
Ngày giảng: 9B: 14/01/2013
 9A: 16/01/2013 Bài : 19 Tiết : 101 Tuần : 23
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN (LÀM Ở NHÀ)
LUYỆN TẬP VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS biết được các sự việc hiện tượng ở địa phương cần quan tâm
- Củng cố kiến thức về kiểu VB NL
2. Kỹ năng:
Rèn k/n phát hiện các sự việc, hiện tượng xảy ra tại địa phương.
3. Thái độ
Có thái độ tích cực rõ ràng với các sự việc, hiện tượng, tham gia vào các hoạt động ở địa phương.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: Giáo án, TLTK cho chương trình địa phương...
2. Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định :	
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
- HS lựa chọn thảo luận đề tài.
- HS hoạt động nhóm:
+ Thảo luận các sự việc, hiện tượng tại địa phương 
- Phân loại thành 2 nhóm: 
+ N1: sự việc, hiện tượng tiêu cực cần phê phán
+ N2: sự việc, hiện tượng tích cực cần biểu dương học tập ...
(Lưu ý: sự việc, hiện tượng đó phải có thật, tính thời sự phù hợp với HS )
Hoạt động 2
- HD HS XD dàn bài. 
- GV + Nêu bố cục, nhiệm vụ từng phần trong bài văn NL
 + Các nhóm XD dàn bài theo nhóm mình
 + HS đại diện nhóm trình bày, cả lớp NX, bổ sung....
- GV yêu cầu mỗi HS tự rút ra kinh nghiệm cho việc XD dàn bài riêng. 
- GV nêu bố cục dàn bài tham khảo.
- HS tham khảo
Hoạt động 3
- GV lưu ý HS khi viết bài.
- GV cho HS đọc bài đọc thêm Sgk -127 "Lũ quét ở Cát Thịnh" 
- HS tham khảo
- GV: Yêu cầu về ND, HT
- HS viết bài ở nhà
I. Tìm hiểu, lựa chọn đề tài cho bài văn NL.
+ Sự việc, hiện tượng tích cực như: Thành tựu mới trong XD, đổi mới trong đời sống nhân dân, quyền trẻ em, gia đình thương binh, liệt sĩ làm kinh tế giỏi....
+ Hạn chế cần khắc phục: Vấn đề ô nhiễm môi trường, dân số, thói quen xấu trong học tập, tệ nạn XH...
II. Hướng dẫn xây dựng dàn bài cho bài văn NL một sự việc, hiện tượng tại địa phương 
- Dàn bài :
* MB: 
- Nêu sự việc, hiện tượng, thời gian,ko gian xảy ra sự việc, hiện tượng...
- Tác động của sự việc, hiện tượng đó với đời sống của con người....
* TB:
- Trình bày lại sự việc, hiện tượng đó
- Nêu suy nghĩ, thái độ, kiến nghị của bản thân mình về sự việc, hiện tượng đó...
* KB:
- Tổng kết lại vấn đề
- Nêu hành động của bản thân và kêu gọi mọi người cùng hành động ...
III. Viết bài
- Đọc bài đọc thêm
- HS viết ở nhà
* Yêu cầu:
- Nội dung
+ Sự việc, hiện tượng phải có thật, ý nghĩa....
 + Xác định được chỗ đúng, bất cập....
 + Bày tỏ thái độ đồng tình hay bác bỏ...
 + Bài làm không nêu tên thật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ...
- Hình thức :
Bài viết đủ bố cục 3 phần (MB, TB, KB), thể loại NL, yêu cầu phải có LĐ, luận cứ, luận chứng...lập luận chặt chẽ kết hợp sử dụng các phương thức biểu đạt :TS, MT, BC, TM trong NL
4. Củng cố, HD học bài:
- GV củng cố kĩ năng viết bài văn NL một sự việc, hiện tượng ở địa phương, kĩ năng viết bài văn NL
- GV lưu ý các yêu cầu khi viết NL sự việc, hiện tượng ở địa phương của HS
- Về sưu tầm các sự việc, hiện tượng ở địa phương, tập viết bài NL về vấn đề đó.
- Chuẩn bị: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.

File đính kèm:

  • docVAN 9 DIA PHUONG 12-13.doc
Giáo án liên quan