Tiểu luận về: dạy học hợp tác theo nhóm

Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp, nội dung và hình thức dạy học là một trong những việc làm quan trọng cấp bách của ngành GD & ĐT Việt Nam. Đã có rất nhiều chiến lược và phương pháp dạy học mới được đề cập, trong đó dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là một hình thức tổ chức dạy học đã và đang được đại đa số giáo viên sử dụng có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học và dần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm

doc21 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 3772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận về: dạy học hợp tác theo nhóm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kèm theo. Có thể trình bày có minh họa thông qua biểu diễn hoặc trình bày mẫu kết quả làm việc nhóm.
* Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo.
V, Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm.
V.1. Ưu điểm của dạy học nhóm
a- Là hình thức dạy học vô cùng hiệu quả đối với nhiều mục đích học tập và nội dung khác nhau, nhiều đối tượng học tập khác nhau.
- Về động cơ học tập : có ưu thế về quan hệ tương tác với bạn đọc, có cơ hội để hỗ trợ nhau theo hai chiều, có tác dụng kích thích học tập.
- Về mặt phương pháp : với các bạn cùng học đóng vai trò một mô hình về phương pháp học tập và vai trò ‘giáo viên’’. HS phải tham gia hoạt động : đặt câu hỏi, giải thích, thể hiện quan điểm của mình, bộc lộ điểm sai, điểm chưa rõ trong nhận thức, cung cấp thông tin
b- Hình thành và phát triển kĩ năng làm việc hợp tác và năng lực xã hội cho HS.
Qua hoạt động nhóm, HS quen dần với sự phân công, hợp tác trong hoạt động học tập, phát triển tình bạn, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng ; tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật, tạo điều kiện cho HS nhút nhát có cơ hội tham gia xây dựng bài.
c- Luôn tạo không khí học tập sôi nổi : trong học nhóm HS trao đổi, thảo luận, sửa lỗi cho nhau, trong không khí bình đẳng, thân mật, thoải mái.
d- Học tập hợp tác theo nhóm chuyển trách nhiệm phải hiểu nội dung bài họccho người học một cách tự nhiên, tạo động cơ thúc đẩy HS học tập.
e- Giúp GV có điều kiện tận dụng những ý kiến và kinh nghiệm của HS.
f- Chiến lược dạy học mạnh mẽ và linh hoạt, có nét đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại, làm cho HS thích ứng với xã hội phát triển : mỗi người sống và làm việc theo sự phân công, hợp tác với tập thể cộng đồng.
Ưu điểm chính của việc dạy học nhóm là thông qua cộng tác làm việc trong một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt, sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học toàn lớp, do đó có tác dụng bổ sung cho dạy học toàn lớp :
* Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS : trong học nhóm, HS phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, trách nhiệm với nhiệm vụ và kết quả làm việc của mình. Dạy học nhóm hỗ trợ tư duy, tình cảm và hành động độc lập, sáng tạo của HS.
* Phát triển năng lực cộng tác làm việc : công việc nhóm là phương pháp làm việc được HS ưa thích. HS được luyện tập những kĩ năng hợp tác làm việc như tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những người khác và tính khoan dung.
* Phát triển năng lực giao tiếp : thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp HS phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày , bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm.
* Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội : dạy học nhóm là quá trình học tập mang tính xã hội, các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc phải sai lầm. Mặt khác, thông qua giao tiếp sẽ giúp khắc phục sự thô bạo, cục cằn.
* Phát triển năng lực phương pháp : thông qua quá trình tự lực làm việc và làm việc nhóm giúp HS rèn luyện, phát triển phương pháp làm việc.
* Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hóa : lựa chọn nhóm theo hứng thú chung hay lựa chọn ngẫu nhiên, các đòi hỏi như nhau hay khác nhau về mức độ khó khăn, cách học tập như nhau hay khác nhau, phân công công việc như nhau hoặc khác nhau, nam học sinh hay nữ HS làm bài cùng nhau hay riêng rẽ.
* Tăng cường kết quả học tập : những nghiên cứu so sánh kết quả học tập của HS cho thấy rằng, những trường học đạt kết quả dạy học đặc biệt tốt là những trường có áp dụng và tổ chức tốt hình thức dạy học nhóm.
V.2- Nhược điểm của dạy học nhóm.
- Có thể có một số thành viên ỷ lại không làm việc ( hiện tượng ‘ăn theo’’)
- Các nhóm có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân nào đó cố tình đưa ra ý kiến, để điều khiển cả nhóm ( ‘bắt cóc’’ nhóm, hiện tượng chi phối, tách nhóm)
- Nếu lấy kết quả kiểm tra của nhóm ( làm bài chung) làm kết quả cho từng cá nhân thì chưa công bằng và chưa thấy được sự nỗ lực của từng cá nhân.
- Cũng như các PPDH khác, nó sẽ không có tác dụng nếu như GV áp dụng quá cứng nhắc, quá thường xuyên, thực hiện thời gian hoạt động nhóm quá dài.
- Dạy học nhóm đòi hỏi nhiều thời gian. Thời gian 45 phút cho một tiết học cũng là một trở ngại trên con đường thành công cho công việc nhóm. Một quá trình học tập với các giai đoạn dẫn nhập vào một chủ đề, phân công nhiệm vụ, làm việc nhóm và tiếp theo là sự trình bày kết quả của nhiều nhóm,  những việc đó khó được tổ chức một cách thoả đáng trong một tiết học.
- Công việc nhóm không phải lúc nào cũng mang lại kết quả mong muốn. Nếu được tổ chức và thực hiện kém, nó thường dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự định sẽ đạt.
- Trong các nhóm chưa được luyện tập dễ xảy ra hỗn loạn. Ví dụ, có thể xảy ra chuyện là một HS phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, đa số các thành viên trong nhóm không làm bài mà lại quan tâm đến những việc khác, trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng đối địch và giận dữ. Khi đó, sự trình bày kết quả làm việc sẽ cũng như bản thân quá trình làm việc của nhóm và diễn ra theo cách không thoả mãn.
VI- Những chỉ dẫn đối với giáo viên
Việc dạy học nhóm muốn thành công nó đòi hỏi ở người giáo viên phải nắm vững phương pháp thực hiện. Dạy học nhóm đòi hỏi GV phải có năng lực lập kế hoạch và tổ chức, còn HS phải có sự hiểu biết về phương pháp, được luyện tập và thông thạo cách học này. Khi lập kế hoạch, công việc nhóm phải được phản ánh trong toàn bộ quá trình dạy học. Ví dụ, cần phải suy nghĩ xem cần sự hướng dẫn của GV như thế nào để các nhóm có thể làm việc một cách hiệu quả. Điều kiện để HS đạt được thành công trong học tập cũng là phải nắm vững các kĩ thuật làm việc cơ bản. Thành công của công việc nhóm còn phụ thuộc vào việc đề ra các yêu cầu công việc một cách rõ ràng, phù hợp.
Để phát huy tính tính cực của phương pháp dạy học nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
1, Phân công nhóm:
Để duy trì hoạt động nhóm có thể phân công nhóm thường xuyên theo từng bàn hoặc hai bàn gần nhau ghép lại và đặt tên nhóm 1, 2, 3, ... Đồng thời cũng có thể thay đổi nhóm theo công việc khi có những công việc cần thiết gọi là nhóm cơ động, không cố định.
2, Phân công trách nhiệm trong nhóm:
Các thành viên trong nhóm được phân công trách nhiệm khác nhau để mỗi người thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Trong mỗi nhóm đều có phân công nhóm trưởng, thư kí nhóm và các thành viên với những nhiệm vụ cụ thể trong một hoạt động nhất định. Sự phân công này cũng có sự thay đổi để mỗi thành viên có thể được phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân ở trong nhóm. Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều khiển hoạt động nhóm, phân công trách nhiệm cho các thành viên và yêu cầu mỗi thành viên thực hiện đúng trách nhiệm của mình, thay mặt nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm nếu cần. Thư kí có trách nhiệm ghi kết quả hoạt động của cả nhóm. GV giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ, định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng.
Phương pháp này được sử dụng trong trường phổ thông ho như một phương pháp trung gian giữa hoạt động độc lập của từng HS và hoạt động chung của cả lớp. Phương pháp này còn bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định cho một tiết học nên GV phải biết tổ chức cho hợp lí và HS đã quen với hoạt động này thì mới có kết quả tốt. Mỗi tiết học chỉ nên tổ chức từ 1 đến 3 hoạt động nhóm, mỗi hoạt động cần 5- 10 phút. Ta cần chú ý đến yêu cầu phát huy tính tích cực của HS và rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong hoạt động nhóm. Cần tránh khuynh hướng hình thức và lạm dụng phương pháp này khi cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học hoặc hoạt động nhóm càng nhiều thì càng chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.
Sau đây là các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
Chủ đề có hợp với dạy học nhóm hay không?
Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau?
HS đã có đủ kiến thức và điều kiện cho công việc nhóm chưa?
Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
Cần tổ chức phòng làm việc, bàn ghế như thế nào?
Một số chú ý trong thực hiện dạy học nhóm:
Cần luyện tập cho HS quy tắc làm việc nhóm
Trao đổi về tiến trình làm việc nhóm
Luyện tập về kĩ thuật làm việc nhóm
Duy trì trật tự cần thiết trong làm việc nhóm
GV quan sát các nhóm HS
Giúp ổn định các nhóm làm việc khi cần thiết.
VII- Một ví dụ về việc thiết kế giáo án có sử dụng dạy học hợp tác – cấu trúc jigsaw.
VII.1. Lý thuyết về dạy học hợp tác – cấu trúc jigsaw.
Học hợp tác được hiểu là phương pháp học mà trong đó HS dưới sự hướng dẫn của GV phối hợp làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo mục đích chung của toàn nhóm đã đặt ra.
Để sự phối hợp trong hoạt động hợp tác theo nhóm có hiệu quả, các thành viên phải biết làm việc độc lập và phối hợp hành động một cách tích cực trong hoạt động nhóm.
Trong cấu trúc Jigsaw, mỗi thành viên trong một nhóm phải được giao tìm hiểu, nắm vững một phần của bài học. Các thành viên có cùng một chủ đề có một thời gian để trao đổi, thảo luận để nắm vững vấn đề và trở thành các ‘chuyên gia’’ để trình bày, giảng lại cho các bạn trong nhóm hợp tác. Như vậy, mỗi thành viên đều được dạy người khác về nội dung mình chuẩn bị và được nghe, hỏi về các nội dung khác của bài học. Khi kết thúc hoạt động hợp tác, mọi người trong nhóm đều nắm được toàn bộ nội dung của bài học và GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra cá nhân về nội dung toàn bộ các phần của bài học. Kết quả của bài kiểm tra được dùng để đánh giá kết quả tự thu nhận kiến thức của từng cá nhân qua hoạt động nhóm và kết quả hoạt động của cả nhóm. Hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw được tóm tắt ở bảng 1:
Bảng 1: Tóm tắt cấu trúc Jigsaw
Thành viên
Bước làm việc
1. Phân công công việc
2. 

File đính kèm:

  • docday hoc nhom.doc