Thực hiện phương tiện trực quan trong dạy học Sinh học 8
Trong xu thế chung của dạy học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bản của phương pháp là tính chất tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên và học sinh. Mỗi phương pháp đảm bảo một tính chất xác định hoạt động nhận thức của học sinh, tiếp nhận một cách chủ động các tri thức do giáo viên truyền đạt hay độc lập tìm tòi, nghiên cứu để lĩnh hội tri thức. Giáo viên chỉ giúp học sinh định hướng vấn đề và chịu trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em. Qua phương tiện trực quan giúp các em nắm vấn đề một cách chắc chắn và bền vững, bồi dưỡng phương pháp học tập và kỹ năng vận dụng tri thức và là nhịp để học sinh rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo. Rèn luyện được kỹ năng quan sát, tìm tòi là phẩm chất cho sự phát triển và thành đạt lâu dài của một con người, phương tiện trực quan còn có tác dụng giáo dục rèn luyện cho học sinh một cách toàn diện đáp ứng được nhiệm vụ trí dục - đức dục tốt nhất.
Trong việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thức hình thái, giải phẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Ở lứa tuổi học sinh lớp 8 kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích luỹ còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy thực nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy "trực quan" làm điểm tựa. Vậy làm thế nào giúp HS lĩnh hội sâu sắc, vững chắc các đặc điểm hình thái giải phẩu và giúp HS hiểu rõ mối quan hệ nhân quả trong các hiện tượng, các quá trình sinh lí.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, nội dung bài học và mục tiêu đào tạo là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh, tạo những tiền đề để các em trở thành “người lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo .” cũng như qua thực tế tôi đang giảng dạy tại trường với cơ sở vật chất trang thiết bị của bộ môn sinh trong nhà trường khá đầy đủ và hiện đại. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn đề tài "Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thức hình thái, giải phẩu của môn sinh học lớp 8” đạt hiệu quả và chất lượng cao trong dạy học.
- đức dục tốt nhất. Trong việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thức hình thái, giải phẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Ở lứa tuổi học sinh lớp 8 kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích luỹ còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy thực nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy "trực quan" làm điểm tựa. Vậy làm thế nào giúp HS lĩnh hội sâu sắc, vững chắc các đặc điểm hình thái giải phẩu và giúp HS hiểu rõ mối quan hệ nhân quả trong các hiện tượng, các quá trình sinh lí. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, nội dung bài học và mục tiêu đào tạo là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh, tạo những tiền đề để các em trở thành “người lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo ...” cũng như qua thực tế tôi đang giảng dạy tại trường với cơ sở vật chất trang thiết bị của bộ môn sinh trong nhà trường khá đầy đủ và hiện đại. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn đề tài "Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thức hình thái, giải phẩu của môn sinh học lớp 8” đạt hiệu quả và chất lượng cao trong dạy học. 2. Thời gian - phạm vi- phương pháp và đối tượng nghiên cứu. 2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày : 1/10/2009 - 30/5/2010. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung chương trình, sách giáo khoa sinh học lớp 8 - Thực nghiệm trên 3 lớp 8 D, E, G Trường THCS Lao Bảo 2.3. Phương pháp nghiên cứu : Tôi thực hiện đề tài này với các phương pháp chủ yếu sau: 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2.3.2. Phương pháp thực nghiệm Bằng việc trực tiếp giảng dạy và thực nghiệm trên 3 lớp 2.3.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. - Trực quan - Kinh nghiệm giảng dạy - Điều tra khảo sát ban đầu và kết quả vận dụng - Thống kê số liệu từ những con số. - Đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp tài liệu. 2.4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 D, E, G Trường THCS Lao Bảo Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ 1. Những vấn đề chung : “Con ngưới” là đối tượng nghiên cứu của sinh học 8 ở trường phổ thông, một đối tượng gần gủi với học sinh là bản thân các em, là bạn bè xung quanh nên các em có thể có những hiểu biết thực tế liên quan đến đời sống đến hoạt động hàng ngày của mình. Do đó, giáo viên có thể khai thác những vốn hiểu biết đó trong quá trình dạy học bằng phương pháp hỏi - đáp gợi mở, hoặc về phía học sinh có thể dùng những hiểu biết khoa học để tìm hiểu, giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống. Chẳng hạn: Vì sao khi hoạt đông lao động hoặc chơi thể thao, nhịp hô hấp và nhịp tim lại tăng? Hoặc giải thích câu ” Trời nóng chống khát; trời mát chống đói”... Nội dung sinh học 8 có nhiều mối liên hệ với chương trình SH7. Do đó quá trình dạy học cần quán triệt tính kế thừa của các kiến thức trong việc xây dựng các khái niệm mới (kiến thức giải phẫu) và phát triển các khái niệm có tính chất đại cương (cấu tạo tế bào của cơ thể, tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng, giữa các hệ cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường ...) 2. Đặc điểm đối tượng ngiên cứu: Về thuận lợi: Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8D, 8E, 8G đa số nằm trong độ tuổi 13-14, là lớp có nhiều học sinh chăm ngoan học giỏi có ý thức trong mọi hoạt động, có tinh thần tập thể và có trách nhiệm cao trong học tập, quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Về khó khăn: Bên cạnh đó lớp còn có một vài học sinh có khả năng tiếp thu chậm, còn rụt rè và chậm chạp, chưa nhiệt tình trong mọi công việc, chưa chịu khó trong phương pháp học tập tích cực. 3. Phương pháp dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu: 3.1. Vai trò của các phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thức hình thái, giải phẩu. Dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu cần coi trọng nguyên tắc trực quan. Vận dụng nguyên tắc này GV thường sử dụng các phương tiện trực quan như: - Các vật thật bao gồm các mẫu tươi, mẫu ngâm, các tiêu bản hiển vi. - Các vật tượng hình như mô hình, tranh vẽ, các hình chụp, hình vẽ trên bảng hoặc các sơ đồ cấu tạo, phim đèn chiếu ... - Trong các loại phương tiện trên thì mẫu tươi có nhiều ưu điểm hơn cả. Nó cho phép học sinh hiểu rõ hình dạng, màu sắc và kích thước thực của các đối tượng quan sát đôi khi còn cho các em thấy rõ qua cảm giác, xúc giác (sờ, nắn) về tính chất của đối tượng nghiên cứu (độ cứng, mềm, trơn, nhẵn hay gồ ghề) nhằm gây hứng thú yêu thích môn học. Chẳng hạn, qua nghiên cứu một mẫu tim lợn tươi, bằng sờ nắn các thành cơ của các ngăn tim, các em có thể nhận biết thành cơ của các tâm nhĩ mỏng hơn so với thành cơ các tâm thất, thành của tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải. Nếu không có được mẫu tươi, thì mẫu ngâm cũng vẫn là vật thật, có tác dụng tốt trong giờ dạy, đảm bảo học sinh có được biểu tượng khá chính xác về đối tượng nghiên cứu. Tất nhiên, mẫu ngâm khó giữ được màu sắc tự nhiên nhưng lại có ưu điểm là được xử lí tốt về mặt sư phạm, thể hiện được rõ những đặc điểm cấu tạo cần quan sát. - Tuy nhiên, không phải mọi vật đều đáp ứng được những yêu cầu sư phạm của một số đồ dùng học tập. Có những vật thật quá nhỏ khó quan sát. Muốn cho học sinh có được một ý niệm về sự tinh vi, phức tạp của kích thước thực của chúng như cấu tạo của cơ quan tai trong, màng lưới và điểm mù của cầu mắt, cấu tạo của niêm mạc ruột với các tế bào lông ruộtthì phải kết hợp với việc sử dụng mô hình. Nhiều khi vật thật, mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết, cấu trúc hiển vi của các cơ quan, lúc này tranh vẽ sẽ bổ sung tốt cho những hạn chế trên. Đặc biệt là loại tranh “phân tích” và “tranh liên hoàn” cho phép đi sâu vào các mức độ cấu trúc khác nhau của các cơ quan đó, hoặc đi sâu vào cấu trúc chi tiết của các bộ phận quan trọng, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu chức năng được thuận lợi. Song các vật thật, mô hình hoặc tranh vẽ, ảnh chụp phóng to thường là phức tạp khiến học sinh khó hình dung được những nét cơ bản trong cấu trúc, trong trường hợp đó sử dụng các sơ đồ câú trúc sẽ có tác dụng khắc sâu những đặc điểm cấu trúc của đối tượng nghiên cứu, đồng thời làm phát triển tư duy trừu tượng, tư duy khái quát của học sinh. Ngoài ra hình vẽ trên bảng của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan có giá trị sư phạm cao, được sử dụng kết hợp với giảng giải, giúp học sinh theo dõi một cách dễ dàng. Đặc biệt, cơ thể người cũng là một phương tiện trực quan sống cần được khai thác trong quá trình dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu. Chẳng hạn, mắt với màng giác, mống mắt, con ngươi; lưỡi với các gai vị giác, da với các sản phẩm của da (lông, móng); tai ngoài các chi, xương đai, các loại khớp, các bắp cơ có thể quan sát trực tiếp trên cơ thể mình hoặc bạn. 3.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học: - Phương tiện trực quan sẽ đóng vai trò chủ yếu và tích cực trong quá trình nhận thức khi chúng được sử dụng như một “nguồn” để dẫn tới kiến thức. Ở đây học sinh độc lập quan sát dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên để đi tới những kết luận cũng là những kiến thức cần lĩnh hội. Quan sát lúc này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu. Nó có tác dụng phát huy tính chủ động, độc lập, phát triển óc quan sát, phát triển tư duy cho học sinh. - Hình vẽ trong SGK cũng được sử dụng làm phương tiện cung cấp thông tin về cấu tạo của một cơ quan hay hệ cơ quan mà học sinh phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và hoàn thành các bài tập có tính chất củng cố để nắm chắc kiến thức. 4. Kết quả thực nghiệm và nhận xét: 4.1 Kết quả trước khi áp dụng (Khảo sát ban đầu) Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém Lớp TS SL TL SL TL SL TL SL TL 8D 37 3 8.1 12 32.4 15 40.5 7 18.9 8E 34 1 2.9 11 32.4 16 47.1 6 17.6 8G 30 15 50 14 46.7 1 3.3 0 0 TC 101 19 18.8 37 36.6 32 31.7 13 12.9 4.2. Kết quả sau khi vận dụng: * Sau khi thực nghiệm đề tài Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thức hình thái, giải phẩu môn sinh học lớp 8 trên 3 lớp 8D, 8E và 8G thu được kết quả cả năm như sau: Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém Lớp TS SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 8D 37 2 5.4 13 35.1 18 48.7 4 10.8 8E 34 3 8.8 11 32.4 16 47.1 4 11.7 8G 30 19 63.4 10 33.3 1 3.3 0 0 TC 101 24 23.8 34 33.7 35 34.6 8 7.9 ĐỒ THỊ BIỂU THỊ SỐ LIỆU ĐẠT ĐƯỢC CỦA 3 LỚP NHƯ SAU: *So sánh kết quả trước khi vận dụng (khảo sát ban đầu) và sau khi vận dụng: Nhận xét: Qua kết quả thực nghiệm trên 3 lớp 8D, 8E và 8G thu được kết quả khá khả quan, tỉ lệ Giỏi tăng 5.0%, tỉ lệ khá giảm 2.9%, tỉ lệ trung bình tăng 2.9%, tỉ lệ yếu kém giảm 5.0%, cụ thể từng lớp như sau: * Lớp 8 D: - Loại giỏi giảm 2.7% - Loại khá tăng 2.7% - Loại trung bình tăng 8.2% - Loại yếu kém giảm 8.2% * Lớp 8 E: - Loại giỏi tăng 5.9% - Loại yếu giảm 5.9% * Lớp 8G: - Loại giỏi tăng 13.4% - Loại khá giảm 13.4% Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận: Phương pháp dạy học gắn bó với phương tiện trực quan nhất là đối với việc nghiên cứu về giải phẩu và sinh lí cần tiến hành quan sát và thí nghiệm. Do đó mô hình, tranh vẽ, mẫu vật thật, mẫu ngâm, tiêu bản hiển vi ... và các thiết bị thí nghệm là các phương tiện không thể thiếu. Qua đó nhằm phát huy được tính tự giác tích cực và tự lực, tính chủ động sáng tạo, học sinh tự giành lấy kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu nhận được sẽ trở thành tài sản riêng của các em. Vì vậy, các em hiểu bài sâu và nắm vững hơn. Ngoài ra gây hứng thú nhận thức rất lớn đối với các em, mà hứng thú là yếu tố tâm lí ban đầu có tác dụng tích cực đối với quá trình nhận thức. Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp còn cần quan tâm tới hình thức tổ chức dạy học Xu hướng dạy học mới chú trọng nhiều tới hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, tạo điều kiện cho nhiều học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động học tập, có điều kiện được bộc lộ những suy nghĩ, lập luận, lí giải một vấn đề trong thảo luận, tranh luận để tìm ra chân lí. Tất cả mọi khó khăn sẽ vượt
File đính kèm:
- SKKN Su dung phuong tien truc quan trong day hoc sinh8.doc