Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chương I phần I sách giáo khoa lịch sử lớp 11 (cơ bản) ở trường trung học phổ thông

MỤC LỤC

 

 Trang

Trang bìa .

Lời cảm ơn .

Mục lục .

Những chữ viết tắt trong khóa luận .

Phần mở đầu .1

Phần nội dung .

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾVÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .8

1.1 Phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử .8

 1.1.1 Khái niệm 8

 1.1.2 Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử .8

1.2 Vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan .10

 1.2.1 Vị trí .10

 1.2.2 Ý nghĩa của đồ dùng trực quan 11

1.3 Các loại đồ dùng trực quan trong lịch sử . .14

 1.3.1 Nhóm thứ nhất . .15

 1.3.2 Nhóm thứ hai . 15

 1.3.2.1 Mô hình, sa bàn, các loại đồ phục chế khác . .15

 1.3.2.2 Hình ảnh và hình vẽ lịch sử 15

 1.3.2.3 Phim học tập .15

 1.3.3 Nhóm thứ ba .15

 1.3.3.1 Bản đồ lịch sử . 16

 1.3.3.2 Niên biểu 17

 1.3.3.3 Đồ thị .17

 1.3.3.4 Sơ đồ .18

 1.3.3.5 Hình vẽ bằng phấn đen trên bảng . 18

 1.3.3.6 Các phương tiện kĩ thuật khác trong dạy học . .18

1.4 Thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chương I, phần I, sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( chương trình cơ bản.20

 1.4.1 Mục đích điều tra, khảo sát . 20

 1.4.2 Nội dung điều tra . 20

 1.4.3 Kết quả điều tra 21

 1.4.3.1 Nhận thức của giáo viên 21

 1.4.3.2 Nhận thức của HS về tác dụng của ĐDTQ trong học tập môn lịch sử 22

CHƯƠNG 2 : NHỮNG NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG CHƯƠNG I, PHẦN I, SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 11( CƠ BẢN ) CẦN KHAI THÁC ĐỂ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN 23

 2.1 Những nguyên tắc khi thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan 24

 2.1.1 Nguyên tắc thứ nhất .24

 2.1.2 Nguyên tăc thứ hai . 25

 2.1.3 Nguyên tăc thứ ba . .25

 2.1.4 Nguyên tăc thứ tư 26

2.2 Đồ dùng trực quan và phương pháp sử dụng 26

 2.2.1 Bản đồ, lược đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu . 26

 2.2.2 Loại đồ dùng bằng tranh ảnh . .29

 2.2.3 Loại đồ dùng hiện vật có thật . .29

 2.2.4 Loại đồ dùng mẫu vật mô phỏng lại .30

2.3 Nội dung chính thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong chương 1, phần 1, SGK lịch sử 11( cơ bản ) trường Trung học phổ thông . .31

CHƯƠNG III. THIẾT KẾ VÀ DỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HOC QUA TỪNG BÀI CỤ THỂ .42

3.1 Những nguyên tắc chung .42

3.1.1 Đảm bảo tính khoa học .42

3.1.2 Đảm bảo tính trực quan hóa . .43

3.1.3 Đảm bảo tính thẩm mỹ . 43

3.1.4 Đảm bảo tính kinh tế . 43

3.2 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN.44

3.3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . .72

3.3.1 Lựa chọn đối tượng thưc nghiệm 72

3.3.2 Nội dung thực nghiệm .73

3.3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm .73

3.3.4 Kết quả thực nghiệm .74

KẾT LUẬN . 75

Tài liệu tham khảo . .77

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chương I phần I sách giáo khoa lịch sử lớp 11 (cơ bản) ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u là con sông thì phải chỉ từ thượng lưu đến hạ lưu ( theo dòng chảy của sông )
 GV phải luôn theo dõi, kiểm tra sự tiếp thu của HS, giúp các em phân tích, nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ, sơ đồ, lược đồ
 Đối với HS, việc sử dụng bản đồ, sơ đồ, đồ thịkhông những chỉ để ghi nhớ, xác định vị trí các địa điểm lịch sử mà còn để hiểu rõ nội dung của bản đồ, sơ đồ, đồ thịtính chất phức tạp của những quan hệ kinh tế chính trị, xã hội . 
 Ví dụ : khi sử dụng lược đồ cách mạng Tân Hợi ( Hình 8 SGK lịch sử lớp 11, cơ bản ) GV hướng dẫn HS quan sát các kí hiệu : 
 Nơi cách mạng bùng nổ.
 Phạm vi cách mạng lan rộng.
 Nơi chính quyền nhà Thanh còn tồn tại .
 Quan sát trên lược đồ HS nhận thấy rằng phạm vi cách mạng được mở rộng rất lớn, ngược lại nơi chính quyền nhà Thanh còn tồn tại lại rất ít .
 Khi sử dụng bản đồ lược đồ cần phải phân biệt các biểu tượng. kí hiệu, các hiện tượng địa lí, sông núi, vị trí trận đánh Từ các kí hiệu nắm được nội dung lịch sử . HS sẽ có biểu tượng cụ thể biến cố trên ĐDTQ. Cả HS và GV phải biết so sánh, phân tích trình bày những ngôn ngữ của mình thông qua kí hiệu trên bản đồ. Đồng thời GV phải hướng dẫn cho HS tự vẽ bản đồ trong SGK, chứ không photo, hay can ra . 
 Đối với bản đồ, sơ đồ, lược đồ, đồ thị, niên biểu tự làm :
 Đây là loại đồ dùng không có kí hiệu cho sẵn, giáo viên tự thiết kế lấy mọi kí hiệu trên bản đồ, lược đồ và nó sẽ xuất hiện trong quá trình tường thuật diễn biến của trận đánh. Theo chúng tôi khi sử dụng loại bản đồ này GV nên dùng các kí hiệu mô hình làm sẵn bằng bìa cứng theo các mẫu đã quy ước . Trong quá trình tường thuật GV dùng các kí hiệu di động và dừng lại đính vào những chổ cần thiết của bản đồ, sau bài giảng toàn bộ sự kiện diễn biến của trận đánh sẽ nằm lại và xuất hiện trên bản đồ. Loại đồ dùng này có thể sử dụng nhiều lần vì nó có thể gỡ các mô hình, kí hiệu ra khỏi sơ đồ một cách dễ dàng. Dùng kiểu đồ dùng này GV có thể cho HS tự củng cố bài bằng cách tường thuật lại trận đánh mà GV vừa tường thuật xong. Loại đồ dùng này còn có tác dụng giúp cho bài giảng hấp dẫn hơn, hứng thú và nội dung khắc sâu hơn trong trí nhớ của các em .
 2.2.2. Loại đồ dùng bằng tranh ảnh : 
 Tranh, ảnh được sử dụng tronng giờ lịch sử được dùng để minh họa về hiện vật và các công trình, di sản văn hóa di sản được lưu lại, các nhân vật lịch sử.
 Thông thường trong SGK lịch sử mỗi lớp đều in sẵn . Đây là loại tranh ảnh có sẵn GV cần phóng to để phân tích cho HS để HS dễ nhận biết hơn. Ngoài ra còn có một số tranh ảnh do công ty thiết bị trường học in ra bằng ảnh màu hoặc trắng đen .
 Khi sử dụng GV phải tìm hiểu thật kĩ nội dung , dùng ngôn ngữ để giới thiệu , phân tích, mô tả cho HS . Đồng thời GV phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi để HS làm việc, nhận xét và cùng rút ra kết luận.
 Ví dụ : Bức tranh Lễ khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản được sử dụng dạy mục 3 Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa . Đây là bức tranh có tính chất minh họa nhưng GV phải giúp cho HS hiểu được nội dung của bức tranh nói lên điều gì. Muốn vậy GV phải giới thiệu kết hợp với hệ thống câu hỏi để khai thác bức tranh như :
 - Vì sao nghành đóng tàu lại phát triển mạnh ở Nhật Bản ?
 - Nghành đóng tàu phát triển có tác dụng gì đối với kinh tế và quân sự ? [ 12 tr 60 ] 
 2.2.3. Loại đồ dùng hiện vật có thật : Loại hiện vật này rất hiếm, các hiện vật có niên đại càng xa thì sự sưu tâm càng khó khăn. Đó là các mẫu vật thời kì đồ đá, rìu đá, liềm đá, cuốc đá, và những đồ trang sức bằng đá.
 Các loại hiện vật bằng đồng như : Dao, lưỡi cày, lưỡi cuốc, mũi tên đồng, một số đồ dùng sinh hoạt bằng đồng, các hiện vật này ít khi GV sưu tầm được. Tuy nhiên trong những bài học lịch sử hiện đại GV cũng có thể sưu tâm được, nhưng không nhiều .
 Khi giảng dạy loại hiện vật này GV cần nêu rõ hiện vật tìm thấy ở địa danh nào, nó thuộc loại hiện vật gì và thời kì nào của lịch sử .
 GV nên đưa hiẹn vật đến từng bàn để HS quan sát mẫu vật, tự tay cầm nắm cụ thể các mẫu vật để có được khái niệm chân thực, và rút ra nhận xét, đánh giá.
 2.2.4. Loại đồ dùng mẫu vật mô phỏng lại : Do các hiện vật thật không được tự ý đem đi khỏi viện bảo tàng hoặc một số hiện vật đã bị hư hỏng không thể di chuyển nên người ta đã tạo ra mô hình để thay thế các hiện vật đó. Loại mô hình này thường được chế tạo bằng chất liệu như : gỗ, nhựa, gốm rồi quét sơn lên cho giống hiện vật.
 Khi dạy loại đồ dùng này GV phải sắp xếp đúng đồ vật đúng với nội dung bài học tránh trường hợp đem nhiều loại làm cho HS chú ý đến các đồ vật, mà không chú ý đến nội dung. GV cho HS quan sát và thực hiện hệ thống câu hỏi mà GV đưa ra .
 Tóm lại : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có vị trí quan trọng trong DH lịch sử , nhằm khôi phục bức tranh quá khứ lịch sử một cách sinh động gây ấn tượng cho HS. HS sẽ nắm vững kiến thức, giáo dục tư tưởng cho các em và phát huy được tính tư duy sáng tạo, suy nghĩ độc lập, rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống . Do đó khi sử dụng ĐDTQ phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp sử dụng. Đồng thời nắm vững quán triệt quan điểm đổi mới phương pháp DH là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo nơi người học.
 Vậy nên khi sử dụng ĐDTQ GV phải kèm theo một hệ thống câu hỏi liên quan đặt HS trong tình trạng có vấn đề cần giải quyết .Trong thực tế công việc sử dụng ĐDTQ còn hạn chế, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở đây đề tài chỉ đề cập đến thiết kế và sử dụng ĐDTQ trong chương I, phần I, SGK lịch sử lớp 11, cơ bản. 
 Trên đây là hệ thống lí luận về cách sử dụng ĐDTQ. Sau đây là thực tế của việc thiết kế và sử dụng ĐDTQ trong chương I, phần I, SGK lịch sử lớp 11, cơ bản. 
2.3 NỘI DUNG CHÍNH ĐỂ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG CHƯƠNG I PHẦN I, SGK LỊCH SỬ LỚP 11 CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT
Sau khi xác định mục tiêu và yêu cầu của bài giảng, giáo viên biết được khối lượng kiến thức lý thuyết cũng như những biểu tượng, kĩ năng cần trang bị cho học sinh. Việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài giảng và đối tượng học sinh. Những bản đồ được xác định là cần thiết cho bài giảng không chỉ giới hạn trong những bản đồ đã có trong sách giáo khoa (SGK), mà còn bao gồm cả những bản đồ treo tường,tranh ảnh ... Như vậy, việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng phải được tiến hành trên tất cả các loại đồ dung dạy học, nhưng nội dung cũng như phương pháp phải có sự thống nhất, đáp ứng mục tiêu của bài giảng. Số lượng bản đồ cần dùng cho một tiết học cũng cần xác định hợp lí, nếu dùng quá nhiều cho một tiết học thì không những không phát huy được tác dụng mà đôi khi còn dẫn đến những kết quả ngược lại, dễ làm cho học sinh phân tán tư tưởng, không xác định được chủ điểm của bài.
Bài, mục
Kiến thức cơ bản
Các loại đồ dùng trực quan cần thiết kế và sử dụng 
ChươngI: Các nước Châu Á, châu Phi và khu vựcMĩ Latinh( thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)
Bài 1: Nhật Bản
1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đế trước năm 1868
2. Cuộc duy tân Minh Trị
3. Nhật bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Bài 2: Ấn Độ
1. Tình hình kinh tế xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX
2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (18578- 1859)
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc ( 1885- 1908 )
Bài 3: Trung Quốc
1.Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
3. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi ( 1911)
Bài 4: Các nước Đông Nam Á
1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân Inđônêxia
3. Phong trào chống thực dân ở Philíppin
4. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia
5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu XX
6. Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh
1. Châu Phi
2. Khu vực Mĩ La-tinh
- Xác định vị trí của Nhật Bản trên bản đồ thế giới 
 Nhật Bản nằm ở phía đông châu Á
- Giới thiệu về đất nước Nhật Bản
- Kinh tế nông nghiệp phong kiến lạc hậu.
- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.
- Thương nghiệp: Tầng lớp võ sĩ samurai do đời sống khó khăn tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công dần dần tư sản hóa trở thành lực lượng đấ tranh chống phong kiến.
-Chính trị: Mâu thuẩn xã hội sâu sắc, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng, Mĩ và một số nước tư bản châu Âu dùng lực bắt Nhật mở cửa.
- Tháng 01/1868 Xô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách
- Về quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật nhất là công nghiệp nặng, nghành đường sắt, ngoại thương, hàng hải
- Dựa vào tiềm lực kinh tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật tiến hành chính sách xâm lược và bành trướng.
- Xác dịnh vị trí đất nước Ấn Độ trên bản đồ thế giới.
- Giáo viên giới thiệu học sinh tìm hiểu về nước Anh, Pháp
- Các nước tư bản phương Tây thấy được vị trí chiến lược về kinh tế của Ấn Độ nên tiên hành chiến tranh xâm lược.
- Kinh tế: Về kinh tế: Thực dân Anh khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công rẻ mạt để thu lợi nhuận. 
 GV minh họa: Ở nông thôn chính quyền thực dân tăng thuế, cưỡng đoạt ruộng đất, lập đồn điền. Người nông dân Ấn Độ phải chịu lĩnh canh với mức 60% hoa lợi. Trong 25 năm cuối thể kỉ XIX đã có 18 nạn đói liên tiếp làm cho 26 triệu người chết đói.
- Nguyên nhân: Lính Xi-pay càng bị coi rẻ; tín ngưỡng dân tộc của họ bị xúc phạm nghiêm trọng: họ phải dùng răng để xé các loại giấy bọc đạn pháp tầm mỡ bò và mỡ lợn, trong khi linh Xi-pay theo đạo Hinđu (kiêng ăn thịt bò) và theo đại Hồi (kiêng ăn thịt lợn). Vì thề họ chống lệnh của thực dân Anh, nổi dạy khởi nghĩa.
- Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và ph

File đính kèm:

  • doctieu luan phuong phap su dung ddtq su.doc
Giáo án liên quan