Bài giảng Bài 20: Tiết 2: Chiến sự lan rộng ra cả nước. cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Giúp học sinh hiểu được:

- Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự ở Việt Nam từ năm 1873 đến năm 1884.

- Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1873-1874 và 1882-1884.

- Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 7817 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 20: Tiết 2: Chiến sự lan rộng ra cả nước. cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một kĩ sư người Pháp) từ đầu thời Nguyễn. Sau khi Pháp trao trả cho nhà Nguyễn (1874), thành được tu bổ lại, tường dày và cao hơn, cửa thành được gia cố bằng gỗ lim chắc chắn; trên các vị trí xung yếu có bố trí nhiều súng đại bác, binh lính được bố trí cả trong và ngoài thành để có thể ứng cứu cho nhau. 
Đây là một di tích lịch sử và văn hóa của dân tộc ta. Đầu thế kỉ XX, thành Hà Nội bị chính quyền thực dân san phẳng. Ngày nay chỉ còn đôi rồng đá trước thềm điện Kính Thiên.
Quan Trấn thủ thành Hà Nội lúc đó là Tổng đốc Hoàng Diệu. Khi Pháp kéo tới, ông đã mật báo về kinh và đề nghị đưa quân các tỉnh về bảo vệ thành Hà Nội, nhưng bị Tự Đức khiển trách, yêu cầu triệt binh “để người Pháp khỏi nghi ngờ”. Chính vì thế Hoàng Diệu đã không dám mạnh tay đối phó.
Giáo viên giảng tiếp: Khi quân Pháp tấn công vào thành, Hoàng Diệu đốc quân kháng cự, nhưng khi chiến trận đang diễn ra thì bỗng nhiên kho thuốc súng trong thành bốc cháy, quân ta hoảng loạn, chớp thời cơ, quân Pháp ồ ạt kéo vào chiếm thành. Nhân lúc triều đình Huế đang lơ là mất cảnh giác, Rivie cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên và tỉnh thành Nam Định (3/1883).
Giáo viên hỏi: Vì sao lần này sau khi chiếm được thành Hà Nội, Pháp không đánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ mà lại là mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên?
Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét: Khác với lần một sau khi chiếm Hà Nội, Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, lần này sau khi chiếm thành Hà Nội, Pháp đánh chiếm mở than Quảng Ninh vì nhu cầu nguyên liệu của Pháp lúc này là cần thiết.
Giáo viên dẫn dắt: Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần hai nhân dân ta đã kháng chiến như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884
Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882-1883)
Cuối thế kỉ XIX, Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc, thực hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
Pháp vu cáo nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874, lấy cớ kéo quân ra Bắc.
Ngày 3/4/1882, quân Pháp do Đại tá Rivie chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội.
Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, buộc giao thành.
Năm 1883, Pháp chiếm Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định
10 phút
Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên trình bày: Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc Kì và Hà Nội diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn: Pháp quyết tâm hoàn thành quá trình xâm lược nước ta. Thái độ nhu nhược, thỏa hiệp của triều đình Huế (chủ trương thương thuyết với Pháp, cầu cứu nhà Thanh, giải tán các cuộc khởi nghĩa của quần chúng), trong khi ý đồ của nhà Thanh (đứng sau là Anh) muốn chia đôi Bắc Kì với Pháp. Vì vậy từ mùa thu năm 1882, quân Thanh đã sang đóng quân ở nhiều nơi trên miền Bắc nước ta.
Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Quân dân ở Hà Nội đã chiến đấu bảo vệ thành như thế nào?
Học sinh dựa vào nội dung sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, bổ sung:
Ngay từ đầu quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của nhân dân Hà Nội. Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc. Trưa ngày 25/4, khi quân Pháp mở cuộc tấn công vào thành, Hoàng Diệu đã lên mặt thành chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự, nhưng vẫn không giữ được thành. Để bảo toàn khí tiết, sau khi thảo tờ di biểu gửi triều đình, Hoàng Diệu đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu (dưới chân cột cờ Hà Nội ngày nay) để khỏi rơi vào tay Pháp.
Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi hình 57: Hoàng Diệu (1829-1882) trang 120 sách giáo khoa, sau đó giới thiệu một vài nét trong tiểu sử của Hoàng Diệu: Ông sinh năm 1829, mất năm 1882. Ông quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. Suốt cuộc đời làm quan ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước. Ông được cử làm Tổng đốc thành Hà Nội, sau khi khi giữ được thành, ông đã tuẫn tiết để giữ trọn khí tiết.
Giáo viên giảng tiếp: Ngoài tấm gương của Hoàng Diệu, cần nhắc tới tinh thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ vô danh khác đã ngã xuống. Khi thành Hà Nội rơi vào tay giặc, quân dân ta vẫn kiên cường bám trụ, phối hợp với cuộc kháng chiến ở Nam Định, Thái Bình bao vây địch ở Hà Nội.
Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc phần chữ nhỏ trang 121 sách giáo khoa để học sinh hiểu rõ hơn các hoạt động chống Pháp của nhân dân các tỉnh Bắc Kì.
Giáo viên giảng tiếp: Vòng vây của nhân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt buộc Rivie phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu. Trên đường tiến ra Hà Nội, quân Pháp đã bị quân ta phục kích ở Cầu Giấy lần hai ngày 19/5/1883.
Giáo viên hỏi: Trận Cầu Giấy lần hai (1883) đã diễn ra như thế nào?
Học sinh theo dõi sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, bổ sung, yêu cầu học sinh quan sát hình 58 sách giáo khoa để học sinh hình dung thêm về trận chiến này, sau đó giảng: 
Ngày 19/5/1883, một toán quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây. Mặc dù kế hoạch hành quân của địch được giữ bí mật, nhưng quân ta đã biết được và cho quân mai phục ở Cầu Giấy. 
Khi quân Pháp đến Cầu Giấy đã bị đội quân Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả Tổng chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì là Rivie. Trận Cầu Giấy lần hai chỉ diễn ra chớp nhoáng trong vòng hai giờ đồng hồ (từ 5 giờ đến 7 giờ sáng) và kết thúc bằng sự thảm bại của quân Pháp.
Giáo viên hỏi: Sau chiến thắng trận Cầu Giấy lần hai (1883), thái độ của Pháp và nhân dân ta như thế nào? Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy là gì?
Học sinh theo dõi sách giáo khoa, trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, bổ sung: 
Chiến thắng làm cho nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi, có lệnh là nhất tề nổi dậy đánh đuổi quân địch. Giặc Pháp ở Hà Nội vô cùng hoang mang, lo sợ. Một tên trong số chúng đã ghi lại như sau: “Thực là một cuộc sống kinh khủng đối với một dúm người từng đêm chờ đợi kết liễu cuộc đời”. Bộ Chỉ huy Pháp đã có lệnh chuẩn bị rút khỏi Hòn Gai, Nam Định.
Chiến thắng Cầu Giấy đã tỏ rõ quyết tâm và tinh thần sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt quân địch, giải phóng Hà Nội và Bắc Kì của nhân dân ta.
Tuy nhiên, triều đình lại ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết hòa bình, vì vậy đã không cho quân tấn công vào Hà Nội. Còn Pháp hạ quyết tâm thôn tính toàn cõi Việt Nam. Pháp đã gửi viện binh sang, vạch kế hoạch đánh kinh đô Huế.
Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
Hoàng Diệu chỉ huy quân triều đình chống Pháp, nhưng không giữ được thành, nên tự sát sát để bảo toàn khí tiết.
Các văn thân, sĩ phu tiếp tục tổ chức kháng chiến: Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản
Ngày 19/5/1883, Rivie bị quân Cờ đen phục kích giết chết ở Cầu Giấy.
Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
2 phút
Giáo viên trình bày: 
Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần hai, thực dân Pháp đã củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam. Nhân cái chết của Rivie, tư bản Pháp lớn tiếng kêu gọi “trả thù”.
Nhân lúc triều đình đang bận rộn vì vua Tự Đức mới qua đời (7/1883), thực dân Pháp quyết định đánh thẳng vào kinh đô Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng.
Sáng ngày 18/8/1883, hạm đội Pháp do Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy đã tiến vào Thuận An. Đây là cửa ngõ vào kinh thành Huế, có vị trí quan trọng; mất Thuận An coi như mất Huế. Biết được điều đó, triều đình Huế cho bố phòng ở đây khá cẩn thận.
Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, cuối cùng đến chiều tối ngày 20/8/1883, toàn bộ cửa biển Thuận An rơi vào tay giặc.
III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884
Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An (đọc thêm)
10 phút
Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên trình bày: Trước áp lực của Pháp, lại đang lúng túng trong việc chọn người kế vị vua Tự Đức (vì ông không có con), triều đình Huế cử người đại diện xuống thương thuyết với Pháp ở Thuận An, xin được đình chiến trong vòng 48 giờ. Pháp đồng ý nhưng ngược lại triều đình Huế phải rút hết khỏi 12 đồn binh dọc sông Hương, trả lại cho Pháp 2 chiếc tàu máy mà Pháp nhượng lại cho triều đình Huế sau Hiệp ước 1874. Sau đó, Hác-măng (đại diện Chính phủ Pháp) đến Huế, buộc triều đình phải kí kết một bản Hiệp ước do Hác-măng soạn thảo.
Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc nội dung bản Hiệp ước Hác-măng trong đoạn chưa nhỏ sách giáo khoa trang 122.
Giáo viên phân tích thêm: Như vậy, với bản Hiệp ước này, nước ta đã mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc. Ở Trung Kì do triều đình cai quản nhưng trên thực tế mọi việc ở Trung Kì đều do đại diện của Pháp ở Trung Kì trực tiếp điều khiển. Nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Giáo viên hỏi: Nước thuộc địa nửa phong kiến là một nước như thế nào?
Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, chốt ý: Nước thuộc địa nửa phong kiến là một nước chính quyền phong kiến vẫn kiến vẫn còn, nhưng chủ quyền dân tộc bị mất và phụ thuộc vào nước khác.
Giáo viên hỏi: Nhân dân ta đã tiến hành kháng chiến như thế nào sau Hiệp ước Hác-măng?
Học sinh theo dõi sách giáo khoa, trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, bổ sung: Mặc dù sau khi kí Hiệp ước Hác-măng, triều đình đã ra lệnh giải tán các nghĩa quân chống Pháp, tuy vậy nhiều trung tâm kháng chiến vẫn tiếp tục hình thành. Nhiều toán nghĩa binh dưới sự chỉ huy của các quan lại chủ chiến như Nghuyễn Thiện Thuật, Hoàng Đình Kinh đã phối hợp với quân Thanh (kéo sang từ mùa thu năm 1882) tiến công quân Pháp, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
Giáo viên trình bày tiếp: 
Tình hình đó buộc Pháp phải triển khai các chiến dịch quân sự vào cuối năm 1883 và dùng các thủ đoạn ngoại giao để loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh bằng bản Quy ước Thiên Tân (11/5/1884). 
Sau đó, để xoa dịu tình hình, Pháp đã thay Hiệp ước Hác-măng bằng Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884), chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ Việt Nam. Về nội dung của bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt về cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng song có sửa chữa một số điều: Trả lại cho nhà Nguyễn 3 tỉnh ở phía Bắc là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận ở phía Nam (theo Hiệp ước Hác-măng thì 3 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì còn Bình Thuận sáp nhập vào đất Nam

File đính kèm:

  • docBai 20Tiet 2 Chien su lan rong ra ca nuoc Cuoc khang chien cua nhan dan ta tu nam 1873 den nam 1884.doc