Bài giảng Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX

Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được:

- Hoàn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh chống Pháp cuối XIX.

- Các khái niệm “Cần vương”, “văn thân, sĩ phu”.

- Nội dung, diễn biến cơ bản của cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn:
Bài 21:
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được:
- Hoàn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh chống Pháp cuối XIX.
- Các khái niệm “Cần vương”, “văn thân, sĩ phu”.
- Nội dung, diễn biến cơ bản của cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
1. Chuẩn bị của GV:
	- SGK, SGV, giáo án.
	- Các tài liệu tham khảo liên quan.
	- Lược đồ phong trào Cần Vương, cuộc phản công quân pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở ghi.
- Đọc bài mới và trả lời các câu hỏi trong bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới:
1.1. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
1.2. Dẫn dắt vào bài mới:
Với hai bản Hiệp ước 1883 và 1884 đã đánh dấu sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập và hoàn tất quá trình Pháp xâm lược Việt Nam. Vậy sau đó phong trào đấu tranh của nhân dân ta còn tiếp tục diễn ra nữa không và sự phát triển của phong trào như thế nào. Chúng ra sẽ tìm hiểu bài hôm nay:
Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX.
Hoạt động của GV – HS
Kiến thức cơ bản cần đạt
*Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp.
? Tình hình Việt Nam sau 1884?
àHS theo dõi SGK và trả lời. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý. 
- GV giới thiệu tranh và tiểu sử của Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi cho HS.
- GV trình bày nội dung chiếu Cần Vương.
? Cần Vương nghĩa là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
à HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
*Hoạt động 2: cả lớp, cá nhân.
- GV cho HS quan sát lược đồ phong trào Cần Vương và phát vấn:
? Tại sao phong trào Cần Vương nổ ra sôi nổi, mạnh mẽ ở BK, TK, thưa thớt ở NK?
à HS theo dõi SGK và trả lời. GV chốt ý.
? Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương còn tiếp tục không, vì sao?
à HS suy nghĩ, phát biểu, GV chốt ý.
* Hoạt động 3: cả lớp, cá nhân.
- GV giới thiệu về lãnh tụ Nguyễn Thiệt Thuật, sau đó phát vấn:
? Tại sao Bãi Sậy được chọn làm căn cứ chính của nghĩa quân?
à HS theo dõi SGK, trả lời, GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
I. Phong trào Cần Vương bùng nổ.
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.
* Tình hình nước ta sau Hiệp ước 1883 và 1884:
- Triều đình: +Cơ bản đầu hành.
 + Phái chủ chiến vẫn ấp ủ hy vọng khôi phục chủ quyền khi có thời cơ.
- Pháp: đã khuất phục được triều Nguyễn, thiết lập chế độ bảo hộ ở BK và TK.
- Nhân dân: bất bình àphong trào đấu tranh mới.
* Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến:
- Hoàn cảnh:
+ Phái chủ chiến mạnh tay hành động.
àPháp tức giận, tăng cường lực lượng quân sự, âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến.
=> Phe chủ chiến quyết định tấn công trước giành thế chủ động.
- Diễn biến, kết quả:
+ Đêm 4- rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết cho quân tấn công đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ à không thắng lợi.
+ 5/7, Pháp phản công lại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút lên Tân Sở - Quảng Tri.
+ 13/7 và 20/9/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cứu nước, cứu vua.
=> Ý ngĩa:
 + Thúc đẩy, cổ vũ nhân dân đấu tranh, kháng chiến chống Pháp.
 + Dấy lên PTCV với nhiều cuộc khởi nghĩa kéo dài trên 10 năm.
 + Thể hiện long yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
2. Các giai đoạn phát triển của PTCV:
* Giai đoạn 1: 1885 – 1888.
- Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyế, Hàm Nghi, văn than sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng, dân tộc thiểu sô.
- Địa bàn: rộng lớn trên toàn quốc, từ Hà Giang đến Phú Yên, sôi nổi nhất là ở BK và TK.
- Diễn biến, kết quả.
 + Chiếu CV phát đi à nhiêu cuộc khởi nghĩa bùng nổ, tiêu biêu Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
 + 1888, do có tay sai chỉ đường, Hàm Nghi bị bắt à đày sang Angieri.
* Giai đoạn 2: 1888 – 1896.
- Lãnh đạo: văn than, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo quân chúng, dân tộc thiểu số.
- Địa bàn:thu hẹp à chuyển lên trung du, miền núi như Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
 - Diễn biến, kết quả:
 + Phong trào diễn ra sôi nổ, gây cho Pháp nhiều khó khăn nhưng thiếu đường lối đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo nên thất bại.
 + 1896, khởi nghĩa Hương Khê thất bại, đánh dấu sự chấm dứt của PTCV.
II. Một sô cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và đấu tranh tự vệ cuối XIX.
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892).
- Lãnh đạo: Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Tít.
- Địa bàn hoạt động: căn cứ chính Bãi Sậy, hoạt động ở các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định
- Chiến thuật, đặc điểm nổi bật:
 + Quân đội: phiên chế thành đội quân nhỏ 20-25 người, trà trộn vào dân hoạt động.
 + Vũ khí: tự tạo hoặc cướp của Pháp.
 + Chiến thuật nổi bật: cơ động, du kích.
- Diễn biến chính, kết quả:
 + 1885-1887: đẩy lùi cuộc càn quét của địch àta giành được một số thắng lợi.
 + 1888, Pháp tăng cường binh lực, quân sự, chính sách “dùng người Việt trị người Việt”
à Nghĩa quân suy giảm, bị cô lập, bao vây.
 + 7/1889, căn cứ Hai Sông bị bao vây, ta thất bại.
=> kết quả: khởi nghĩa thất bại, bị đàn áp. Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Trung Quốc, Đốc Tít đầu hàng, một số nghĩa quân tham gia khởi nghĩa Yên Thế.
* Ý nghĩa:
 + Tồn tại 9 năm, gây cho Pháp và tay sai nhiều thiệt hại.
 + Kế tục tinh thần yêu nước, bất khuất của cha ông, cổ vũ nhân dân tiếp tục đấu tranh, để lại nhiều bài học kinh nghiệm: tác chiến ở vùng đồng bằng, chiến tranh du kích.
3. Củng cố, luyện tập:
- Giúp HS củng cố lại những kiến thức cơ bản của bài: Hoàn cảnh ban bố chiếu Cần Vương và các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
- HS nắm được những nét chính của khởi nghĩa Bãi Sây: lãnh đạo, địa bàn, chiến thuật, diễn biến, kết quả.
4. Hướng dẫn HS tự học:
- HS học bài cũ và tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.
Phê duyệt của GVHD Người soạn:
Phùng Thị Hà Nguyễn Thị Thanh Huyền 

File đính kèm:

  • docb21.doc