Giáo án Lịch Sử Lớp 11 cơ bản

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868.

 - Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX.

 2 Tư tưởng

 - Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

 3. Kỹ năng.

 - Giúp HS nắm vững khái niệm “ Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá.

 

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Lược đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới

 - Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỉ XX.

 

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

 1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11

 - Chương trình Lịch sử lớp 11 bao gồm các phần:

 + Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo

 + Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945.

 + Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918.

 2. Dẫn dắt vào bài mới

 

doc172 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch Sử Lớp 11 cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
	- Tư liệu, mẩu chuyện lịch sử về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thời kỳ (1921 - 1941)
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ
	Câu 1. Nội dung chính sách “cộng sản thời chiến” và ý nghĩa lịch sử của nó.
	Câu 2. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga.
	2. Dẫn dắt vào bài mới 
	Sau khi thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Xô viết bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đầy mới mẻ diễn ra ở Liên Xô như thế nào, chúng ta cùng nghiên cứu bài 10.
	3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
-	GV yêu cầu HS theo dõi SGK về tình hình nước Nga sau chiến tranh (năm 1921).
-	HS theo dõi SGK, tự tóm tắt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nga vào vở.
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)
1. Chính sách kinh tế mới
* Hoàn cảnh lịch sử:
-	GV mở rộng:
+ Sau 7 năm chiến tranh (1920) sản xuất công nghiệp giảm 7 lần so với 1913 (còn 1/7 so với trước chiến tranh).
-	Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
+	Sản xuất nông nghiệp giảm một nửa so với trước chiến tranh (còn 1/2).
+ Lợi dụng tình hình kinh tế sa sút và một bộ phận nhân dân có thái độ bất bình với những chính sách của Nhà nước, bọn phản động nổi dậy chống phá chính quyền, có nơi chúng đã chiếm được chính quyền cấp huyện.
- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.
+ Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp trong thời bình vì đối lập với lợi ích của người nông dân, gây trở ngại đối với sự phát triển kỹ thuật của đất nước. Nước Nga Xô viết sau nội chiến khủng hoảng trầm trọng. Trước tình hình đó, tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới do Lê-nin đề xướng.
- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiên nhân dân bất bình.
® Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
- Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới do Lê-nin đề xướng.
* Nội dung:
* Hoạt động 2: Cả lớp
-	GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự khác nhau cơ bản giữa chính sách kinh tế mới với chính sách cộng sản thời chiến, qua đó cho thấy tác dụng ý nghĩa của chính sách kinh tế mới.
-	HS theo dõi SGK theo sự hướng dẫn của GV, suy nghĩ trả lời.
-	GV kết luận:
+ Trong nông nghiệp: Thi hành chế độ thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định, nông dân được toàn quyền sử dụng số lượng thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.
- Trong nông nghiệp ban hành thuế nông nghiệp.
+ Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp vừa và nhỏ dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga, nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.
- Trong công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân. Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
+ Trong thương nghiệp và tiền tệ, cho phép tư nhân tự do buôn bán, trao đổi, mở các chợ, khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. 1924 nhà nước phát hành đồng rúp mới.
Þ Chính sách cộng sản thời chiến do nhà nước nắm độc quyền quản lý nền kinh tế quốc dân. Còn chính sách kinh tế mới thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền, sang nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa.
Þ Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát.
* Hoạt động 3: Cả lớp
- GV yêu cầu HS theo dõi bảng thống ke một số ngành kinh tế của nước Nga (1921 - 1923) cho nhận xét.
- HS theo dõi bảng thống kê và phát biểu nhận xét của mình.
* Tác dụng - ý nghĩa
-	GV nhận xét bổ sung: Từ 1921 - 1923 sản lượng nhiều ngành kinh tế ở Nga tăng nhanh, chứng tỏ chính sách kinh tế mới có tác dụng thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp Liên Xô khôi phục được kinh tế.
- HS phát biểu.
+ Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.
- Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.
- Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa.
+ Phù hợp với hoàn cảnh đất nước và nguyện vọng của nhân dân.
+ Mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
2. Liên bang Xô viết thành lập
- GV yêu cầu HS theo dõi sự thành, mở rộng Liên bang Xô viết.
- HS theo dõi SGK tự tóm tắt vào vở.
- GV hỏi: Tại sao thành lập Liên bang?
Việc thành lập liên bang có ý nghĩa gì?
+ HS theo dõi SGK suy nghĩ và trả lời.
- Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô)
- Gồm 4 nước cộng hòa, đến năm 1940 có thêm 11 nước.
+ Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết phải liên minh chặt chẽ với nhau, nhằm tăng cường sức mạnh mọi mặt.
- GV mở rộng: Mặc dù có sự phát triển chênh lệch về nhiều mặt giữa các nước cộng hòa, nhưng tư tưởng chỉ đạo trong việc thành lập Liên bang là: bình đẳng về mọi mặt, quyền dân tộc tự quyết, thủ tiêu bất bình đẳng dân tộc và xây dựng cộng đồng anh em, giữa các dân tộc. Tư tưởng chỉ đạo đó đã chỉ ra con đường giải quyết đúng đắn về dân tộc trên đất nước Xô viết.
- GV dẫn dắt: Sau công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925) nhân dân Liên Xô bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 - 1941)
* Hoạt động 1: Nhóm
-	GV dẫn dắt: ở Liên Xô nhiệm vụ mở đầu cho công cuộc xây dựng CNXH là thực hiện công nghiệp hóa XHCN.
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)
11. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu
-	GV yêu cầu hai bàn kế tiếp nhau ghép thành 1 nhóm: Mỗi nhóm có nhiệm vụ theo dõi SGK, thảo luận về các nội dung:
- Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là gì?
- Tại sao Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa?
- Mục đích của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
- Biện pháp thực hiện
- Kết quả đạt được.
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung, sau đó GV kết luận, đồng thời giảng giải giúp HS hiểu sâu sắc các vấn đề .
+ Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa: Công nghiệp hóa là quá trình xây dựng một nền sản xuất cơ khí hóa trong ngành kinh tế quốc dân, trước hết là trong ngành công nghiệp (biến nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp then chốt).
* Trong công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
	Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là quá trình công nghiệp hóa diễn ra dưới sự lãnh đạo của chính Đảng vô sản, nhằm cải tạo sản xuất, phát triển công nghiệp, xây dựng nền kinh tế quốc dân, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Sau công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Nông nghiệp chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân, nằm trong vòng vây thù địch và sự cấm vận của các nước tư bản. Nhân dân Liên Xô phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào nước ngoài. Do vậy công nghiệp hóa là nhiệm vụ mở đầu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài Þ Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
+ Mục tiêu: Đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
- Mục đích: Đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
+ Biện pháp thực hiện: Liên Xô chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng (điện, than, mỏ...), công nghiệp khai khoáng, công nghiệp quốc phòng.
- Biện pháp:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn (1928 - 1932) và (1933 - 1937).
+ Kết quả: GV cho HS theo dõi khai thác bảng thống kê, sản lượng một số ngành công nghiệp của Liên Xô 1929 - 1939 để thấy được kết quả của công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
- Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
* Hoạt động 2: Cả lớp
-	GV dẫn dắt: Trong những lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, cũng đạt những thành tựu đáng kể.
	GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK và tự tóm tắt vào vở.
- GV giải thích: Tập thể hóa nông nghiệp ở Liên Xô được tiến hành song song với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1933)
- Tập thể nông nghiệp là một hình thức cải tạo sản xuất chủ yếu trước đây nhằm tổ chức nông dân cá thể theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đưa nông dân cá thể vào làm ăn tập thể trong các tổ đổi công, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp, nông trang tập thể. Ở Liên Xô đã thực hiện nhiệm vụ của công việc này là thể hóa, cơ giới hóa nông nghiệp, thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào nông nghiệp. Vận dụng kế hoạch hợp tác của Lê-nin, đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.
	Công cuộc tập thể hóa ở Liên Xô đạt được những thành tựu đáng kể song trong quá trình thực hiện có nhiều sai lầm nghiêm trọng: vi phạm nguyên tắc tự nguyện, nóng vội, đốt cháy giai đoạn, gây nên những bất bình trong nông dân như cưỡng bức hành chính buộc nông dân tập thể hóa cả nhà cửa, gia súc có sừng và gia súc nhỏ, có nơi thành lập nông trang tập thể quá lớn trong khi tổ chức sản xuất yếu. Một số địa phương lại đề ra khẩu hiệu “Tập thể hóa trong thời hạn ngắn nhất”. Nhà nước Xô viết kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục. Vì vậy sản xuất nông nghiệp giành được những thành tích lớn: Cơ sở kỹ thuật trong nông nghiệp được tăng cường. Năm 1937 có trên 500.000 máy kéo, 123,5 máy liên hiệp gặt đập, và 145 nghìn xe hơi vận tải, hơn 40% việc thu hoạch lía mì ở các nông trang là do máy liên hợp gặt đập đảm nhiệm.
+ Trong nông nghiệp: Ưu tiên tập thể hóa nông ng

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su lop 11 co ban.doc
Giáo án liên quan