Thiết kế ma trận đề kiểm tra 1 tiết học kỳ II môn Sinh học 7 - Năm học 2010-1011 - Nguyễn Văn Tươi

Chuẩn đánh giá:

 1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của ếch đồng, thằn lằn bóng đuôi dài.

- Nắm được đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp của Lưỡng cư

- Giải thích rõ cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay.

- Hiểu rõ cấu tạo và chức năng của dạ dày tuyến ở chim

- Trình bày được vai trò của thú, nêu ví dụ minh họa

- Chứng minh được thai sinh là hình thức sinh sản tiến hóa nhất trong giới động vật.

- Chứng minh được cấu tạo trong của ĐV lớp thú là hoàn thiện nhất trong giới ĐV.

 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm ghép câu và câu nhiều lựa chọn

- Rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa, .

- Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống.

- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong làm bài kiểm tra.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế ma trận đề kiểm tra 1 tiết học kỳ II môn Sinh học 7 - Năm học 2010-1011 - Nguyễn Văn Tươi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHỔ CƯỜNG
TỔ CM: HÓA - SINH
THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌC KỲ II (Năm học 2010-1011)
Môn: SINH HỌC 7 
Thời gian làm bài: 45 phút
* Chuẩn đánh giá:
 1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của ếch đồng, thằn lằn bóng đuôi dài.
- Nắm được đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp của Lưỡng cư
- Giải thích rõ cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay.
- Hiểu rõ cấu tạo và chức năng của dạ dày tuyến ở chim
- Trình bày được vai trò của thú, nêu ví dụ minh họa
- Chứng minh được thai sinh là hình thức sinh sản tiến hóa nhất trong giới động vật.
- Chứng minh được cấu tạo trong của ĐV lớp thú là hoàn thiện nhất trong giới ĐV. 
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm ghép câu và câu nhiều lựa chọn
- Rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa, ...
- Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong làm bài kiểm tra. 
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
T. Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Lưỡng cư
C II-1,2
1.0đ
1.0đ
Bò sát
C I
1.0đ
C II-3
0.5đ
1.5đ
Chim
C II-4
0.5đ
C III
3.0đ
3.5đ
Thú
C V
2.0đ
C II-5,6
1.0đ
C IV
1.0đ
4.0đ
Tổng cộng
4.0đ
4.0đ
2.0đ
10 đ
Kí duyệt đề: 
Phổ Cường, ngày 08 tháng 3 năm 2011
GV giảng dạy
NGUYỄN VĂN TƯƠI
Trường THCS Phổ Cường
Họ tên: 
Lớp:.
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: SINH HỌC 7
Thời gian: 45 phút
Điểm:
Lời phê của thầy, cô giáo:
Mã số: si7.1
Câu I: Nối các câu ở cột A với cột B sao cho phù hợp giữa cấu tạo và ý nghĩa thích nghi với đời sống ở cạn của thằn lằn bóng đuôi dài. (1.0 điểm)
 A
 B
1. Da khô, có vảy sừng
A. Tham gia di chuyển trên cạn
2. Cổ dài
B. Động lực chính của sự di chuyển
3. Thân và đuôi rất dài
C. Bảo vệ màng nhĩ, hướng dao động âm thanh vào màng nhĩ
4. Mắt có mi cử động, có nước mắt
D. Bảo vệ mắt, giúp màng mắt không bị khô
E. Phát huy vai trò của các giác quan trên đầu
F. Ngăn cản sự thoát hơi nước
 *Kết quả: (1) (2) (3) (4)
Câu II: Trong mỗi câu sau chọn 1 phương án trả lời đúng ghi vào bài làm. (3.0 điểm) 
1. Đầu gắn với mình thành 1 khối và nhọn về phía trước của ếch có tác dụng:
A. giúp ếch dễ thở khi bơi	
 C. giúp ếch đẩy nước khi bơi	
B. giúp ếch rẽ nước dễ dàng khi bơi
D. giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy.
2. Đặc điểm đặc trưng của hệ hô hấp lưỡng cư là:
 A. chỉ hô hấp bằng phổi. 
 C. hô hấp chủ yếu bằng phổi và một phần qua da
B. chỉ hô hấp qua da 
D. hô hấp chủ yếu qua da và một phần bằng phổi
3. Đại diện dưới đây được xếp vào bộ bò sát có vảy?
 A. Rùa vàng, cá sấu.
B. Thằn lằn, rắn.
C. Thằn lằn, cá sấu.
D. Cá sấu, ba ba.
4. Dạ dày tuyến ở chim có tác dụng gì?
A. Chứa thức ăn
B. Làm mềm thức ăn.
C. Tiết ra dịch vị. 
D. Tiết dịch nhờn .
5. Hệ thần kinh tiến hoá nhất của động vật có đặc điểm:
 A. chưa phân hoá
 C. hình mạng lưới 
B. hình ống
D. hình chuỗi hạch.
6. Vì sao dơi biết bay giống chim lại được xếp vào lớp thú?
 A. Vì dơi có chi biến đổi thành cánh da 
 C. Vì tim của dơi 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn 
B. Vì dơi đẻ con và nuôi con bằng sữa 
D. Cả 3 ý đều đúng 
 *Kết quả: (1) (2) (3) (4) (5) (6)
Câu III: Chứng minh đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. (3.0 điểm) 
Câu IV: Tại sao nói thai sinh là hình thức sinh sản tiến hóa nhất trong giới động vật? (1.0 điểm)
Câu V: Nêu vai trò của lớp Thú. Cho ví dụ minh họa. (2.0 điểm) 
TRƯỜNG THCS PHỔ CƯỜNG
TỔ CM: HÓA - SINH
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌC KỲ I (Năm học 2010-1011)
Môn: SINH HỌC 7 
Thời gian làm bài: 45 phút
-----------------------------------------------------------
Mã số: si7.1
I. Ghép câu: (1.0 điểm)
Cột A
1
2
3
4
Cột B
II. Trắc nghiệm : (3.0 điểm) 
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án
Nội dung, yêu cầu đáp án
Điểm
III. Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu thích nghi với sự bay: (3đ)
Mỏ sừng bao lấy hàm, hàm không răng giúp đầu chim nhẹ
Thân hình thoi giảm sức cản của không khí khi bay.
Chi trước biến thành cánh.
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau giúp chim bám chặt vào cành cây khi hạ cánh.
Lông ống có các sợi lông tạo thành phiến lông làm tăng diện tích cánh khi bay
 - Lông tơ làm thành chùm lông xốp , giải nhiệt, làm nhẹ cơ thể.
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
IV. Thai sinh là hình thức sinh sản tiến hóa nhất vì: (1.5 điểm)
- Thai sinh là hiện tượng mang thai trong tử cung có nhau thai và dây rốn nên thai được cơ thể mẹ cung cấp dủ chất dinh dưỡng để phát triển.
- Thai được mang trong bụng mẹ nên được bảo vệ tốt
0.5 điểm
0.5 điểm
V. Vai trò của thú. (2.0 điểm)
Cung cấp thực phẩm (lợn, trâu, bò..)
Làm dược liệu quí (sừng nhung, mật gấu), và vật thí nghiệm (chuột, khỉ..)
Làm đồ mỹ nghệ (da, lông hổ, báo )
Cung cấp sức kéo (trâu, bò, ngựa..)
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm

File đính kèm:

  • docde kiem tra 1 tiet HKII sinhhoc 7(10-11).doc