Thiết kế hoạt động giáo dục kĩ thuật lớp 4

I. MỤC TIÊU

- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thuê .

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ)

- Giáo dục ý thức thực an toàn khi lao động.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

GV chuẩn bị:

- Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu .

- Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hóa học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng, vải màu )và chỉ khâu, chỉ thuê các màu.

- Kim khâu, kim thuê các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thuê)

- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ (kéo làm bằng inox, kéo làm bằng hợp kim của sắt, kéo bấm chỉ)

- Khung thuê cầm tay, một miếng sáp hoặc nến (dùng để vuốt nhọn đầu chỉ trước khi xâu kim.) phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt, thước dây dùng trong cắt may, đê, khuy cài, khuy bấm.

- Một số sản phẩm may, khâu, thuê.

- Hướng dẫn tổ chức HĐGD kĩ thuật 4 trong VNEN

- Bộ dụng cụ cắt, khâu, thuê dành cho giáo viên

 

doc49 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế hoạt động giáo dục kĩ thuật lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Các nhóm làm xong giơ thẻ. GV cho các nhóm lần lượt lên trưng bài sản phẩm của nhóm vào vị trí GV đã phân công.
4/ HS tự nhận xét, đánh giá:
GV gọi một số HS dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. Yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm do mình làm được.
GV nhắc HS: Khi đánh giá, nhận xét sản phẩm của bạn, em nên xem các mũi khâu thêu có đều, đẹp không.
5/ GV nhận xét, đánh giá:
GV tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành và nhận xét, đánh giá kết quả HĐGD của HS theo 2 mức: Hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Khen ngợi, đánh giá đạt ở mức hoàn thành tốt (A+) đối với những em có sản phẩm đẹp, sáng tạo.
BÀI 10 (1 tiết)
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
I. MỤC TIÊU
Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Chỉ có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt khâu, thêu đã học.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV chuẩn bị
- Tranh qui trình các bài trong chương.
- Mẫu khâu thêu đã học.
- Sản phẩm khâu thêu hoàn chỉnh.
2. HS chuẩn bị
- Bộ đồ dùng cắt, khâu thêu.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Giới thiệu bài
GV tự chọn cách giới thiệu phù hợp với nội dung bài học.
2. HS ôn lại kiến thức đã học.
- HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học. (Khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu móc xích).
- Nhắc lại qui trình cắt vải theo đường vạch dấu, khâu đột thưa, khâu viền đường
gấp mép vải bằng mũi khâu đột, thêu móc xích.
Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
- Nghe yêu cầu của giáo viên trước khi thực hành:
	Các em đã được ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Sau đây mỗi em sẽ tự chọn và tiến hành cắt, khâu thêu một sản phẩm mình đã chọn.
Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm: Sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học.
	Tùy khả năng và ý thích, Hs có thể cắt, khâu, thêu những sản phẩm đơn giản như:
1. Cắt, khâu thêu khăn tay: Cắt một mảnh vải hình vuông có cạnh là 20cm. Sau đó kẻ đường dấu ở 4 cạnh hình vuông để khâu gấp mép. Khâu các đường gấp mép bằng mũi khâu thường hoặc mũi khâu đột (khâu ở mặt không có đường gấp mép).Vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, chiếc lá, con gà con…
2. Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút: Cắt mảnh vải sợi bông hoặc sợi pha hình chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm. Gấp mép và khâu viền đường làm miệng túi trước. Sau đó mới khâu phần thân túi bằng các mũi khâu thường hoặc khâu đột.
- HS thực hành theo ý thích của mình.
* Trong khi HS thực hành, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.
ĐÁNH GIÁ
Đánh giá sản phẩm thực hành đúng, đẹp, có sáng tạo hay không.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- HS về nhà cắt, khâu thêu một sản phẩm để tặng người thân, bạn bè.
BÀI 11 (1 tiết)
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
I. MỤC TIÊU
- Biết tự chọn một sản phẩm để cắt khâu, thêu như: khăn tay, túi rút dây, áo búp bê …
- Mũi khâu, thêu đều, đẹp và sáng tạo.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV chuẩn bị.
- Các mẫu khâu thêu tham khảo.
2. HS chuẩn bị
- Vải, kéo, kim chỉ, khung thêu.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Chọn và thực hiện cắt, may, thêu một sản phẩm em thích.
- HS nhớ lại các bước thực hiện các mũi khâu, thêu đã học.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của các nhóm.
- Cho HS quan sát một số mẫu khâu thêu để học sinh tham khảo.
- HS thực hành cắt, may, thêu theo hướng dẫn của GV. Trong khi các nhóm thực hành GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn cho những HS chưa thao tác đúng kĩ thuật.
- Nhắc nhở HS chú ý an toàn khi sử dụng kim, kéo.
3. Đánh giá kết quả học tập.
- Các nhóm tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình theo các tiêu chí sau:
+ Sản phẩm đảm bảo: 
+ Mẫu khâu, thêu đẹp, sáng tạo.
+ Các mũi khâu thêu thẳng, đều, không bị dúm
+ Trình bày khoa học.
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.
1. Làm tặng người thân một sản phẩm cắt, may thêu em thích.
ĐÁNH GIÁ.
Sau bài học, GVnhận xét và đánh sự tiến bộ của HS trên cơ sở:
-HS hoàn thành mục tiêu của bài.
-HS tích cực tham gia hoạt động, đánh giá nh
GV nhận xét tiết học, khen ngợi và khích lệ những HS học tốt.
Dặn dò HS chuẩn bị cho bài sau.
BÀI 12 (1 tiết)
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
(Chưa có thiết kế)
BÀI 13 (1 tiết)
Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
MỤC TIÊU
HS cần phải biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
GV chuẩn bị
Sách hướng dẫn tổ chức HĐGD kĩ thuật lớp 4 trong VNEN.
SGV môn kĩ thuật lớp 4
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng kĩ thuật lớp 4
Các vật liệu và dụng cụ như: Hạt giống, một số loại phân hóa học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước. 
 2. HS chuẩn bị
- Một số mẫu hạt giống rau, hoa.
	 - Phân bón gia đình thường dùng để bón rau, hoa.
- Thẻ 2 mặt: xanh và đỏ
TIẾN TRÌNH
 Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi trong khoảng 1- 2 phút.
 Dẫn dất vào bài và ghi tên bài lên bảng.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Làm việc trên phiếu bài tập
 - Lấy phiếu bài tập từ góc học tập hoàn thành nội dung trên phiếu bài tập
a) Hạt giống
Hạt giống gieo xuống đất sẽ phát triễn thành cây.
Có nhiều loại hạt giống rau, hoa khác nhau. Khi gieo trồng cần lựa chọn loại hạt giống tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và yêu câu sử dụng.
- Em hãy kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết ?
b) Phân bón
Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Phân bón bao gồm nhiều loại: Phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, phân đạm, phân lân, phân kali,…
- Ở gia đình em thường bón loại phân nào cho cây rau, hoa ? Theo em, dùng loại phân bón nào là tốt nhất ?
c) Đất trồng
Đất trồng là nơi cây sinh sống và cung cấp các chất cần thiết cho cây sinh trưởng, phát triển. Muốn cây rau, hoa phát triển tốt phải chọn đất trồng thích hợp.
PHIẾU HỌC TẬP
- Em hãy kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết ?
- Ở gia đình em thường bón loại phân nào cho cây rau, hoa? Theo em dùng loại phân bón nào là tốt nhất ? 
- Vai trò của đất đối với cây trồng ?
…………………
……………………………………
…………………
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Một số dụng cụ trồng rau, hoa
a) Cuốc (H.1)
Cuốc gồm hai bộ phận: Lưỡi cuốc và cán cuốc.
Khi sử dụng cuốc, một tay cầm vào phía trước của cán, tay kia cầm vào phía sau của cán. Dùng cuốc để cuốc lật đất lên, lên xuống, vun xới đất…
	a) Cái cuốc	b) Sử dụng cuốc
	Hình 1. Cuốc
- Em hãy cho biết cuốc gồm mấy bộ phận ? Các bộ phận đó thường được làm bằng vật liệu gi ?
b) Dầm xới
- Dầm xới dùng để xới đất và đào hốc trồng cây.
- Dầm xới có hai bộ phận: Lưỡi dầm được làm bằng sắt và cán dầm được làm bằng gỗ.
 	a) Dầm xới	b) Sử dụng dầm xới
	 Hình 2. Dầm xới
c) Cào (H.3)
- Cào có hai loại: Cào sắt và cào gỗ.
- Cào sắt có hai bộ phận : Lưỡi cào được làm bằng sắt và cán cào được làm bằng gỗ hoặc tre.
- Cào gỗ có lưỡi và cán đều được làm bằng gỗ.
- Cách cầm cào giống như cách cầm cuốc.
 Hình 3. Cái cào 
 - Cào sắt có mấy bộ phận ? Em hãy nêu các bộ phận của cào sắt ? 
 - Theo em, cào được dùng để làm gì ? 
d) Vồ đập đất (H.4)
Vồ đập đất có hai bộ phận: Quả vồ và cán vồ. Quả vồ và cán vồ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ.
	a) Vồ đập đất b) Sử dụng vồ đập đất 
 Hình 4. Vồ đập đất 
- Quan sát hình 4b, em hãy nêu cách cầm vồ đập đất ?
e) Bình tưới nước (H.5)
Bình tưới nước có hai loại: Bình có vòi hoa sen và bình xịt nước. 
- Cách sử dụng bình có vòi hoa sen : Một tay cầm vào vai bình, tay kia cầm phía trên và nghiêng bình để tưới. 
- Bình tưới nước có hai bộ phận : Bình đựng nước và vòi tưới nước.
b)
Hình 5. Bình tưới nước
- Quan sát hình 5, em hãy gọi tên từng loại bình tưới ?
- Bình tưới nước thường được làm bằng vật liệu gì ?
Đọc và trả lời
Đọc nội dung sau :
- Vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa gồm có hạt giống, đất, phân bón, cuốc, dầm xới, cào, vồ đập đất và bình tưới nước.
- Khi sử dụng các dụng cụ để làm đất, lên luống, gieo trồng và chăm sóc cây rau, hoa phải sử dụng đúng cách và đảm bảo an toàn.
b) Trả lời câu hỏi sau:
1. Em hãy nêu những vật liệu thường được sử dụng để trồng rau, hoa.
2. Nêu tác dụng của các dụng cụ trong việc trồng rau, hoa.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Vận dụng kiến thức biết cách sử dụng vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa.
Cùng với người thân trồng và chăm sóc một số loại rau, hoa mang lại ích lợi cho con người.
BÀI 14 (1 tiết)
Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa
I. MỤC TIÊU
	- Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. 
 - Biế t liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điề u kiệ n ngoại cảnh đối với cây rau , hoa.
- Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật.	
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV chuẩn bị
- Tranh ảnh về những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
2. HS chuẩn bị
- Sưu tầm tranh ảnh về những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài
GV tự chọn cách giới thiệu phù hợp với nội dung bài học.
2. HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
- HS quan sát tranh, ảnh: (SGK/34).
	+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào?
Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
3. HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
3.1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? (từ Mặt Trời).
- Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không? (không). Nêu ví dụ: Mùa đông nhiệt độ thấp khoảng từ 10 đến 15 độ

File đính kèm:

  • docHDGD KY THUAT 4 VNEN.doc
Giáo án liên quan