Thiết kế bài dạy - Tuần 4

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

- Nắm được một số khoáng sản và qui trình sản xuất phân lân .

- Thấy được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động của con người

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .

- Sưu tầm tranh ảnh , sản phẩm của các mặt hàng thủ công của người dân ở Hoàng Liên Sơn .

 

doc29 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài dạy - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xtan.
2.2) Bài mới:
a. GV kể chuyện:
- Kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ: tấu, giàn hỏa thiêu.
- Y/c hs đọc thầm y/c 1
- Gv kể lần 2, kể đến đoạn 3 kết hợp giới thiệu tranh minh họa.
b. HD hs kể chuyện, trao đổi ý nghĩa về câu chuyện
- Gọi hs đọc y/c 1
- Hỏi lần lượt từng câu, hs trả lời.
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
c. HD kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Y/c hs dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể nhau nghe trong nhóm 4 và nói nhau nghe ý nghĩa của chuyện.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện
3/ Hoạt động nối tiếp 
- Giáo dục: sự ngay thẳng và chính trực
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực để chuẩn bị bài:
- 2 hs kể chuyện 
- Bức tranh vẽ cảnh một người đang bị thiêu trên giàn lửa, xung quanh mọi người la ó, một số người đang dội nước dập lửa.
- HS lắng nghe
- Hs lắng nghe
- HS đọc thầm y/c 1
- HS quan sát tranh + lắng nghe
- 2 hs nối tiếp nhau đọc y/c 1
+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
+ Nhà vua ra lệnh bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
+ Các nhà thơ, các nghệ lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có 1 nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
+ Nhà vua thay đổi thái độ vì thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
- HS hoạt động nhóm 4
- Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca tụng ông vua tàn bạo. Khí phách đó đã khiến nhà khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.
 - 2,3 hs nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- 2 hs thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
_________________________________
Luyện Từ Vvà Câu
Luyện tập về từ ghép và từ láy
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép ( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại ) – BT1, BT2.
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)- BT3. 
*Giảm tải: Bài tập 2 chỉ yêu cầu tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại.
II. Đồ DùNG DạY - HọC: - Phô tô một vài trang từ điển cho hs - 8 tờ phiếu viết sẵn bảng phân loại của BT 2,3
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU:
1/ KTBC: 
2 HS nhắc lại thế nào là từ ghép, từ láy?
Nhận xét, cho điểm
2/ Dạy-học bài mới:
2.1/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết học 
2.2/ HD làm bài tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- Gọi đại diện nhóm trả lời
Bài 2: Gọi hs đọc y/c và nội dung
- Từ ghép có mấy loại?
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs đọc bài làm của mình
- Tại sao em lại xếp tàu hỏa vào từ ghép phân loại?
- Tại sao núi non lại là từ ghép tổng hợp?
- Nhận xét, tuyên dương những em giải thích đúng.
Bài 3: Gọi hs đọc nội dung và y/cvà hướng dẫn các em nắm vững trọng tâm của bài 
- Y/c hs làm vào VBT
- Gọi hs nêu bài làm của mình
3 Hoạt động nối tiếp 
- GV cùng hs hệ thống lại nội dung bài học
- Bài sau: Mở rộng vố từ: Trung thực-tự trọng
HS thực hiện yêu cầu của GV
- Lắng nghe
- 2 hs nối tiếp nhau đọc
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời
+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp
+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại
- 1 hs đọc y/c
- Có 2 loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
- HS làm vào VBT
Từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp
đường ray, xe đạp, tàu hỏa, xe điện, máy bay
Ruộng đồng, làng xóm, núi non gò đồng, bờ bãi, hình dạng, màu sắc
- Tàu hỏa chỉ phương tiện giao thông đường sắt, có nhiều toa phân biệt với tàu thuỷ.
- Vì núi non chỉ chung loại địa hình nổi cao hơn so với mặt đất.
- 2 hs đọc y/c
- HS tự làm bài
- 3 HS nêu bài làm của mình
- Nhận xét câu trả lời của bạn
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.
+ Từ láy có 2 tiếng nhau ở vần: lao xao, lạt xạt
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau cả âm đầu và vần: rào rào, he hé
- Lắng nghe cùng thực hiện
__________________________________
Toán
Bảng đơn vị đo khối lượng
I/ Mục tiêu: Giúp hs
- Giúp học sinh nhận biết được tên gọi, ký hiệu, độ lớn của Đề - ca - gam, Héc - tô - gam. Quan hệ giữa Đề - ca - gam, Héc - tô - gam và gam… 
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng với nhau.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng . 
- Có ý thức khi học toán, bài tập cần làm là .1,2
II. Đồ DùNG DạY – HọC:
Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn nhu SGK nhưng chưa viết chữ và số.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU:
1. KTBC: Yến, tạ, tấn
Gọi hs trả lời:
+ 1 yến = ? kg , ? kg = 1 tạ , 1 tấn = ? kg
 1 tạ = ? yến
2. Dạy-học bài mới:
2.1) Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết học 
2.2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam
- Gọi hs kể những đơn vị đo khối lượng đã học
* GVGiới thiệu đề-ca-gam, hec-to-gam như SGK
Ghi bảng: Đề-ca-gam viết tắt là dag.
Ghi bảng: 10 g = 1 dag
Ghi bảng: héc-tô-gam viết tắt là hg
 1 hg = 10 dag = 100g
- Cho hs xem gói chè, gói cà phê và y/c các em đọc khối lượng ghi trên gói.
b/ Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng:
- Gọi hs kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học 
- Y/c hs nêu lại các đơn vị trên theo thứ tự từ lớn đến bé - Gv ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng. 
- Những đơn vị nào nhỏ hơn kg?
- Những đơn vị nào lớn hơn kg?
- 1 dag bằng bao nhiêu gam? .
- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp ( hoặc kém) mấy lần so với đơn vị bé hơn (lớn hơn) và liền kề với nó?
Kết luận: Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp (kém) 10 lần đơn vị bé hơn (lớn hơn) liền nó.
- Gọi hs đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng.
c/ Thực hành:
Bài 1: a) Ghi lần lượt từng bài lên bảng (theo cột), Gọi hs nêu miệng kết quả.
b) Ghi 4 dag = ... g lên bảng, gọi hs nêu cách đổi.
- GV hd hs lại cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
+ Mỗi chữ số trong số đo khối lượng đều ứng với 1 đơn vị đo
+ Ta đổi 4 dag ra g. Đổi bằng cách thêm chữ số 0 vào bên phải số 4, mỗi lần thêm ta đọc tên 1 đơn vị đo liền sáu đó, thêm cho đến khi gặp đơn vị cần phải đổi thì dừng lại.
+ Thêm chữ số 0 vào bên phải số 4, ta đọc tên đơn vị g.
+ vậy 4 dag = 40 g
- Ghi lên bảng lần lượt các bài còn lại, y/c hs làm vào vở
Bài 2: Gọi hs nêu lại cách tính, sau đó y/c hs tự làm bài
Hoạt động nối tiếp 
 Nhắc lại bảng đơn vị đo KL 
+ 1 yến = 10 kg, 100 kg = 1 tạ, 
 1 tấn = 1000kg, 1 tạ = 10 yến
- Lắng nghe
- HS nhắc lại 2 đơn vị này
- HS đọc 20 g(2 dag), 100g (1hg)
- HS nêu (có thể không theo thứ tự): g, hg, dag, tấn, yến, tạ, kg.
- Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g.
- HS trả lời theo y/c
- Gấp 10 lần
- HS đọc lại 
- 3,4 hs đọc lại
- HS nêu
- Theo dõi gv hd cách đổi đơn vị đo từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
8 hg = 80 dag 3 kg = 30 hg
 7 kg = 7000 g
 2 kg 300 g = 2 300g 2 kg30 g = 2 030 g 
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK 
380 g + 195 g = 575 g 
928 dag - 274 dag = 654 dag
425 hg x 3 = 1 356 hg
768 hg : 6 = 128 hg
- Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g
______________________________________
Khoa học
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
	- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
II. Đồ DùNG DạY – HọC:	
Sách giáo khoa. Giấy khổ to; bút viết & phấn đủ dùng cho các nhóm 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU:
1/ KTBC: 
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
2/ Dạy-học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết học 
2.2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trò chơi" Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm?
- GV chia lớp thành 3 đội. Lần lượt các thành viên trong đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm (mỗi em viết tên 1 thức ăn). 
Hoạt động 2: tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng lên bảng. Y/c 2 hs đọc.
- Các em hãy dựa vào bảng giá trị dinh dưỡng và các hình trong SGK thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
+ Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/19
Kết luận: Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng ta nên ăn thịt ở mức độ vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá. Chúng ta cũng nên ăn đậu phụ và uống sữa đậu nành vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.
3/ Hoạt động nối tiếp 
- Hệ thống hoá nôị dung bài học
- Bài sau:Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
- 2 HS trả lời
- Lắng nghe
- Hs của 3 đội lần lượt lên bảng viết: cá kho, đậu xào, thịt luộc, thịt kho, gà chiên, mực xào, cháo thịt, canh hến, chim quay, lẩu cá, ếch xào, tôm luộc, vừng lạc, canh tôm, đậu hà lan...
- 2 hs đọc thông tin trong bảng giá trị dinh dưỡng
- HS hoạt động nhóm 4 để hoàn thành y/c
+ Các món ăn: đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò, rau cải xào, canh cua,...
+ Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
+ Vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a-xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
- 2 hs đọc to trước lớp
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Lắng nghe và thực hiện
____________________________________________
Lịch sử
Nước Âu Lạc
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nắm được một cách sơ lượt cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Au Lạc. 
 - Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lượt Âu Lạc. Thời kỳ đó do đ

File đính kèm:

  • docGA lop4 tuan 4 CKTKN suu Nam Sach.doc
Giáo án liên quan