Thiết kế bài dạy tuần 3

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Dao, Mông, .

- Biết Hoàng Liên là nơi dân cư thưa thớt.

- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:

 + Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; Trang phục của các dân tộc được may, thêu, trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ

 + Nhà sàn: được làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Sách giáo khoa. Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài dạy tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU:
1) Kiểm tra bài cũ: Sự tích hồ Ba Bể 
- Yêu cầu 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại truyện 
- GV nhận xét và chấm điểm
2) Dạy bài mới:
 2.1/ Giới thiệu bài :GV nêu MĐYC của tiết học 
 2.2/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu chuyện: 
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 
- GV nêu câu hỏi: (đã viết vào bảng phụ) 
Đoạn 1:
+ Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?
+ Bà lão làm gì khi bắt được ốc? 
Đoạn 2:
+ Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
Đoạn 3:
+ Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì?
+ Sau đó, bà lão đã làm gì?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào? 
2.3/ HDHS KC, trao đổi ý nghĩa câu chuyện: 
 a) Hướng dẫn HS kể chuyện bằng lời của mình. 
GV hỏi: Thế nào là kể chuyện bằng lời 
của em?
- GV yêu cầu 1 HS giỏi nhìn bảng đã ghi 6 câu hỏi & kể mẫu đoạn 1. 
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm
b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- Tổ chức cho học sinh thi kể theo từng khổ thơ và kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
- GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
3/ Củng cố 
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện vừa học.
- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trươc bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Học sinh kể trước lớp 
- Học sinh nhận xét, bổ sung
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh theo dõi 
- Học sinh trả lời 
Đoạn 1:
+ Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
+ Thấy ốc đẹp, bà thương, không muốn bán, thả vào chum để nuôi.
Đoạn 2:
+ Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn no, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.
Đoạn 3:
+ Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra.
+ Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên.
+ Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con. 
- Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ. 
- 1 HS giỏi kể mẫu đoạn 1
 - Kể chuyện trong nhóm
- HS thi kể kể theo từng khổ thơ. Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Học sinh trao dổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh nhận xét, bình chọn
- Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão & nàng tiên ốc. Bà lão thương ốc, ốc biến thành một nàng tiên giúp đỡ bà. Câu chuyện giúp ta hiểu rằng: Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi nguời sẽ có cuộc sống hạnh phúc. 
__________________________________________
Luyện Từ Vvà Câu
Mở rộng vốn từ Nhân hậu- Đoàn kết
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1)
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
* GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: GD tính lương thiện cho HS (biết sống nhận hậu – đồn kết)
II. Đồ DùNG DạY - HọC: VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU:
1) Kiểm tra bài cũ: Từ đơn & từ phức 
- Từ đơn (từ phức) là từ như thế nào?
- Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Nêu ví dụ. 
- Giáo viên nhận xét & chấm điểm
2) Dạy bài mới: 
 2.1) Giới thiệu bài: 
 2.2) Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
- Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả mẫu 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo nhóm 
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét & cùng trọng tài tính điểm thi đua, kết luận nhóm thắng cuộc (nhóm tìm đúng / nhiều từ) 
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- GV lưu ý HS: từ nào chưa hiểu cần hỏi ngay giáo viên hoặc tra từ điển
- Chia nhóm, phiếu cho mỗi nhóm và yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời đại diện cac nhóm lên trình bày
- GV nhận xét & cùng trọng tài tính điểm thi đua, kết luận nhóm thắng cuộc (nhóm tìm đúng / nhiều từ) 
Bài tập 3:
- Mời HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV gợi ý: Em phải chọn từ nào trong ngoặc mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa của các từ khác trong câu, điền vào ô trống sẽ tạo thành câu có nghĩa hợp lí.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở (VBT)
- Mời học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- GV gợi ý: Muốn hiểu biết các thành ngữ, tục ngữ, em phải hiểu cả nghĩa đen & nghĩa bóng. Nghĩa bóng của các thành ngữ, tục ngữ có thể suy ra từ nghĩa đen của các từ. 
- Yêu cầu học sinh nêu nghĩa cũa các câu thành ngữ và tục ngữ
- Giáo viên nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
 c) Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ nhau, san sẻ cho nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
 d) Lá lành đùm lá rách : Người may mắn giúp người bất hạnh,người giàu có giúp người nghèo khổ, người khoẻ mạnh giúp người ốm yếu.
3) Củng cố 
- Yêu cầu học sinh học thuộc các câu tục ngữ, thành ngữ
- HTL các thành ngữ, tục ngữ. Viết vào vở tình huống sử dụng 1 thành ngữ hoặc tục ngữ. 
- Chuẩn bị bài: Từ ghép và từ láy. 
- Học sinh trả lời trước lớp
 HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc: Tìm các từ chứa tiếng hiền, chứa tiếng ác
Học sinh làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
 a) hiền lành, hiền đức, hiền hậu, hiền đức,…
 b) ác độc,ác bá, ác nghiệt, ác quỷ, ác tâm, ác tính, ác thú,ác cảm,…
- HS đọc: Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng:
- Cả lớp theo dõi
- Các nhóm nhận phiếu làm bài.
- Đại diện các nhóm lên dán bài trên bảng lớp và trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
 +
 -
Nhân hậu 
nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ. 
Tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo
Đoàn kết 
cưu mang, che chở, đùm bọc. 
Đè nén, áp bức, chia rẽ.
- HS đọc YC.
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại:
 a) Hiền như bụt (hoặc đất) 
 b) Lành như đất (hoặc bụt)
 c) Dữ như cọp (hoặc hổ cái)
 d) Thương nhau như chị em gái.
- HS đọc
- Cả lớp theo dõi
Vài HS đọc thuộc lòng các thành ngữ đã hoàn chỉnh, sau đó viết lại vào VBT
- Học sinh phát biểu ý kiến trước lớp
- Học sinh nhận xét, bổ sung, chốt lại
 a) Môi hở răng lạnh: ý nói những người ruột thịt, gần gũi,hàng xóm láng giềng phải biết che chở, đùm bọc nhau.
 b) Máu chảy ruột mềm: Những người thân gặp hoạn nạn mọi người trong gia đình đều cảm thấy đau đớn.
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp theo dõi
__________________________________
Toán
So sánh các số có nhiều chữ số
I/ Mục tiêu: Giúp hs
Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
II. Đồ DùNG DạY – HọC:
- Sách giáo khoa - Vẽ sẵn tia số (như SGK) vào bảng.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU:
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên các hàng đã học? 
- Lớp triệu gồm những hàng nào?
- Nêu cách đọc, viết số? GV nhận xét.
2) Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Dãy số tự nhiên
Hoạt động1: Giáo viên giới thiệu số tự nhiên và dãy số
a) Số tự nhiên
- Yêu cầu học sinh nêu vài số đã học, giáo viên ghi bảng (nếu không phải số tự nhiên giáo viên ghi riêng qua một bên)
- Giáo viên chỉ vào các số tự nhiên trên bảng & giới thiệu: Đây là các số tự nhiên. Các số 1/6, 1/10… không là số tự nhiên.
b. Dãy số tự nhiên:
- Yêu cầu HS nêu các số theo thứ tự từ bé đến lớn, GV ghi bảng.
- Tất cả các số tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên.
- Giáo viên nêu lần lượt từng dãy số rồi cho học sinh nhận xét xem dãy số nào là dãy số tự nhiên, dãy số nào không phải là dãy số tự nhiên
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ….
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ….
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
+ 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, …..
+ 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15…
GV lưu ý: đây không phải là dãy số tự nhiên nhưng các số trong dãy này đều là các số tự nhiên (tránh cho HS hiểu lầm không phải là dãy số tự nhiên tức là các số đó không phải là số tự nhiên)
- Giáo viên đưa bảng phụ có vẽ tia số và yêu cầu học sinh nêu nhận xét về hình vẽ này
- Giáo viên chốt lại ý chính.
Hoạt động 2: Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
- Giáo viên để lại trên bảng dãy số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ….
 + Thêm 1 vào 5 thì được mấy?
 + Thêm 1 vào 10 thì được mấy?
 + Thêm 1 vào 99 thì được mấy?
 + Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được gì?
- Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được số tự nhiên liền sau số đó, như thế dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi, điều đó chứng tỏ không có số tự nhiên lớn nhất.
- Yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ.
- GV hướng dẫn để HS thấy sô 0 là STN nhỏ nhất, và không có STN lớn nhất
- Số 5 và 6 hơn kém nhau mấy đơn vị?
 - Giáo viên nhận xét kết luận : Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp nhau thì hơn kém nhau 1 đơn vị
Hoạt động 3: Thực hành
Gv tổ chức cho HS thực hành luyện tập từng bài theo yêu cầu của từng bài
3) Củng cố 
- Thế nào là dãy số tự nhiên?
- Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên mà em được học?
- Chuẩn bị bài: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10…
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh nêu 
- Học sinh theo dõi rồi nêu lại 
- Học sinh nhận xét:
 + Là dãy số tự nhiên, ba dấu chấm để chỉ những số tự nhiên lớn hơn 10
 + Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0; đây là một bộ phận của dãy số tự nhiên
 + Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số tự nhiên lớn hơn 10; đây cũng là một bộ phận của dãy số tự nhiên
 + Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số lẻ 1, 3, 5…
 + Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số chẵn: 0, 2, 4…
- HS nhận xét: + Đây là tia số
 + Trên tia số này mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểm của tia số
 + Số 0 ứng với điểm gốc của tia số
Chúng ta đã biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số.
- Cả lớp theo dõi 
- Học sinh theo dõi và trả lời
 + Thêm 1 vào 5 thì được 6
 + Thêm 1 vào 10 thì được 11
 + Thêm 1 vào 99 thì được 100
 + Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được số tự nhiên liền sau số đó.
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh nêu thêm ví dụ
- Học sinh theo dõi
- Hai số này hơn kém nhau 1 đơn vị
- Vài HS nhắc lại
- HS thực hiện theo hướng dẫn của thầy giáo
_________

File đính kèm:

  • docGA lop4 tuan 3 CKTKN suu Nam Sach.doc