Thảo luận chủ đề đọc hiểu truyện, ký trung đại lớp 9

A. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Sơ giản về thể loại truyện, ký trung đại

 - Nắm được cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của các tác giả: Nguyễn Dữ, Ngô Gia Văn Phái, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu.

 - Nắm được nhân vật chính, sự kiện, cốt truyện của các truyện, ký trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

 - Cảm nhận được bức tranh hiện thực của XHPK Việt Nam thời trung đại. Tinh thần yêu nước, khát vọng công lý chính nghĩa; thân phận người phụ nữ Việt Nam trong XHPK và vẻ đẹp truyền thống của họ.

 - Nắm được những nét đặc điểm nghệ thuật đặc sắc cuả truyện, ký trung đại.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc, hiểu truyện, ký trung đại.

 - Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong các tác phẩm văn học trung đại lớp 9.

 3. Thái độ:

 - Cảm thông với những nỗi bất hạnh của người dân đặc biệt người phụ nữ trong XHPK.

 - Khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

 

doc9 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thảo luận chủ đề đọc hiểu truyện, ký trung đại lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH GIÁO VIÊN THAM GIA
Nhóm thảo luận – nhóm 2
	1. Đào Thị Thu Tuệ	 Tổ trưởng
	2. Cầm Thị Xuân Hương	 Tổ phó
Và các thành viên!
THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ
Đọc hiểu truyện, ký trung đại lớp 9
	A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Sơ giản về thể loại truyện, ký trung đại
	- Nắm được cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của các tác giả: Nguyễn Dữ, Ngô Gia Văn Phái, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu.
	- Nắm được nhân vật chính, sự kiện, cốt truyện của các truyện, ký trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
	- Cảm nhận được bức tranh hiện thực của XHPK Việt Nam thời trung đại. Tinh thần yêu nước, khát vọng công lý chính nghĩa; thân phận người phụ nữ Việt Nam trong XHPK và vẻ đẹp truyền thống của họ.
	- Nắm được những nét đặc điểm nghệ thuật đặc sắc cuả truyện, ký trung đại.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc, hiểu truyện, ký trung đại.
	- Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong các tác phẩm văn học trung đại lớp 9.
	3. Thái độ:
	- Cảm thông với những nỗi bất hạnh của người dân đặc biệt người phụ nữ trong XHPK.
	- Khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
	4. Năng lực cần hướng tới:
	- Năng lực đọc hiểu.
	- Năng lực tư duy.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
	B. Bảng mô tả mức độ đánh giá.
Nội dung
Mức độ đánh giá
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
Đọc – Hiểu
- Thông tin về tác giả tác phẩm, thể loại.
- Mối quan hệ giữa hoàn cảnh sáng tác với tác phẩm
- Trình bày cảm nhận về một tác phẩm truyện ký trung đại lớp 9
- Vận dụng tri thức để kiến tạo
Truyện
- Phát hiện và nêu được các tình huống truyện.
- Ảnh hưởng của giọng kể với nội dung tư tưởng tác phẩm.
- Thuyết trình về tác phẩm truyện, ký trung đại lớp 9.
- Chuyển thể các văn bản truyện, ký (Kịch, vẽ tranh)
Ký
- Xác định được nhận vật chính, nhân vật phụ có trong truyện ký.
- Phân tích được ý nghĩa của tình huống được đưa vào trong truyện.
- Lý giải tình huống trong truyện, ký trung đại lớp 9.
- Nghiên cứu khoa học và lập dự án.
Trung
- Xác định được ngôi kể trong tác phẩm truyện ký
- Cảm nhận được một chi tiết nghệ thuật đặc sắc ở truyện, ký trung đại lớp 9
Phân tích được các nhân vật trung tâm trong truyện, ký về ngoại hình, phẩm chất.
- Vận dụng kiến thức để phân tích các nhân vật, sự kiện.
MA TRẬN
Cấp độ tư duy
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Tác giả - Tác phẩm
1
1
0.25
0.25
Nội dung
3
5
3
2
13
0.75
1.25
3.5
4
9.5
Nghệ thuật
1
1
0.25
0.25
Cộng
5
5
3
2
15
1.25
1.25
3.5
10
TỔNG ĐIỂM 4,5
Câu hỏi và đáp án
	1. Phần nhận biết:
Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương được viết vào TK nào?
TK XIV	C. TK XVI
	B. TK XV	D. TK XVII
	Đáp án: C
Câu 2. Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kỳ?
	A. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật.
	B. Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
	C. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.
	D. Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.
	Đáp án:B
Câu 3. Nhận vật chính của truyện Người con gái Nam Xương là ai?
	A. Trương Sinh và Phan Lang	C. Vũ Nương và Trương Sinh
	B. Phan Lang và Linh Phi	D. Linh Phi và mẹ Trương Sinh
	Đáp án: C
Câu 4. Câu văn sau nói về nhân vật nào?
	“Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thế nào ngăn được”.
	A. Trương Sinh	C. Vũ Nương
	B. Mẹ Trương Sinh	D. Phan Lang
	Đáp án: C
Câu 5. Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp nghệ thuật của câu văn trên.
	A. Tả thực cảnh thiên nhiên thay đổi theo từng thời điểm khác nhau.
	B. Sử dụng hình ảnh ước lệ, mượn các cảnh vật thiên nhiên để chỉ sự chảy trôi của thời gian.
	C. Sử dụng cách nói cường điệu để nhấn mạnh nỗi buồn nhớ của Vũ Nương.
	D. So sánh nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải dài đến tận góc bể chân trời.
	Đáp án: B
	2. Phân thông hiểu
Câu 1. Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?
	A. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mì, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.
	B. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
	C. Nàng hết lời thương sót, phần việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
	D. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
	Đáp án: Tối đa A
Câu 2. Câu văn sau nói lên nội dung gì?	
	“Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa”.
	A. Nói lên nỗi thất vọng đến tột cùng của Vũ Nương khi thấy cuộc hôn nhân của mình không thể nào hàn gắn nổi.
	B. Nói lên nỗi đau đớn của Vũ Nương khi không hiểu vì sao mà mình bị đối xử bất công.
	C. Nói lên nỗi thất vọng của Vũ Nương khi bị Trương Sinh hắt hủi, tình vợ chồng gắn bó lâu nay đã tan vỡ.
	D. Cả A, B, C đều sai.
	Đáp án: D
Câu 3. Theo em những lời bộc bạch của nhân vật trong tác phẩm có góp phần thể hiện tâm lý và tính cách nhân vật không?
	A. Có	B. Không
	Đáp án: A
Câu 4. Nhận định nào nói đúng và đầy đủ tác dụng của chi tiết “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bế Đản cả”.
	A. Thể hiện nhận thức ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ.
	B. Làm tăng tính hay nghi ngờ và ghen tuông của Trương Sinh.
	C. Làm cho cốt truyện trở nên gay cấn.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
	Đáp án: D
Câu 5. Ý nào nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kỳ ở cuối tác phẩm
	A. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương.
	B. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm.
	C. Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
	Đáp án: D
	* Vận dụng thấp:
Câu 1: Vì sao Trương Sinh lại nghi oan cho Vũ Nương không chung thuỷ?
	+ Đáp án:
	- Tối đa: Vì nghe con nói:	- Ông cũng là cha tôi ư?
	- Cha tôi đêm nào cũng đến.
	- Cha tôi chỉ nín thin thít.
	- Không bao giờ bế Đản cả.
	- Chưa tối đa: Trả lời thiếu ý.
	- Không đạt: Trả lời sai, không trả lời.
Câu 2. Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam có trong nhân vật Vũ Nương?
	+ Đáp án:
	- Tối đa: 	- Đẹp người đẹp nết.
	- Yêu thương chung thuỷ với chồng.
	- Đảm đang tháo vát.
	- Là con dâu hiếu thảo.
	- Luôn khao khát có một gia đình bình yên, hạnh phúc.
	- Chưa tối đa: - Trả lời thiếu ý
	- Không đạt: Trả lời chưa đúng
Câu 3. Cảm nhận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản?
	+ Đáp án:
	- Tối đa: 	- Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật kết hợp tự sự, trữ tình.
	- Chưa tối đa: Trả lời còn thiếu ý
	- Không đạt: Trả lời không đúng.
	* Vận dụng cao
Câu 1. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương?
	+ Đáp án:
	- Tối đa:	- Do đa nghi, hay ghen
	- Do chiến tranh
	- Do tin lời con trẻ
	- Do sự bất lực của Vũ Nương
	- Do cái bóng
	- Chưa tối đa: Trả lời thiếu ý
	- Không đạt: - Trả lời không đúng
	 - Không trả lời
Câu 2. Chủ đề của truyện được thể hiện như thế nào?
	+ Đáp án:
	- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
	- Cảm thông với số phận nhỏ nhoi, bất hạnh, bi kịch của họ dưới CĐPK.
	- Phê phán thói ghen tuông mù quáng, tính độc quyền gia trưởng.
	- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây ra cảnh hạnh phúc gia đình đổ vỡ tan nát.

File đính kèm:

  • docTruyen Ky Trung Dai.doc
Giáo án liên quan