Tham luận: Biện pháp hiệu quả trong giải toán có lời văn Lớp 3 - Nguyễn Văn Chiến

- Tăng cường sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.

- Kết hợp kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên và quan sát lớp học giáo viên cần thận trọng khi đưa ra kết luận với một HS nào đó thuộc nhóm trình độ nào. Do vậy, cần phải kết hợp nhiều hình thức kiểm tra trong dạy học để có kết quả khách quan và chính xác. Ngoài việc kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên, GV nên có sổ tay ghi chép kết quả quan sát, theo dõi hàng ngày, trong đó lưu ý đến những trường hợp đặc biệt, hoặc quá xuất sắc hoặc quá yếu để tiến hành dạy học phân hóa phù hợp.

- Kết hợp kiểm tra độ khó và độ nhanh, tăng cường cho HS tự đánh giá. Để có thể phân loại sâu hơn, GV thiết kế đề kiểm tra kết hợp độ khó và độ nhanh, tức là tăng số lượng bài tập trong mỗi lần kiểm tra, kết quả đánh giá GV ghi nhận trong cùng một khoảng thời gian đó, HS làm đúng được bao nhiêu bài. Cách làm này khuyến khích HS phát huy hết khả năng của mình đồng thời có thể tự đánh giá khả năng của mình so với các bạn.

- Giáo viên thể hiện tính kiên trì, bền bỉ, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh.

V. Đề xuất-kiến nghị:

Xin kiến nghị Cấp trên cần cung cấp thêm nhiều đồ dùng dạy học môn toán nhằm giúp học sinh hứng thú

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận: Biện pháp hiệu quả trong giải toán có lời văn Lớp 3 - Nguyễn Văn Chiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ TRONG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3.
Nguyễn Văn Chiến GV Trường Tiểu học Cửu Long 2.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Môn Toán ở tiểu học cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu về số học và các số tự nhiên, phân số  Hình thành các kĩ năng thực hành đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Bước đầu phát triển tư duy, khả năng suy luận, cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi.
       Chương trình toán lớp 3 là một bộ phận của chương trình môn toán tiểu học. Tiếp tục thực hiện những đổi mới, phát huy và nâng cao toán lớp 1,2. Với mong muốn phần nào nêu lên được những hạn chế và cách giải quyết có hiệu quả trong tiết giải toán có lời văn lớp 3, thực hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng, để làm tiền đề cho giai đoạn học tập tiếp theo. Chính vì những lí do trên mà khối 3 chúng tôi được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường thực hiện tham luận :
“Những biện pháp hiệu quả trong giải toán có lời văn lớp 3.(Dạy theo phân hóa đối tượng học sinh.)
II. NỘI DUNG NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM:
1. Phân loại đối tượng học sinh:
    Căn cứ vào chất lượng khảo sát đầu năm của học sinh tôi có thể phân loại như sau:
- Nhóm 1: Những học sinh có khả năng giải toán ( 8 em)
- Nhóm 2: Những học sinh  giải toán chậm (10 em)
- Nhóm 3 Chưa năm cách giải (8 em).
Trong môn Toán lớp 3 giải toán có lời văn cơ bản thực hiện như sau:
2. Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới ( kiến thức đã học) để huy động. Nếu học sinh tự đọc đề bài, tự nhận ra các dạng bài tương tự, các kiến thức đã học thì nội dung bài dạy và học sinh học sẽ thuận lợi hơn. Nếu học sinh chưa nhận ra kiến thức đã học trong bài tập thì giáo viên giúp học sinh bằng cách gợi ý, hướng dẫn nhớ lại kiến thức
( hoặc nhờ học sinh giúp bạn nhớ lại) không nên vội làm thay cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy những bài toán giải lớp 3 giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng lời, bằng đoạn thẳng, bằng hình vẽ giúp học sinh tìm ra mối quan hệ và kiến thức cần vận dụng để làm bài.
VD 2. Bài toán 2(SGK 33): Con hái được 7 quả cam,mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con.Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
 Tóm tắt: Cách 2
 Cách 1 Con Mẹ
7
?
 x 5
? quả cam
Con : 7 quả cam 
? quả cam
Mẹ : gấp 5 lần 
 Cách 3 : Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 Con	
Gấp 5 lần
7 Quả cam 
 Mẹ
? quả cam
 GV phải theo sát để hướng dẫn cách viết, yêu cầu viết câu lời giải cần ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý và đúng với yêu cầu của bài toán là được.
 VD: Số quả cam mẹ hái được là, không ghi “Có số quả cam là”. Câu viết lời giải phải đúng ý nghĩa toán học vừa phải đúng văn phạm Tiếng việt. Do đó cần cho HS trả lời miệng,dùng HS khá, giỏi giúp HS yếu, sau đó mới viết câu lời giải.
 Đối với HS lớp 3, bài toán dễ hay khó thường còn ở chỗ HS biết cách giải một bài toán đó tương tự hay chưa. Trong trường hợp HS quên, GV nên gợi ý và hướng dẫn để HS liên hệ dẫn về bài toán đã biết cách giải. Ta dựa vào sơ đồ phân tích trên để viết bài giải. 
 Vậy ta có lời giải:
 Số quả cam mẹ hái được là:
 7 X 5 = 35 (quả cam)
 Đáp số: 35 quả cam.
3. Giúp học sinh tự thực hành  theo khả năng của học sinh ( phân hóa đối tượng )
- Giáo viên bao giờ cũng yêu cầu học làm các bài tập đã sắp xếp thứ tự trong sách giáo khoa hoặc do giáo viên sắp xếp. Không tự ý bỏ bài nào kể các bài tập học sinh cho là dễ ( đây là dạng bài tập phổ cập bắt buộc 100 % học sinh phải thực hiện được.)
- Không nên  bắt buộc học sinh phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Học sinh làm được bài nào nên tự kiểm tra ( hoặc giáo viên , hoặc bạn kiểm tra rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo)
- Trong cùng một khoảng thời gian của tiết học, phải chấp nhận có học sinh làm được nhiều bài tập hơn học sinh khác. Hãy giúp học sinh yếu, không làm thay (giáo viên – bạn chỉ dùm). Học sinh khá, giỏi có thể làm hết các bài tập trong sách giáo khoa hoặc bài tập phát triển giáo viên đã chuẩn bị.
4. Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh .
- Tăng cường cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ.
- Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm giúp học sinh tự sửa chữa và tự điều chỉnh. 
- Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập.
- Tập cho học sinh thói quen tự kiểm tra lại kết quả một cách chính xác.
- Trong một số trường hợp giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra bài của bạn mình rồi báo cáo kết quả cho giáo viên.
- Khuyến khích học sinh tự nêu những hạn chế trong bài của mình hoặc của bạn .
5. Tập cho học sinh thói quen tìm nhiều phương án để giải quyết vấn đề :
- Khi sửa bài hoặc khi đánh giá kết quả của học sinh giáo viên nên động viên, nêu gương học sinh đã hoàn thành bài tập tạo cho các em niềm tin và sự tiến bộ của bản thân.
- Khuyến khích học sinh tìm ra nhiều cách giải và chọn cách giải tối ưu nhất.
Vì vậy trong tiết luyện tập thực hành điều quan trọng là không phải học sinh làm được nhiều bài và giáo viên cung cấp thêm nhiều bài tập cho học sinh mà chính là giáo viên cùng học sinh khai thác được các tiềm năng trong các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, tổ chức trao đổi ý kiến về các cách làm bài của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau và củng cố nhiều lần về kiến thức trọng tâm của tiết luyện tập đã đề ra.
6. Khi soạn bài giáo viên cần phân loại đối tượng học sinh trong từng tiết dạy, chỉ ra đường đi cụ thể cho học sinh, chốt kiến thức sau mỗi bài, lượng giá được tỉ lệ % học sinh thực hiện được.
7. Mỗi giáo viên cần mạnh dạn điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học sao cho sát với đối  tượng của lớp mình phụ trách.
8. Phần kiểm tra bài cũ việc huy động kiến thức cũ để khơi gợi kiến thức mới  cần phải thực hiện thường xuyên kể cả trong bài soạn ( tránh tình trạng khi dự giờ, lên tiết tốt mới thực hiện )
9. Trong lúc nhận xét bài của học sinh và đặc biệt chấm chữa bài qua các tiết kiểm tra giáo viên cần phải nêu ra được các thiếu sót cụ thể chỉ ra được hướng khắc phục cho học sinh cho dù đó là lỗi nhỏ nhất (cần thống kê đầy đủ số liệu từng phần cụ thể).
 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
   Với những biện pháp trên tôi nhận thấy kĩ năng thực hành của học sinh được nâng lên rõ rệt , các em đã biết cách các giải từng loại bài tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều nêu được cách giải, cách trình bày bài toán , nhiều em đạt bài khá, giỏi vì có các câu trả lời rất sáng tạo phù hợp với yêu cầu cần tìm của bài toán. Đặc biệt các hình thức học nhóm thảo luận tìm cách giải hay, các hình thức dưới dạng tổ chức trò chơi được học sinh hưởng ứng và tham gia rất tích cực.
      Kết quả việc giải toán của học sinh qua kiểm tra hiện tại như sau:
Thời điểm
Tồng số HS
Giải thành thạo
Kĩ năng giải chậm
Chưa năm cách giải
Đầu năm
26 HS
HS
%
HS
%
HS
%
8
30,76
10
38,48
8
30,76
Hiện tại
26 HS
14
53,86
8
30,76
4
15,38
IV. KHẢ NĂNG TIẾP TỤC PHÁT HUY MỞ RỘNG:
       Muốn nâng cao chất lượng trong việc dạy học phần luyện tập, cần:
Æ Đối với học sinh:
- Tăng cường học tập toán, đặc biệt là thực hành giải toán.
- Tập trung nghe giảng, có tinh thần tự học tự rèn, tự giác học tập.
- Học thuộc tất cả quy tắt, công thức cách giải toán theo từng dạng.
- Nắm được quy trình giải toán theo từng kiểu bài.
- Tham khảo nhiều sách, tìm hiểu các đề toán hay.
Æ Đối với giáo viên:
- Tăng cường sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
- Kết hợp kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên và quan sát lớp học giáo viên cần thận trọng khi đưa ra kết luận với một HS nào đó thuộc nhóm trình độ nào. Do vậy, cần phải kết hợp nhiều hình thức kiểm tra trong dạy học để có kết quả khách quan và chính xác. Ngoài việc kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên, GV nên có sổ tay ghi chép kết quả quan sát, theo dõi hàng ngày, trong đó lưu ý đến những trường hợp đặc biệt, hoặc quá xuất sắc hoặc quá yếu để tiến hành dạy học phân hóa phù hợp.
- Kết hợp kiểm tra độ khó và độ nhanh, tăng cường cho HS tự đánh giá. Để có thể phân loại sâu hơn, GV thiết kế đề kiểm tra kết hợp độ khó và độ nhanh, tức là tăng số lượng bài tập trong mỗi lần kiểm tra, kết quả đánh giá GV ghi nhận trong cùng một khoảng thời gian đó, HS làm đúng được bao nhiêu bài. Cách làm này khuyến khích HS phát huy hết khả năng của mình đồng thời có thể tự đánh giá khả năng của mình so với các bạn.
- Giáo viên thể hiện tính kiên trì, bền bỉ, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh. 
V. Đề xuất-kiến nghị:
Xin kiến nghị Cấp trên cần cung cấp thêm nhiều đồ dùng dạy học môn toán nhằm giúp học sinh hứng thú trong học tập.
          Trong quá trình nghiên cứu bài tham luận nầy bản thân tôi hết sức cố gắng .Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong quý đồng nghiệp chia sẻ, góp ý, để bài tham luận nầy khả thi trong việc dạy và học.
 Vĩnh Hưng, ngày 19 tháng 11 năm 2014.
 DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN
 Nguyễn Văn Chiến

File đính kèm:

  • docTham luan hay.doc
Giáo án liên quan