Tạp chí Thông tin toán học - Tập 13 Số 3 Tháng 10 Năm 2009
Tháng 12/2008 một hội nghị quốc tế về Hình học phức đã được tổ chức tại trường ĐHSP Hà Nội. Ban tổ chức gồm Hélène Esnault (ĐHTH Essen), Đỗ Đức Thái (ĐHSP Hà Nội), Phùng Hồ Hải (VTH) và Eckart Viehweg (ĐHTH Essen). Tại hội nghị đã có nhiều nhà giải tích và hình học phức từ Đức và Pháp đọc báo cáo. Các thành viên của hội nghị đã tới thăm và làm việc với Viện Toán học và họ rất ngạc nhiên và ấn tượng với cuộc đời à sự nghiệp của GS Lê Văn Thiêm.
hiếu trung thực ngay khi chưa rời ghế nhà trường. Một ví dụ khác: trưởng đoàn Nga “than” với tôi rằng, đã thành “truyền thống” từ mấy năm nay là, bài khó nhất kỳ thi là của Nga, và không có học sinh Nga nào giải được trọn vẹn! 4/ Ngoài “tính trung thực” thì có lẽ IMO2009 ở Đức còn thể hiện được một đặc trưng nữa của toán học là “tính dân chủ”! Một ví dụ nhỏ: trong buổi liên hoan chia tay (họ làm barbecue ngoài sân trường), những nhà toán học hàng đầu như Tao, Yoccoz cũng đứng xếp hàng với học sinh để nhận thức ăn (và thường là bị chậm hơn vì không “láu” bằng học trò). Không một “chức sắc” nào được giới thiệu, chỉ có âm nhạc, trò chơi, bình chọn “miss IMO”, gặp gỡ, chụp ảnh của học sinh (tất nhiên là tự phát) với những nhà toán học nổi tiếng. Có thể nói ngắn gọn: IMO2009 là IMO của học sinh, và mọi việc làm của ban tổ chức đều nhằm đến đối tượng đó, dành cho đối tượng đó. Đề thi: Bài 1. Giả sử n là một số nguyên dương và giả sử a1, . . . , ak (k ≥ 2) là những số nguyên khác nhau từng cặp thuộc tập hợp {1, . . . , n} sao cho ai(ai+1 − 1) chia hết cho n với mọi i = 1, . . . , k− 1. Chứng minh rằng ak(a1 − 1) không chia hết cho n. Bài 2. Giả sử ABC là tam giác với O là tâm đường tròn ngoại tiếp. Các điểm P và Q là những điểm trong của các cạnh CA và AB, tương ứng. Giả sử K, L và M là các điểm giữa của BP , CQ và PQ, tương ứng, Γ là đường tròn đi qua K, L và M . Giả thiết rằng đường thẳng PQ tiếp xúc với đường tròn Γ. Chứng minh rằng OP = OQ. Bài 3. Giả sử s1, s2, s3, . . . là dãy tăng thực sự các số nguyên dương sao cho các dãy con ss1 , ss2 , ss3 , . . . và ss1+1, ss2+1, ss3+1, . . . đều là các cấp số cộng. Chứng minh rằng dãy s1, s2, s3, . . . cũng là cấp số cộng. 11 Bài 4. Giả sử ABC là tam giác với AB = AC. Các đường phân giác của các góc CAB và ABC gặp các cạnh BC và CA tại D và E, tương ứng. Giả sử K là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác ADC. Giả thiết rằng góc BEK = 45◦. Tìm mọi giá trị có thể của góc CAB. Bài 5. Tìm tất cả các hàm f từ tập hợp các số nguyên dương đến tập hợp các số nguyên dương sao cho, với mọi số nguyên dương a và b, tồn tại tam giác không suy biến với độ dài các cạnh là các số a, f(b) và f(b + f(a) − 1). (Tam giác gọi là không suy biến nếu ba đỉnh của nó không cùng nằm trên một đường thẳng.) Bài 6. Giả sử a1, a2, . . . , an là các số nguyên dương khác nhau từng cặp và M là tập hợp gồm n − 1 số nguyên dương không chứa số s = a1 + a2 + · · · + an. Một con châu chấu nhảy dọc theo trục thực, xuất phát từ điểm 0 và tiến hành n bước nhảy về bên phải với độ dài các bước nhảy là a1, a2, . . . , an theo một thứ tự nào đó. Chứng minh rằng con châu chấu có thể chọn thứ tự các bước nhảy sao cho nó không bao giờ nhảy lên bất kỳ điểm nào thuộcM . 50 năm Đào tạo và Nghiên cứu tại Khoa toán – Đại học Vinh Nguyễn Thành Quang (ĐH Vinh) Qua 50 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong những năm đổi mới gần đây, thành công nổi bật nhất của Khoa Toán - Trường Đại học Vinh thuộc về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng cán bộ. Khoa Toán đã gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học với công tác bồi dưỡng cán bộ, góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên Toán - Tin học có trình độ cao cho các trường phổ thông, cao đẳng và đại học trong cả nước. Từ những ngày đầu thành lập (1959), đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Khoa Toán chỉ có 7 thầy giáo với lớp học đầu tiên gồm 77 sinh viên. Trong những năm chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ và ác liệt, cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc chiến tranh thần kỳ, thầy trò Khoa Toán vừa giảng dạy, học tập, nghiên cứu vừa hăng hái lên đường anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Khoa đã hết sức chăm lo tổ chức tuyển chọn cử nhiều cán bộ đi làm luận án tiến sĩ, thực tập khoa học ở nước ngoài, phục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước lâu dài. Nhiều thầy trò của Khoa Toán đã trở thành nhà khoa học, nhà sư phạm có uy tín và nhà quản lý giỏi của đất nước. Tiêu biểu nhất trong đội ngũ ấy là Nhà giáo Nhân dân - Giáo sư Nguyễn Thúc Hào, Hiệu trưởng đầu tiên, người Thầy giáo dạy Toán đầu tiên của Trường Đại học Vinh. Hiện nay, Khoa có một đội ngũ 40 cán bộ giảng dạy toán gồm 1 Giáo sư, 10 Phó Giáo sư, 17 Tiến sĩ, 24 Thạc sĩ với 5 tổ bộ môn: Giải tích, Đại số, Hình học, Xác suất 12 thống kê - Toán Tin ứng dụng, Phương pháp giảng dạy Toán. Khoa đang đảm đương một khối lượng lớn công tác giảng dạy của trường trên nhiều lĩnh vực đào tạo: khối phổ thông chuyên, đại học, sau đại học, với đa dạng loại hình đào tạo: chính quy, giáo dục thường xuyên. Khoa Toán là đơn vị có nhiều cán bộ có trình độ và uy tín trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Vinh. Trải qua 50 năm, đội ngũ cán bộ cán bộ giảng dạy của Khoa đã phát triển mạnh. Một số cá nhân và tập thể nghiên cứu của Khoa đã đạt được những kết quả nghiên cứu tập trung vào một số hướng quan trọng, có ý nghĩa khoa học, được nhiều nhà toán học trong và ngoài nước đánh giá cao. Với sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng uỷ và Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh; sự cộng tác giúp đỡ của Hội Toán học Việt Nam, Viện Toán học, ĐHQG Hà Nội, ĐHSP Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Đồng Tháp, các Sở Giáo dục - Đào tạo trong cả nước và các tổ chức quốc tế, những năm gần đây Khoa Toán đã thu được những thành tựu quan trọng về đào tạo và nghiên cứu khoa học: - Đào tạo 46 khoá cử nhân ngành Sư phạm Toán học hệ chính quy. - Đào tạo 7 khoá cử nhân ngành Toán học hệ chính quy. - Đang triển khai đào tạo 3 khoá cử nhân ngành Toán - Tin học ứng dụng hệ chính quy. - Đào tạo 15 khoá thạc sĩ Toán học về 5 chuyên ngành: Toán Giải tích, Đại số và Lý thuyết số, Hình học và Tôpô, Lý thuyết Xác suất và Thống kê Toán học, Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán. - 35 nghiên cứu sinh ngành toán bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại cơ sở đào tạo sau đại học ĐH Vinh, trong đó có 13 nhiều luận án bảo vệ đạt loại xuất sắc, có nhiều luận án do cán bộ trong Khoa làm hướng dẫn chính. Nhiều giảng viên của Khoa đã tham gia chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước tại các cơ sở đào tạo sau đại học: Viện Toán học, Viện Khoa học Giáo dục, ĐH Huế, ĐHSP Hà Nội,... - Có 378 công trình công bố trên các tạp chí Toán học chuyên ngành, tạp chí khoa học giáo dục có uy tín trong và ngoài nước. Trong số cán bộ giảng dạy toán của ĐH Vinh, theo thống kê của chúng tôi, có 30 người đã có công trình được liệt kê trong Tạp chí Mathematical Reviews của Hội Toán học Mỹ. Trong những năm gần đây, có 10 cán bộ giảng dạy Khoa Toán đã báo cáo khoa học tại: Viện Toán học Fourier, Grenoble, Pháp; Trung tâm Vật lý Lý thuyết (ICTP), Trieste, Ý; Viện toán học Đài Bắc - Đài Loan, Trường Đại học Rajb- hat Maha Sarakham (Thái Lan)... Chuyên ngành Số lượng bài báo Được Math Review Được ISI thống kê thống kê Toàn bộ 2004-2009 Toàn bộ 2004-2009 Toàn bộ 2004-2009 Giải tích 90 51 47 28 11 7 Đại số 100 40 30 12 7 3 Hình học – Tôpô 37 6 8 2 1 0 Xác suất Thống kê 81 40 32 24 14 12 Toàn Khoa Toán 378 178 117 56 33 22 Thống kê số lượng công trình khoa học đã công bố đến 2009 của Khoa Toán - Về chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Toán, Khoa đã công bố 141 bài báo trên các tạp chí Nghiên cứu Giáo dục và Tạp chí Khoa học của các trường đại học. - Hàng năm, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường do cán bộ của Khoa chủ trì đều được triển khai thành công, nghiệm thu xếp loại tốt. - Có 20 sinh viên đạt giải cao trong Hội thi sinh viên nghiên cứu khoa học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có 2 giải nhất và 4 giải nhì. - Đội tuyển Olimpic sinh viên Khoa Toán đã đạt được 106 giải thưởng trong các kỳ thi Olimpic toán học sinh viên toàn quốc, trong đó có 14 giải nhất. Điều quan tâm nhất đối với Khoa hiện nay là thiếu lực lượng tiếp nối và có một nguy cơ: nhiều bạn trẻ tài năng không còn muốn theo học ngành toán. Nhận thức rõ điều đó, Khoa đã có những cố gắng nhất định, hy vọng cải thiện được tình hình. Xin đơn cử một số cố gắng đó: - Đội tuyển sinh viên Khoa Toán tham dự đều đặn kỳ thi Olimpic Toán sinh viên toàn quốc và Hội thi sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm, đạt được nhiều giải cao, là niềm tự hào của tuổi trẻ, của các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. Những hoạt động này có tác dụng rất lớn trong việc động viên niềm say mê toán học và không khí thi đua học tập, nghiên cứu của sinh viên. 14 - Một hình thức đào tạo chất lượng cao được mở ra tại Khoa: Lớp cử nhân tài năng toán đầu tiên của Trường Đại học Vinh là địa chỉ tin cậy để tạo nguồn cán bộ. Căn cứ vào hướng dẫn bồi dưỡng cử nhân tài năng của Trường Đại học Vinh, Khoa Toán đã tổ chức giảng dạy 5 chuyên đề chuyên sâu nhằm giới thiệu các hướng nghiên cứu thời sự cho sinh viên. - Các bộ môn trong Khoa duy trì đều đặn xêmina khoa học. Tại các xêmina này, mỗi người có thể giới thiệu kết quả nghiên cứu của mình, đọc các bài báo khoa học đang quan tâm hoặc trình bày những suy nghĩ cải tiến trong chương trình giảng dạy. Hoạt động học thuật này của Khoa đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. - Liên chi đoàn thanh niên của Khoa đảm nhận tổ chức kỳ thi Olimpic Toán sơ cấp và Hội nghị khoa học sinh viên cấp khoa hàng năm. Ban chủ nhiệm Khoa duy trì đều đặn việc trao giải thưởng cấp khoa để khuyến khích các thầy giáo có công trình khoa học có giá trị và sinh viên học giỏi. Chi đoàn cán bộ giảng dạy của Khoa đã tổ chức xêmina khoa học bằng tiếng Anh. Các cán bộ trẻ trình bày các kết quả nghiên cứu của mình hoặc các vấn đề toán học cơ sở bằng tiếng Anh, họ cùng nhau dịch thuật một số tài liệu giảng dạy và nghiên cứu. Phong trào học tập Ngoại ngữ và Tin học trong chi đoàn cán bộ được đẩy mạnh. Một trong những mô hình hoạt động tạo môi trường tập dượt nghiên cứu khoa học cho sinh viên là việc ra Tập san Toán học & Sinh viên của liên chi đoàn Khoa Toán. Đây là một mô hình hoạt động có hiệu quả để
File đính kèm:
tap_chi_thong_tin_toan_hoc_tap_13_so_3_thang_10_nam_2009.pdf