Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học cơ sở môn vật lí

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

 Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục.

 

doc195 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học cơ sở môn vật lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thí nghiệm này chúng ta cần: 1 cân thăng bằng (hình dưới), 06 ốc vít giống nhau.
Thông tin: Có nhiều cách khác nhau để đặt các ốc vít trên cân. Chỉ có một số trường hợp cân sẽ thăng bằng. Khi những ốc vít được xắp xếp như nhau hai bên cân thì cân sẽ chịu tác dụng đối xứng. Hình trên và dưới là 2 ví dụ như vậy.
Nhiệm vụ: Dưới đây là 6 nhận xét được đặt ra, trong đó có nhận xét đúng và nhận xét sai. Với mỗi nhận xét hãy làm 2 thí nghiêm để kiểm tra nhận xét này, vẽ sơ đồ thí nghiệm và rút ra kết luận nhận định xét này là đúng hay sai?
Nhận xét 1: Cân chịu tác dụng đối xứng sẽ luôn thăng bằng.
Nhận xét 2: Khi cân thăng bằng, nó luôn chịu tác dụng đối xứng.
Nhận xét 3: Sự thay đổi đồng thời khoảng cách vị trí đặt ốc vít tới trục quay ở hai bên không làm ảnh hưởng đến sự thăng bằng của cân.
Nhận xét 4: Sự thay đổi ốc vít 2 bên ra xa trục quay cùng một khoảng cách không ảnh hướng đến sự thăng bằng của cân.
Nhận xét 5: Nếu để bên trái 2 ốc vít, bên phải 3 ốc vít thì cân không thể thăng bằng.
Nhận xét 6: Nếu đặt 1 ốc vít lên cân thì không tìm được trường hợp nào giúp cân thăng bằng.
Trong bài tập này tập trung vào đánh giá kĩ năng thiết kế cách thức tiến hành thí nghiệm và kĩ năng thực hiện thí nghiệm để rút ra kết luận qua đó hình thành lên kiến thức mới.
-	P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này
Để đánh giá thành phần này có thể thông qua quá trình biện luận kết quả thí nghiệm. 
-	X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí 
Nhìn chung năng lực thành phần này được rèn luyện và phát triển thường xuyên thông qua những bài tập, trao đổi giữa GV và HS, giữa HS với HS. Các bài tập tự luận cũng giúp HS hình thành năng lực thành phần này.
Đánh giá thành tố năng lực “trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và thông qua các cách diễn tả đặc thù của vật lí “ta có thể sử dụng dưới dạng bài tập tình huống trong đó HS cần phải sử dụng ngôn ngữ vật lí để diễn tả ý kiến của cá nhân.
Ví dụ 6: Lan, Nga và Nam nói chuyện với nhau trong giờ ra chơi:
Lan: Trong giờ vật lí chúng mình được học năng lượng không mất đi và chỉ bị chuyển hóa. Điều này cũng đúng với điện năng đúng không?
Nga: Đúng vậy, điện năng cũng là năng lượng.
Lan: Thế còn (dòng) điện thì sao? Bố tớ luôn nhắc cần tiết kiệm điện vì giá điện ngày càng đắt?
Nam (giọng nửa đùa): “ Chúng ta viết thư cho nhà máy điện rằng chúng ta sẽ không trả tiền điện nữa vì Điện năng không hề bị tiêu thụ”.
Nhà cung cấp điện năng cần phải trả lời như nào? Nếu bạn là kĩ sư thuộc bộ phận kĩ thuật của Tổng công ty Điện lực thành phố, hãy viết một bức thư trả lời (tối đa 1 trang).
Với bài tập như này HS không những phải vận dụng được kiến thức về sự chuyển hóa năng lượng, quy trình sản xuất điện năng, HS còn phải rèn luyện khả năng sử dụng thuật ngữ vật lí để lí giải thắc mắc của các HS. 
-	X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành) 
Ngôn ngữ hàng ngày thường không hoàn toàn trùng với ngôn ngữ vật lí, việc sử dụng các ngôn ngữ đời sống để diễn tả các hiện tượng vật lí thường thiếu chính xác nhưng lại rất khó thay đổi ở HS.
Bài tập đánh giá năng lực thành phần “phân biệt được những miêu tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành)”.
Ví dụ 7: Hãy viết lại những câu sau đây theo ngôn ngữ vật lí:
Hôm nay trời trở rét.
Vào mùa đông những tấm áo sưởi ấm các chiến sĩ biên phòng.
Ở trong bếp rất là ấm.
Que kem đang bốc hơi.
Trời nóng cần bật quạt cho mát.
Với nhiệm vụ này, HS phải phân biệt được thuật ngữ trong đời sống và thuật ngữ trong vật lí đồng thời sử dụng được thuật ngữ vật lí để diễn tả chính xác hiện tượng, sự vật.
Năng lực thành phần này cấu thành bởi những thành tố sau: hiểu biết nội hàm của các khái niệm vật lí và phạm vi áp dụng của các khái niệm vật lí, khả năng sử dụng ngôn ngữ để viết câu, lập đoạn văn.
-	X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau
Đây là một năng lực thành phần quan trọng, vừa là thành tố quan trọng của năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin đồng thời cũng là thành tố không thể thiếu của năng lực tự học. Khi giao nhiệm vụ tự học cho HS cần có nhiệm vụ yêu cầu HS lựa chọn nguồn thông tin tin cậy, lựa chọn được thông tin trọng tâm trong một văn bản. 
-	X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
Có quan điểm cho rằng thành tố này chính là một loại kiến thức (kiến thức về ứng dụng kĩ thuật của vật lí). Thành tố này yêu cầu về sự vận dụng kiến thức vật lí để mô tả các thiết bị kĩ thuật vê nguyên tắc hoạt động và nguyên tăc cấu tạo. Ta cũng có thể giao các bài tập thiết kế, chế tạo mô hình nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc cấu tạo của thiết bị kĩ thuật để đánh giá năng lực thành phần này.
-	X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ).
 Đánh giá năng lực thành phần này vốn khá quen thuộc với GV thông qua việc chấm vở ghi của HS. Lí thuyết kiểm tra đánh đánh giá mới giúp cung cấp cho chúng ta một công cụ đầy đủ hơn để đánh giá đó là đánh giá thông qua hồ sơ học tập (portfolio) mà trong đó vở ghi chỉ là một bộ phận của hồ sơ học tập.
-	X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một cách phù hợp
Năng lực thành phần này yêu cầu HS có thể trình bày kết quả hoạt động học tập của mình dưới dạng phù hợp. GV có thể đánh giá thông qua yêu cầu HS thuyết trình, trình bày viết, trình bày dưới dạng 1 đoạn video clips hoặc một mô phỏng … Để việc đánh giá năng lực thành phần này thông qua các nhiệm vụ trình bày của HS kể trên được khách quan, GV và HS cần thống nhất các bảng tiêu chí đánh giá (rubric) để sử dụng trong đánh giá.
Ở mức độ thấp hơn GV có thể ra những câu hỏi để HS lựa chọn cách trình bày phù hợp nhất.
Ví dụ 8: Bài tập đánh giá năng lực thành phần « trình bày được một cách phù hợp kết quả công việc của mình hoặc thông tin thu được ». 
Bảng ví dụ các công suất thông thường
Người
100 W
Ngựa
1000 W
Xe tải
10 000 W
+ Những cách thể hiện bảng số liệu bằng hình ảnh có chính xác và đầy đủ không ?
+ Bạn chọn cách trình bày nào để cậu em 6 tuổi của mình hiểu được sự khác biệt giữa độ lớn công suất kể trên. Giải thích ngắn gọn lựa chọn của mình.
CS Người CS Ngựa CS Xe tải
 Người Ngựa Xe tải
Bài tập này đánh giá khả năng lựa chọn phương pháp trình bày kết quả phù hợp với nội dung. Ở mức độ cao hơn ta có thể yêu cầu HS tự đề xuất cách biểu diễn bảng số liệu bằng một hình vẽ, bảng biểu phù hợp.
-	X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí 
Năng lực thành phần này bao gồm các thành tố: đưa ra ý kiến, bảo vệ ý kiến và lắng nghe ý kiến của người khác.
-	X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
Năng lực thành phần này có ngoại diên rộng bao hàm cả việc tham gia và tổ chức lãnh đạo hoạt động nhóm. 
-	C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Thành phần năng lực này chỉ được đánh giá thông qua những kì kiểm tra mang tính chất hệ thống cả về kiến thức và kĩ năng cũng như thái độ. Đối với từng cá nhân HS, qua quá trình tổ chức dạy học, GV có hình dung khái quát về trình độ kiến thức, kĩ năng và thái độ của từng HS, nhưng từng HS chưa chắc đã tự đánh giá được trình độ của mình.
-	C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao tŕnh độ bản thân.
Thành phần năng lực này có thể được đánh giá gián tiếp thông qua đánh giá việc học tập theo dự án, theo nhóm của HS. 
-	C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường 
Năng lực đánh giá bao gồm các thành tố về kiến thức, các kĩ năng tư duy phản biện và thái độ trung thực, khách quan. Để đánh giá năng lực phê phán ta có thể xây dựng các bài tập để HS bình luận ưu nhược điểm của các ứng dụng kĩ thuật của vật lí theo các góc nhìn về mặt kinh tế, sinh thái và môi trường. Ngoài ra cũng có thể xây dựng bài tập dựa trên các vấn đề thực tiễn mà cần sử dụng các kiến thức, phương pháp nhận thức vật lí để làm sáng tỏ.
Ví dụ 9: Cung cấp điện cho dân cư trên đảo.
Trong tương lai dân cư trên các hòn đảo có thể được cung cấp điện từ nhà máy điện gió. Hội đồng nhân đảo phải đưa ra quyết định về nơi đặt nhà máy điện gió. Có rất nhiều tranh luận về vấn đề này.
Những ý kiến tranh luận nào dưới đây có thể được kiểm nghiệm bằng phương pháp nghiên cứu vật lí :
- Nhà máy cần đặt gần khu dân cư. Như vậy, sẽ giảm bớt hao phí điện năng trên đường tải điện.
- Cánh quạt gió nên đặt xa ngoài biển. Ở đó, ta có thể xây dựng một hệ thống cánh quạt và tạo ra năng lượng rất rẻ.
- Hệ thống nên được đặt bên trong đảo. Như vậy, người dân và khách du lịch không bị che mất tầm nhìn.
- Hệ thống nên được xây trên đất liền. Khi đó, chi phí xây dựng và thời gian tiến hành ít nhất.
- Xây dựng hệ thống điện gió là vô nghĩa. Công suất của nó quá nhỏ để cung cấp cho 5 000 dân trên đảo.
Các thành phần năng lực C3, C5 và C6 dưới đây ít được thể hiện và được tổ chức đánh giá ở HS.
-	C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí 
-	C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại 
-	C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
B5: Đánh giá công cụ
Cách đánh giá công cụ phổ biến nhất là sử dụng phương pháp chuyên gia. Chuyên gia là những người hiểu rõ về nội hàm các năng lực cần được đánh giá đồng thời phải biết được kĩ thuật xây dựng công cụ đánh giá. Sau khi đạt được sự đồng thuận của các chuyên gia về độ giá trị, độ tin cậy và độ phân biệt của các công cụ thì ta có thể sử dụng công cụ để đ

File đính kèm:

  • docTAI LIEU TAP HUAN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1.doc