Tài liệu ôn thi môn Sinh học Lớp 12 - Trần Nhật Quang

Bài 1 : Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1450 liên kết hyđrô. Trên mạch thứ nhất của gen có 15%

ađênin và 25% xitôzin. Xác định :

1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen;

2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen trên mỗi mạch gen;

3. Số liên kết hoá trị của gen

GIẢI :

1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen :

- Tổng số nuclêôtit của gen :

20 x 60 = 1200 (nu)

- Gen có 1450 liên kết hyđrô. Suy ra :

2A + 3G = 1450

2A + 2G = 1200

 G = 250

- Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen :

G = X = 250 ( nu )

= 250/1200 x 100% = 20,8%

A = T = 1200/2 - 250 = 350 ( nu )

= 50% - 20,8% = 29,1%

2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen :

Mỗi mạch của gen có :

1200 : 2 = 600 ( nu )

A1 = T2 = 15% = 15% .600 = 90 (nu)

X1 = G2 = 25% = 25% = 25%.600 = 150 (nu)

T1 = A2 = 350 - 90 = 260 (nu)

= 260/600 x 100% = 43%

G1 = X2 = 250 -150 = 100 ( nu )

= 100/600 .100% = 17%

3. Số liên kết hoá trị của gen :

2N - 2 = 2 .1200 = 2398 liên kết

 

pdf28 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi môn Sinh học Lớp 12 - Trần Nhật Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Số tế bào con tạo ra: 
 2x1 = 280/40 + 1 = 8 tế bào 
 2x1 = 8 = 23  x1 = 3 
- Hợp tử II: 
 2x2 . 2n = 640 
Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 
.: Page 12  
  Số tế bào con tạo ra: 
 2x2 = 640/40 = 16 tế bào 
 2x2 = 16 = 2  x2 = 4 
- Hợp tử III: 
 (2x3 - 2) . 2n = 1200 
  Số tế bào con được tạo ra: 
 2x3 = 1200/40 + 2 = 32 tế bào 
 2x3 = 32 = 25  x3 = 5. 
3. Số tế bào con đã từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân của ba hợp tử: 
 2x1+1 - 2 + 2x2 + 1 - 2 + 2x3 + 1 - 2 = 24 + 25 + 26 - 6 = 106 tế bào 
Bài 14: Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh sản của một cá thể cái có một số tế bào sinh dục sơ khai 
nguyên phân bốn lần liên tiếp. Có 75% số tế bào con được chuyển sang vùng chín và sau đó đã có tất cả 
5400 nhiễm sắc thể bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. 
1. Xác định số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu. 
2. Các trứng tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Các hợp tử nguyên phân với số lần bằng 
nhau và đã nhận của môi trường nguyên liệu tương đương 7200 nhiễm sắc thể đơn. 
Xác định số nhiễm sắc thể, số crômatit trong các tế bào và mỗi giai đoạn sau; 
a. Kỳ trước của lần nguyên phân cuối cùng; 
b. Kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng; 
 Cho biết 2n = 60. 
GIẢI 
1. Số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu: 
Gọi a là số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu. Suy ra số tế bào con sau nguyên phân: 
 a.24 = 16a 
 Số tế bào sinh trứng: 
 75% x 16a = 12a 
 Số nhiễm sắc thể bị tiêu biến trong các thể định hướng: 
 3 x 12a x n = 5400 
  36a x 60/2 = 5400 
 a = 5400/ (36 x 30) = 5 tế bào 
2. Số nhiễm sắc thể, số crômatit trong các tế bào: 
Số hợp tử được tạo ra: 
 25% . 12a = 15 
Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử, ta có: 
 (2x - 1) . 15 . 60 = 7200 
 2x = 7200/15.60 + 1 = 8 = 23 
 x = 3 
Số tế bào tiến hành đợt nguyên phân cuối cùng: 
 15 . 2x - 1 = 15 . 23 - 1 = 60 
a. Vào kỳ trước của lần nguyên phân cuối cùng: 
Số nhiễm sắc thể trong các tế bào : 
 60 x 60 = 3600 NST 
Số crômatit trong các tế bào: 
 60 x 2 x 60 = 7200 crômatit 
b. Vào kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng: 
Số nhiễm sắc thể trong các tế bào : 
Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 
.: Page 13  
 60 x 2 x 60 = 7200 NST 
Số crômatit trong các tế bào bằng 0 
Bài 15 : 
 Chuột có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40. 
 Quan sát hai nhóm tế bào đang ở vùng chín của ống dẫn sinh dục của một con chuột đực, người ta nhận 
thấy: 
- Nhóm I có 1100 nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của các thoi vô sắc, trong đó số 
nhiễm sắc thể kép xếp hai hàng nhiều hơn số nhiễm sắc thể kép xếp một hàng là 500. 
- Nhóm II có 1200 nhiễm sắc thể đang phân li về các cực của tế bào; trong đó số nhiễm sắc thể kép 
đang phân li ít hơn số nhiễm sắc thể đơn đang phân li là 240. 
1. Xác định các tế bào của mỗi nhóm đang ở kỳ phân bào nào. 
2. Tính số tế bào ở mỗi kỳ đã xác định trên. 
3. Xác định số lượng giao tử được tạo ra khi hai nhóm tế bào trên kết thúc quá trình phân bào. 
GIẢI 
1. Kỳ phân bào: 
• Nhóm tế bào I: 
- Các tế bào có nhiễm sắc thể kép xếp hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc thuộc kỳ 
giữa I của giảm phân. 
- Các tế bào có nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc 
thuộc kỳ giữa II của giảm phân. 
• Nhóm tế bào II: 
- Các tế bào có nhiễm sắc thể kép phân li về các cực tế bào thuộc kỳ sau I của giảm phân. 
- Các tế bào có nhiễm sắc thể đơn phân li về các cực tế bào thuộc kỳ sau II của giảm phân. 
2. Số tế bào ở mỗi kỳ: 
• Nhóm tế bào I: 
- Số nhiễm sắc thể đang thuộc kỳ giữa I: 
 (1100 + 500)/ 2 = 800 (NST) 
- Số nhiễm sắc thể đang thuộc kỳ giữa II: 
 800 - 500 = 300 (NST) 
- Số tế bào đang ở kỳ giữa I: 
 800/ 2n = 800/40 = 20 tế bào 
- Số tế bào đang ở kỳ giữa II: 
 300/ n = 300 : 40/2 = 15 tế bào 
• Nhóm tế bào II: 
- Số nhiễm sắc thể đang ở kỳ sau I: 
 (1200 - 240)/ 2 = 480 (NST) 
- Số nhiễm sắc thể đang ở kỳ sau II: 
 1200 - 480 = 720 (NST) 
- Số tế bào đang ở kỳ sau I: 
 480/2n = 480/40 = 12 tế bào 
- Số tế bào đang ở kỳ sau II: 
 720/2n = 720/40 = 18 tế bào 
3. Số giao tử (tinh trùng) được tạo ra: 
- Kết thúc phân bào (giảm phân), mỗi tế bào ở lần phân bào I tạo bốn tế bào con và mỗi tế bào ở 
lần phân bào II tạo hai tế bào con 
- Tổng số giao tử bằng tổng số tế bào con sau giảm phân: 
Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 
.: Page 14  
 (20 + 12) . 4 + (15 + 18) . 2 = 194 giao tử 
Bài 16 : 
 Khi lai một gà trống trắng với một gà mái đen đều thuần chủng, người ta đã thu được các con lai đồng 
loại có lông xanh da trời. 
1. Tính trạng trên di truyền theo kiểu nào ? 
2. Cho những gà lông xanh da trời này giao phối với nhau, sự phân li những tính trạng trong quần thể 
gà con thu được sẽ như thế nào ? 
3. Cho lai gà trống lông xanh với gà mái lông trắng, sự phân li ở đời sau sẽ ra sau ? Có cần kiểm tra 
độ thuần chủng của giống ban đầu hay không ? 
GIẢI 
1. Kiểu di truyền của tính trạng: 
 Lai giữa gà trống trắng với gà mái đen, F1 xuất hiện gà có lông màu xanh da trời, F1 xuất hiện tính trạng 
trung gian. 
 Suy ra tính trạng màu lông của gà di truyền theo hiện tượng trội không hoàn toàn. 
 Giả sử quy ước gen A quy định màu lông đen, trội không hoàn toàn so với gen a quy định màu lông trắng: 
- Gà trống trắng P có kiểu gen aa; 
- Gà mái đen P có kiểu gen AA; 
- Gà F1 có màu lông xanh da trời đều có kiểu gen Aa. 
2. Cho gà xanh da trời F1 giao phối với nhau: 
 F1: Aa (xanh da trời) x Aa (xanh da trời) 
 GF1: A, a A, a 
 F2: 1AA : 2Aa : 1aa 
 Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 
 25% số gà có lông đen 
 50% số gà có lông xanh da trời 
 25% số gà có lông trắng 
3. a. Cho lai gà trống lông xanh với gà mái lông trắng: 
 P: gà trống lông xanh x gà mái lông trắng 
 Aa aa 
 GP: A, a a 
 F1: 1Aa : 1aa 
 Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1: 
 50% số gà có lông xanh : 50% số gà có lông trắng 
 b. Không cần kiểm tra độ thuần chủng của giống ban đầu vì gà lông trắng luôn mang kiểu gen aa 
(tức thuần chủng), con gà lông xanh luôn mang kiểu gen Aa (tức không thuần chủng). 
Bài 17: 
 Khi lai hai dòng ngô thuần chủng (dòng hạt xanh, trơn và dòng hạt vàng, nhăn) người ta thu được F1 đồng 
loạt có hạt tím, trơn 
1. Nếu những kết luận có thể rút ra từ phép lai này ? 
2. Khi cho các cây F1 giao phấn với nhau, các loại giao tử nào đã được sinh ra, tỉ lệ của mỗi loại giao 
tử là bao nhiêu ? Lập sơ đồ lai từ P đến F2. 
Ở F2 có sáu loại kiểu hình là những loại nào ? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu ? 
Khi kiểm tra thấy có ½ số hạt màu tím. Kết quả này có thể dự đoán được không ? Cho biết tỉ lệ 
các hạt vàng, xanh và nhăn, trơn. 
3. Những hạt F2 thuộc dòng thuần về một hay hai tính trạng được biểu hiện bằng kiểu hình nào ? 
4. Nếu giao phối các cây hạt nhăn, tím với nhau, sự phân li sẽ xảy ra như thế nào ? 
Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 
.: Page 15  
5. Lai cây hạt trơn, xanh với cây hạt nhăn, vàng thu được những cây hạt trơn, màu sắc của chúng sẽ 
như thế nào ? Có thể rút ra kết luận gì về kiểu gen của cây hạt trơn đã sử dụng. 
GIẢI 
1. Những kết luận rút ra từ phép lai: 
Theo đề bài, hai dòng P đều thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản (hạt xanh, trơn với hạt 
vàng, nhăn). F1 đồng loạt có hạt tím, trơn. 
- Về màu hạt: F1 xuất hiện hạt tím là tính trạng trung gian giữa bố và mẹ (xanh và vàng). 
 Vậy màu hạt di truyền theo hiện tượng tính trội không hoàn toàn. 
- Về hình dạng hạt: F1 xuất hiện hạt trơn. Suy ra hạt trơn là tính trội hoàn toàn so với hạt 
nhăn. 
 Vậy hình dạng hạt di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. 
2. Khi cho F1 giao phối với nhau: 
Quy ước gen: 
Giả thuyết: gen A: hạt vàng trội không hoàn toàn so với gen a: hạt xanh. 
AA: hạt vàng; Aa: hạt tím; aa: hạt xanh 
Gen B: hạt trơn, gen b: hạt nhăn 
Do P thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản suy ra F1 đều dị hợp hai cặp gen : AaBb (hạt 
tím, trơn). 
Vậy nếu cho F1 là AaBb giao phấn với nhau. 
• Có 4 loại giao tử F1 là: AB, Ab, aB và aa. Tỉ lệ mỗi loại giao tử trên là: ¼ 
• Sơ đồ lai từ P đến F2: 
 P: hạt xanh, trơn x hạt vàng, nhăn 
 aaBB AAbb 
 GP: aB Ab 
 F1: AaBb 
 Kiểu hình 100% hạt màu tím, trơn. 
 F1 : giao phấn với nhau 
 F1 : AaBb x AaBb 
 GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab 
 F2 : 
 AB Ab aB ab 
AB AABB AABb AaBB AaBb 
Ab AABb AAbb AaBb Aabb 
AB AaBB AaBb aaBB aaBb 
Ab AaBb Aabb aaBb aabb 
 Kiểu gen F2 Tỉ lệ mỗi loại 
 Kiểu hình ở F2 
1 AABB 
 2 AABb   3 hạt vàng, trơn 
 2 AaBB 
 4 AaBb   6 hạt tím, trơn 
 1 AAbb  1 hạt vàng, nhăn 
Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 
.: Page 16  
 2 Aabb  2 hạt tím, nhăn 
 1 aaBB 
 2 aaBb   3 hạt xanh, trơn 
 1 aabb  1 hạt xanh, nhăn 
• Khi Kiểm tra thấy có số hạt màu tím: Kết quả này có thể dự đoán được. Vì nếu xét riêng 
về màu hạt: 
 F1 : Aa x Aa  F2 : 1AA : 2Aa :1aa 
 F2 có 1 vàng : 2 tím : 1 xanh 
 Vậy tỉ lệ hạt màu tím ở F2 là: 2/4 = ½ 
 

File đính kèm:

  • pdfBT Sinh hoc 12.pdf