Đề thi thử Tốt nghiệp THPT và Đại học môn Sinh học

Câu 1. Đột biến gen xảy ra ở giai đoạn hợp tử có 5 đến 7 tế bào là đột biến gì?

A. Đột biến xôma B. Đột biến giao tử C. Đột biến tiền phôi D. Không xác định được

Câu 2. Một số tế bào sinh dục sơ khai của một cơ thể động vật đang ở vùng sinh sản thực hiện phân bào liên tiếp một số đợt bằng nhau đã hình thành nên 5120 tế bào con ở thế hệ tế bào cuối cùng. Số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số lần nguyên phân? Biết số đợt nguyên phân gấp đôi số tế bào ban đầu.

 A. 5 và 10 B. 6 và 12 C. 4 và 8 D. 3 và 6

Câu 3. Phương pháp gây đột biến nhân tạo được áp dụng từ những năm 20 của thế kỉ XX đã giúp các nhà chọn giống giải quyết được vấn đề gì sau đây?

A. Khắc phục khó khăn để có thể tiến hành lai xa B. Chuyển gen giữa các loài sinh vật khác nhau

C. Tạo nguồn nguyên liêu cho quá trình chọn giống D. Cả 3 câu trên

Câu 4. Cấu trúc di truyền của QT ban đầu: 0.3AA + 0.4Aa + 0.3aa = 1. Quá trình đột biến làm alen A thành a với tỷ lệ là 0,02. Nếu đây là quần thể ngẫu phối thì qua 4 thế hệ ngẫu phối tỷ lệ kiểu gen Aa là bao nhiêu?

A. 0,5 B. 0,42 C. 0.46 D. 0,48

Câu 5. Ở cơ thể sống prôtêin đóng vai trò quan trọng trong:

A. sự sinh sản B. hoạt động điều hoà và xúc tác

C. cấu tạo của axit nuclêic D. cấu tạo của enzim và hoocmôn

Câu 6. Khi chiếu xạ với cường đội thích hợp lên hạt đang nẩy mầm, đỉnh sinh trưởng, chồi ngọn người ta mong muốn tạo ra loại biến dị nào sau đây?

 A. Đột biến xôma B. Đột biến đa bội C. Đột biến giao tử D. Đột biến tiền phôi

Câu 7. Các thành phần sau đây : ADN polymeraza, ARN polymeraza, mạch khuôn, đoạn mồi. giúp ta nhớ đến cơ chế nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Tốt nghiệp THPT và Đại học môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến của NST trong giảm phân là hoàn toàn giống nhau ở bố và mẹ. Tần số hoán vị gen là:
	A. 10%.	B. 16%.	C. 20%.	D. 40%.
Câu 16. Lai hai dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng với nhau, người ta thu được thế hệ sau 100% số cây con có hoa màu đỏ. Từ kết quả này ta có thể rút ra kết luận gì ?
A. Các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là alen với nhau.
B. Màu hoa đỏ xuất hiện là do kết quả của sự tương tác cộng gộp.
C. Các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là không alen với nhau.
D. Chúng ta chưa thể rút ra kết luận gì.
Câu 17. Hiện tượng đa hình cân bằng là hiện tượng:
A. Hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
B. Thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác giúp sinh vật thích nghi tốt hơn với điều kiện sống
C. Trong quần thể song song tồn tại một số loại kiểu hình ổn định, không một dạng nào có ưu thế trội hơn để hoàn toàn thay thế dạng khác
D. Đột biến và biến dị tổ hợp liên tục phát sinh trong khi hoàn cảnh sống vẫn duy trì ổn định
Câu 18. Cho gen A: thân cao trội hoàn toàn so với a: thân thấp, một quần thể thực vật có 10000 cây trong đó có 9975 cây thân cao. Nếu đây là quần thể ngẫu phối và cân bằng di truyền thì thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. 0,9025 AA : 0,0950 Aa : 0,0025aa	B. 0,9000 AA : 0,0750 Aa : 0,0250aa.
C. 0,6500AA : 0,1000Aa : 0,2500 aa	D. 0,0950AA : 0,9025 Aa : 0,0025aa.
Câu 19. Trong quần thể Hacđi - Vanbec, có hai alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể đó là:
	A. A = 0,84; a = 0,16	B. A = 0,92; a = 0,08	C. A = 0,96; a = 0,04	D. A = 0,8; a = 0,2
Câu 20. Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vikhuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang AND tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
A. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
B. bị tiêu diệt hoàn toàn.	C. sinh trưởng và phát triển bình thường.
D. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác.
Câu 21. Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành
A. đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.
B. đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.
C. đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện chogen được biểuhiện
D. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.
Câu 22. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thựcvật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm.Đặc điểm chung của hai phương pháp này là
A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất. 	B. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể. 
D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
Câu 23. Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu phả hệ ở người là:
A. không biết được tính trạng trội, tính trạng lặn.
B. không biết được tính trạng nào do kiểu gen quy định, tính trạng nào do điều kiện sống ảnh hưởng đến.
C. không biết được tính trạng di truyền do một hay nhiều gen.
D. không biết được tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính quy định.
Câu 24. Các bệnh di truyền ở người phát sinh do cùng một dạng đột biến là
A. mù màu và máu khó đông.	B. bệnh Đao và hồng cầu lưỡi liềm.
C. bạch tạng và ung thư máu.	D. ung thư máu và máu khó đông.
Câu 25. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan thoái hoá?
A. Gai xương rồng. 	B. Tua cuốn ở cây đậu Hà Lan. 
C. trong hoa đực của cây đu đủ có nhuỵ.	D. Gai cây hoa hồng.
Câu 26. Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò:
A. tạo ra các kiểu hình thích nghi với biến đổi của môi trường.
B. sàng lọc và giữ lại những cá thể thay đổi kiểu hình tương ứng với môi trường sống thay đổi.
C. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi. 
D. tạo ra các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
Câu 27. Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:
A. Quá trình giao phối	B. Quá trình đột biến
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên	D. Quá trình phân li tính trạng
Câu 28. Trong tự nhiên bên cạnh những loài có tổ chức phức tạp vẫn còn có những loài có cấu trúc đơn giản là do:
A. quá trình tiến hoá duy trì những quần thể thích nghi nhất. 
B. quá trình tiến hoá chọn lọc tự nhiên đào thải biến dị có hại.
C. quá trình tiến hoá củng cố những đột biến trung tính trong quần thể .
D. quá trình tiến hoá tạo nên sự đa dạng loài trong quần thể .
Câu 29. Nhờ quá trình giao phối, nguồn nguyên liệu sơ cấp trở thành nguồn nguyên liệu thứ cấp. Nguồn nguyên liệu thứ cấp ở đây là
A. đột biến gen được nhân lên nhiều hơn.	B. đột biến NST được nhân lên do nguyên phân.
C. các biến dị tổ hợp.	D. những nguyên liệu thứ yếu, không quan trọng đối với tiến hoá.
Câu 30. Để giải thích về nguồn gốc các loài, Đacuyn xem vai trò nhân tố tiến hoá nào sau đây quan trọng nhất?
A. các biến dị cá thể.	B. di truyền tích luỹ các biến dị có lợi.
C. CLTN theo con đường phân li tính trạng.	D. biến dị đồng loạt.
Câu 31. Đặc điểm nổi bật của đại Trung sinh là:
A. Xuất hiện thực vật hạt kín 	B. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và bó sát 
B. Sự xuất hiện bò sát bay và chim 	D. Sự xuất hiện ếch nhái và bò sát
Câu 32. Tiền hoá tiền sinh học là
A. quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ theo con đường hoá học.
B. quá trình hình thành những tế bào đầu tiên.
C. quá trình từ một số tế bào ban đầu hình thành toàn bộ sinh giới ngày nay.
D. quá trình từ khi có nền văn minh loài người đến nay.
Câu 33. Để xác định tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ ngưỡng của một giai đoan sinh trưởng ở một loài côn trùng cần:
A. Đo nhiệt độ trung bình và thời gian của một giai đoạn sinh trưởng ở 2 điều kiện nhiệt độ như nhau .
B. Đo nhiệt độ trung bình và thời gian của một giai đoạn sinh trưởng
C. Duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt thời gian của giai đoạn sinh trưởng
D. Đo nhiệt độ trung bình và thời gian của một giai đoạn sinh trưởng ở 2 điều kiện nhiệt độ khác nhau .
Câu 34. Điều gì không xảy ra đối với quần thể giao phối khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu
A. Dễ xuất hiện các cá thể quái thai, di hình	B. Con đực khó tìm con cái hơn
C. Các cá thể dễ bị ảnh hưởng do các tác động bất lợi của môi trường
D. Sự gia tăng nhanh số lượng cá thể do nguồn tài nguyên dồi dào
Câu 35. Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 36. Kiểu quan hệ sống chung thường xuyên  giữa hai loài, nhất thiết cho sự tồn tại của cả hai loài  là kiểu quan hệ:
	A. Quan hệ hội sinh       B. Quan hệ hợp tác C. Quan hệ cộng sinh        D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Câu 37. Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
	A. chim chích và ếch xanh. B. rắn hổ mang. 	C. rắn hổ mang và chim chích. D. châu chấu và sâu.
Câu 38. Sự hình thành sinh quyển trên trái đất là quá trình:
	A. không phải diễn thế	B. là diễn thế nguyên sinh	C. là diễn thế thứ sinh 	D. là sự đa dạng sinh học
Câu 39. Sự trao đổi vật chất giữa các hệ thống sống với môi trường được thể hiện thông qua
	A. chu trình sinh địa hóa các chất	B. sự tích lũy chất hữu cơ ở cơ thể thực vật
	C. sự biến đổi chất vô cơ thành các chất hữu cơ qua quá trình quang hợp ở thực vật
	D. mối quan hệ về mặt dinh dưỡng giữa các sinh vật
Câu 40. Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra theo
	A. quy luật hình tháp sinh thái	B. quy luật hiệu suất sinh thái	
	C. quy luật giới hạn sinh thái	D. quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
Câu 41. Tác dụng của cônsixin trong việc gây đột biến là
	A. làm rối loạn khả năng nhân đôi của NST	B. làm đứt gãy các thoi vô sắc trong phân bào
	C. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc làm NST không phân li D. ức chế quá trình phân chia tế bào 
Câu 42. Một gen bị đột biến mất một cặp nuclêôtit thứ 5 thì chuỗi polipeptit đột biến bị:
A. thay thế một axit amin.	C. thay đổi trình tự toàn bộ các axit amin. 
B. mất 1 axit amin.	D. thay đổi trình tự từ aa thứ 2.
Câu 43. Quy luật phân li có ý nghĩa chủ yếu đối với thực tiễn là gì:
A.cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai 	B.xác định được phương thức di truyền của tính trạng
C.xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống D.xác định được các dòng thuần 
Câu 44. cho cây thân cao lai với cây thân thấp thu được F1: 100% thân cao .cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 56,25%thân cao : 43,75% thân thấp quy luât di truyền chi phối tính trạng trên là 
A. QL phân li 	B. QL tương tác át chế	C. QL tương tác bổ sung 	D. QL hoán vị gen
Câu 45. Ý nghĩa thực tiễn của di truyền giới tính là 
A. điều khiển giới tính của cá thể B. điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong qúa trình phát triển cá thể
C. phát hiện các yếu tố môi trường trong cơ thể ảnh hưởng đến giới tính
D. phát hiện các yếu tố môi trường ngoài cơ thể

File đính kèm:

  • docDE THI THU DAI HOC 6trien.doc