Sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học để nâng cao kết quả học tập lịch sử của học sinh lớp 6 trường THCS Bùi Thị Xuân

MỤC LỤC

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI . 2

II. GIỚI THIỆU . 4

1. Hiện trạng . 4

 2. Giải pháp thay thế . 5

3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài:. 8

4. Vấn đề nghiên cứu . 9

5. Giả thuyết nghiên cứu . 9

III. PHƯƠNG PHÁP . 9

 1. Khách thể nghiên cứu . 9

 2. Thiết kế . 9

3. Quy trình nghiên cứu . 10

4. Đo lường . 20

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ . 23

1. Phân tích dữ liệu . 23

 2. Bàn luận kết quả . 24

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 25

VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 25

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 28

VIII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI . 29

Phụ lục 1: Xác định đề tài nghiên cứu . 29

Phụ lục 2: Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng . . 30

Phụ lục 3: Bài kiểm tra trước tác động . 31

Phụ lục 4: Bài kiểm tra sau tác động . 33

Phụ lục 5: Phân tích dữ liệu . 35

Phụ lục 6.1: Kế hoạch bài học . 36

Phụ lục 6.2: Bản đồ tư duy về chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 40

 

 

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học để nâng cao kết quả học tập lịch sử của học sinh lớp 6 trường THCS Bùi Thị Xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI:
 Mục 1. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì? 
Sau khi học sinh hiểu rõ về bản đồ tư duy và cách tạo lập bản đồ tư duy, giáo viên yêu cầu cả lớp học theo hình thức ghi vở bằng bản đồ tư duy, các em chuẩn bị tâm thế, vật dụng để tạo lập bản đồ tư duy của cá nhân trong vở ghi.
Hướng dẫn học sinh tìm ý trung tâm bằng cách chắt lọc ý từ đề mục 1. Có thể có những từ khóa như “thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại” hoặc “Văn hóa phương Đông cổ đại”
Tiếp tục tìm ý lớn ở nhánh lớn bằng cách tìm trong các đoạn tư liệu nội dung sách giáo khoa mục 1 (trang 16) .
Giáo viên tiếp tuc đặt những câu hỏi gợi mở cho học sinh phát triển bản đồ tư duy:
	Ở đây có 4 đoạn, mỗi đoạn nói về một lĩnh vực văn hóa, có 4 ý lớn chính, đó là 4 lĩnh vực nào? (Thiên văn; Chữ viết; Toán học; Kiến trúc).
	-Trong lĩnh vực thiên văn, họ đã biết được điều gì? (Sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh). 
	-Tại sao họ cần quan tâm tới điều đó? (Vì họ cần biết để thuận lợi cho việc cày cấy đúng thời vụ và năng suất mùa vụ cao hơn).
	-Từ những hiểu biết đó, người phương Đông đã sáng tạo ra điều gì? (sáng tạo ra lịch; biết làm đồng hồ). 
	Cứ như thế, hoàn thiện nội dung của 3 nhánh chính còn lại là: Chữ viết, Toán học, và Kiến trúc.
* Tạo lập bản đồ tư duy kết hợp với phương pháp sử dụng trò chơi trong giảng dạy bài mới.
Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI.
	Mục 1. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?
	Sau hướng dẫn học sinh thực hiện hình thức ghi vở bằng bản đồ tư duy, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm ý trung tâm và các ý ở các nhánh của bản đồ tư duy như đã trình bày ở phần kết hợp bản đồ tư duy với phương pháp phát vấn.
Giáo viên chuẩn bị một bản đồ tư duy trên bảng phụ hoặc vẽ khung bản đồ tư duy trực tiếp trên bảng của lớp học, chỉ có 4 ý lớn, còn lại là các nhánh trống. Chuẩn bị 13 ô nội dung kiến thức tương ứng nhưng cắt rời để thực hiện trò chơi lắp ghép nhanh.
Thể lệ: Chia thành 13 ô dữ liệu phát xuống cho cả lớp.
	Trong vòng 3 phút, HS phải xác định miếng ghép của mình sẽ nằm ở đâu trên bản đồ tư duy và chạy lên dán vào đúng vị trí.
	Ngoài ra giáo viên có thể linh hoạt tạo ra những trò chơi khác với những hình thức và tên gọi khác nhau nhằm đem lại hứng thú cho học sinh hơn. 
Ví dụ:
Trò chơi “Thêm cánh cho hoa”: Thiết kế bản đồ tư duy trên bảng hoặc bảng phụ theo hình dáng một bông hoa, có nhụy hoa là từ khóa trung tâm hoặc hình ảnh chủ đề, sau đó phát triển ý thành mạng lưới kiến thức là những cánh hoa, có thể xếp chồng lên thành hoa nhiều lớp cánh như kiểu ý cấp 1, cấp 2.
Trò chơi “Tiếp sức”: Để hoàn thành một bản đồ tư duy trên bảng, có thể theo hình thức chạy tiếp sức, học sinh thứ nhất chạy lên tạo nhánh nội dung cấp 1 xong, chạy về vị trí, học sinh thứ hai tiếp tục, cứ như thế cho tới khi hoàn thiện thanh một bản đồ tư duy hoàn chỉnh.
	* Tạo lập bản đồ tư duy kết hợp với phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực học sinh bằng bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì.
Đề bài cho hình thức kiểm tra này nên mang tính gợi mở, hay nói cách khác là sử dụng phối hợp với phương pháp nêu và giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả hơn việc đưa ra những câu hỏi mang tính liệt kê, tái hiện những nội dung từ sách giáo khoa.
Ví dụ: Yêu cầu học sinh thể hiện câu trả lời bằng bản đồ tư duy với câu hỏi: Em biết gì về chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta trong suốt thời kì Bắc thuộc? Suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên.
Để trả lời được câu hỏi này, học sinh phải trình bày những kiến thức về chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc như chính sách thuế, chính sách lao dịch, chính sách cống nạp sản vật quý hiếm, chính sách đồng hóa. Đồng thời học sinh sẽ trả lời thêm ý kiến đánh giá của cá nhân đối với những chính sách đó. Chính sách nào là thâm hiểm nhất? Có thể gợi ý thêm cho học sinh khá, giỏi việc liên hệ so sánh với chính sách thuế hiện nay, hoặc vấn đề đồng hóa trong giai đoạn hiện nay có hay không, hay dưới dạng hình thức nào? Có phải một bộ phận nhỏ trong xã hội vì đua đòi, ăn chơi đã dần dần tự đánh mất bản sắc cá nhân mình, bản sắc dân tộc mình, đang tự biến mình thành cái bóng của những giá trị hư ảo du nhập từ nước ngoài hay không? Đó có thể gọi là quá trình tự đồng hóa hay không?
 	* Tạo lập BĐTD phối hợp phương pháp sử dụng phần mềm ImindMap 5.3 và phần mềm PowerPoint.
	Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Mục 1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
	Sau khi khai thác và giảng dạy nội dung tóm tắt về nhân vật Ngô Quyền, thiết kế bằng phần mềm ImindMap 5.3 hai bản đồ tư duy như sau: 
	Tạo thứ tự cho các hiệu ứng và liên kết với các slide trong các nhánh mà giáo viên muốn làm rõ cho nhánh đó. Sau đó trình chiếu kết hợp giảng dạy, giải thích, phát vấn, thảo luận nhóm,để tìm ra ý tiếp theo cho đến hết ý cần trình bày trong bản đồ tư duy.
Đến phần củng cố kiến thức giáo viên có thể thực hiện bằng một bài tập trắc nghiệm như sau: Mỗi nhánh kiến thức là một câu trắc nghiệm, học sinh sẽ tìm câu trả lời để điền vào nhánh kiến thức đó cho tới khi hoàn thành bản đồ tư duy trên phần mềm PowerPoint.
3.2. Trình bày sản phẩm BĐTD.
	3.2.1. Đối với giáo viên:
	Trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh tạo lập bản đồ tư duy, giáo viên dùng từ khóa, viết tắt, hình ảnh,  nhưng khi hoàn thành giáo viên phải diễn giải dưới hình thức tường thuật, kể chuyện hoặc thuyết trình một cách mạch lạc, khúc chiết bằng ngôn ngữ ngắn gọn, cụ thể, đầy đủ về nội dung của bản đồ tư duy, từ đó, học sinh sẽ được khắc họa lại một lần nữa về bức tranh tổng thể của nội dung bài học, đây là điều nhất thiết giáo viên phải thực hiện vì đối tượng của mình là học sinh lớp 6, khả năng tiếp nhận của các em phải được hình thành từ sự hướng dẫn và làm mẫu cụ thể, khi học sinh đã quen với việc học tập cùng bản đồ tư duy thì các em có thể tự mình thuyết trình với sản phẩm của chính mình.
	3.2.2 Đối với học sinh:
	Nếu với cách ghi chép thông thường, học sinh luôn phải tuân theo một quy luật, trình bày theo một khuôn mẫu có sẵn (giống như trong vở ghi bài), học sinh sẽ bị động, phụ thuộc vào từ ngữ và trình bày một cách máy móc, mất đi sự thoải mái trong lúc thuyết trình.
	Với bản đồ tư duy, học sinh đặt các chủ đề của bài thuyết trình ở trung tâm của trang giấy và phát triển dựa trên các hình ảnh và từ khoá mà các em dự định trình bày. Cách làm này rất khoa học giúp học sinh tự tin rất nhiều. Ngoài ra, học sinh sẽ phải tự tìm ra cách để diễn đạt các ý từ ý trung tâm tới ý các nhánh bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ biểu cảm, từ đó góp phần giúp các em phát triển ngôn ngữ giao tiếp, chủ động lĩnh hội và khắc sâu kiến thức.
3.3 Học sinh hoàn thiện bản đồ tư duy cùng tập thể lớp:
	Trong quá trình học, học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư duy về kiến thức của bài học; người giáo viên sẽ là người cố vấn đặt câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh phát biểu, sắp xếp ý tưởng, làm trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh bản đồ tư duy, nắm kiến thức của bài học.
	Sau khi các em hoàn thiện xong nội dung bài học bằng bản đồ tư duy và trình bày lại cho cả lớp nghe sẽ giúp học sinh một lần nữa khắc sâu kiến thức và thuộc bài rất nhanh, rèn luyện tính tự tin, khả năng thuyết trình, phát triển khả năng thẩm mỹ, sắp xếp ý tưởng một cách khoa học, hệ thống, ghi nhớ sâu kiến thức.
 Giáo viên có thể củng cố kiến thức bằng một bản đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một bản đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó .
	Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bản đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu bản đồ tư duy mà giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức để khuyến khích tính sáng tạo của học sinh.
3.4 Vai trò của giáo viên trong quá trình thực hiện:
 	Để hướng dẫn học sinh làm bản đồ tư duy, giáo viên cần tận dụng thời gian thích hợp như kết hợp với việc học buổi chiều (học 3 tiết theo thời khóa biểu) hoặc ngày thứ 7; còn trong tiết dạy chính khoá vẫn hoàn thành bài giảng theo đúng phân phối chương trình.
	Trong quá trình dạy ở trên lớp, giáo viên cần ghi chép, quan sát kĩ các thiết kế bản đồ tư duy và cách thuyết trình của học sinh để nhận xét, góp ý và làm trọng tài, phân giải các cuộc tranh luận. Đồng thời bổ sung những phần kiến thức mà các em chưa phân tích sâu. Sau khi kết thúc một bài học, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm tư liệu và viết, vẽ bản đồ tư duy theo cách hiểu của mình.
Sử dụng phương pháp chấm bài bằng cách cho các em nhận xét, chấm bài của nhau, động viên, khuyến khích kịp thời và đặc biệt cần chú ý người giáo viên chỉ là người hướng dẫn, nêu chủ đề để học sinh là chủ thể của hoạt động.
3.5. Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm: thực nghiệm trong học kỳ I theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
	4. Đo lường:
4.1. Tiến hành bài kiểm tra 1 tiết trước khi tác động đối với cả 02 nhóm. Nội dung kiến thức thuộc phần lịch sử thể giới cổ đại, yêu cầu học sinh trả lời đầy đủ những nội dung cơ bản theo kiến thức đã học, đồng thời vận dụng những kiến thức của bài học để phân tích, lý giải một số vấn đề liên quan. Trong đó, yêu cầu nhận biết 40%, thông hiểu 40% và vận dụng là 20%. (nội dung và đáp án trình bày ở phần phụ lục 3). 
Kết quả khảo sát đề 1: 
LỚP 6A2
LỚP 6A3
Stt
Họ và tên
Điểm
Stt
Họ và tên
Điểm
01
Phạm Thị Ngọc
Anh
5
01
Hoàng Thanh
An
4
02
Phạm Quốc 
Cường
4
02
Nguyễn Thị Duyên
Anh
5
03
Nguyễn Thành
Đạt
5
03
Lê Kỳ 
Anh
6
04
Lường Minh
Dương
5
04
Trịnh Hoàng Minh
Chương
4
05
Nguyễn Văn
Dương
5
05
Nguyễn Minh
Đạt
5
06
Nguyễn Thị Kiều
Duyên
6
06
Lường Văn 
Đông
5
07
Nguyễn Trung
Hiếu
5
07
Châu Thị Thùy
Dung
4
08
Nguyễn Hoàng 
Khánh
5
08
Lê Anh
Duy
5
09
Nguyễn Đức
Lâm
6
09
Lường Thị Thu 
Hiền
5
10
Nguyễn Trần Thảo
Ly
5
10
Nguyễn Trung
Hiếu
4

File đính kèm:

  • docsu dung ban do tu duy mon Lich sulop 6 (TRINH THE HAU).doc
Giáo án liên quan