Sổ tay tích lũy kiến thức Hóa học - Nguyễn Ngọc Minh

1- 5 Bromouracil(5-BrU) là chất tương đương với timin, có brom ở vị trí số 5 thay cho nhóm – CH3 của Timin. Ở dạng keto, 5-BrU kết cặp với Adenin như trường hợp Timin. Tuy nhiên sự có mặt của nguyên tử brom làm thay đổi một cách có ý nghĩa sựu phân bố electron ở vòng base. Vì vậy 5-BrU có thể chuyển sang dạng enol và dạng ion và nó có thể kết cặp với Guanin như trường hợp xytozin tạo ra cặp G-X thay cho cặp A-T, kết quả gây ra đột biến đồng hoán. Tương tự 5-BrU cũng có thể gây ra đột biến đồng hoán A-T thay cho cặp G-X. [12]

2- Chất gây đột biến khác là 2-amino-purin (2-AP) là hóa chất tương đương Adenin, có thể kết cặp với Timin. Khi bị proton hóa, 2-AP có thể kết cặp nhầm với Xytozin, có thể gây ra thế hệ sau đột biến đồng hoán G-X thay cho A-T do kết cặp nhầm với Xytozin trong lần sao chép tiếp theo.[12]

3- Mỗi bazơ tồn tại ở hai dạng cấu trúc gọi là tautomer. Ví dụ: Adenin bình thường mang nhóm –NH2 cung cấp nguyên tử hidro cho sự bắt cặp bổ sung với dạng keto (C=O) của Timin. Khi có biến đổi tautomer, Adenin chuyển sang cấu trúc hiếm là dạng imino NH sẽ bắt cặp bổ sung với Xytozin. Timin có thể chuyển sang dạng enol (CHO) không có trong ADN bình thường và bắt cặp với Guanine. [7]

4- Dưới tác dụng của tia tử ngoại, Xytozin gắn thêm phân tử H2O vào liên kết C=C của mạch vòng và Timin bị đứt liên kết C=C mạch vòng nối hai phân tử thành timin dimer. [7]

5- Về nguồn gốc đột biến điểm được phân ra thành đột biến ngẫu nhiên và đột biến cảm ứng :

- Đột biến cảm ứng: là dạng đột biến xuất hiện với tần số tăng lên khi xử lí có mục đích bằng các tác nhân đột biến.

 

doc43 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sổ tay tích lũy kiến thức Hóa học - Nguyễn Ngọc Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn, Hưng Yên, Hạ Long). Trước thực trạng đó, chúng ta cần có các hành động khẩn cấp để bảo vệ các nguồn nước, bảo vệ sự sống của cộng đồng. 
Hơn 3.000 tỷ đồng để “cứu” tài nguyên nước
Tại hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Tài nguyên nước cho biết, để góp phần giải quyết những vấn đề trên, Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển có hiệu quả và bền vững nhằm khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; thực thi Luật Tài nguyên nước; phê chuẩn Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác quản lý tài nguyên nước.
Về nguyên nhân khiến tài nguyên nước bị xâm hại nghiêm trọng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của QH Nghiêm Vũ Khải cho rằng, luật nhiều, nhưng các tỉnh rất ít, thậm chí không có văn bản nào hướng dẫn thi hành luật ở địa phương. Hệ quả là việc xử lý sai phạm về môi trường nước rất chậm, dù đã quy định mức xử lý hình sự. Ngoài ra, còn do việc thiếu quy hoạch khi xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cũng như thiếu đánh giá tác động môi trường trong các dự án. Ông Nghiêm Vũ Khải cho biết thêm, tỷ lệ thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ đề ra trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường là 55 - 70%; 100% cơ sở phát sinh nước thải chưa thực hiện việc xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Để giải quyết những tồn tại trên, theo ông Khải, thời gian tới, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan về xử lý tội phạm về gây ô nhiễm, thất thoát, hủy hoại tài nguyên nước; khắc phục tồn tại của hệ thống pháp luật hiện hành; tăng cường đầu tư hệ thống và bộ máy bảo vệ tài nguyên nước; xã hội hóa, nâng cao nhận thức của người dân về tài nguyên nước trong đó, đặc biệt nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, đại diện là QH.
Đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, với kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, bảo đảm phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ được thực hiện từ 2010-2020 nhằm bảo đảm an ninh về nguồn nước sử dụng cho trước mắt và lâu dài, quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước một cách tổng hợp, toàn diện, bền vững và hiệu quả cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
1.Ô nhiễm đất:
- Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay,\ đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.
* Nguyên nhân:
- Từ việc sử dụng nông dược và phân hoá học, chúng tích luỹ dần trong đất qua các
mùa vụ. 
- Các loại chất thải trong hoạt động của con người (rắn, lỏng, khí). 
- Đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước và vành đai sinh vật, nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, các vùng khai thác khoáng sản kim loại thường tạo thành một khu vực khuếch tán, khiến cho hàm lượng nguyên tố này trong vùng đất xung quanh cao hơn nhiều so với đất
thông thường, đây cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. 
- Ô nhiễm do nước thải: Không biết cách khoa học các loại nước thải để tưới cho cây trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽtận dụng được lượng Nitơ, Photpho, Kali,trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nnếu như nướ ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước
vào đất gây ô nhiễm.
2. Ô nhiễm nước:
- Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm ... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
- Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí... Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
3. Ô nhiễm không khí:
- Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
- Tác nhân gây ô nhiễm:
+ Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx... 
+ Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr 
+ Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn 
+ Các khí quang hóa: PAN, O2 
Các chất lơ lửng: sương mù, bụi 
Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ 
 - Các hoạt động gây ô nhiễm
+ Tự nhiên
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.
+ Công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NO2, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao,thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
+ Giao thông vận tải
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2. Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
+ Sinh hoạt
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi
4. Ô nhiễm khí quyển:
- Ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có: 20 tỉ tấn cacbon điôxít,1,53 triệu tấn SiO2 ,,hơn 1 triệu tấn niken,700 triệu tấn bụi, 1,5 triệu tấn asen,900 tấn coban,600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác. 
- Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.
- Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
- Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất.
5. Ảnh hưởng :
Đối với sức khỏe con người:
- Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm
ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức
thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng
nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn
nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây
điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. 
b. Đối với hệ sinh thái:
- Điôxít lưu huỳnh và c

File đính kèm:

  • docSỔ TAY TÍCH LŨY KIẾN THỨC_1.doc