SKKN Xây dựng nội dung tiết Toán tăng cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến Kinh nghiệm "Xây dựng nội dung tiết Toán cho học sinh lớp 3 ” giúp học sinh nắm vững kiến thức, làm cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn nhằm gây hứng thú toán học, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.

 Sáng kiến gồm 3 phần: Đặt vấn đề, Giải quyết vấn đề và Kết luận.

 Phần Đặt vấn đề: Đề cập những vấn đề khó, bất cập của hoạt động dạy học tiết toán tăng phân hóa. Từ đó là cơ sở để tác giả có đề ra kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học và áp dụng vào thực tế giảng dạy trong trường Tiểu học.

 Phần Giải quyết vấn đề: Gồm các nội dung

- Chỉ ra các biện pháp dạy học, điều kiện áp dụng cho từng phần, từng bài.

- Dạy thực nghiệm và kết quả đạt được.

- Bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế giảng tiết Toán tăng ở lớp 3.

- Đề xuất và khuyến nghị.

Phần Kết luận: Khẳng định giá trị áp dụng của kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy tiết tăng cho HS lớp 3 tại đơn vị.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Xây dựng nội dung tiết Toán tăng cho học sinh Lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dạy, trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng để củng cố kiến thức hoặc rèn luyện kỹ năng ứng dụng một quy tắc, đơn vị kiến thức nào đó.
b. Hệ thống bài tập thể hiện rõ sự phân hóa. Bài toán phải phù hợp với trình độ kiến thức của học sinh từng khối lớp, từng đối tượng học sinh G, K, TB, Y. Bài tập phải sát đối tượng, xây dựng trên cơ sở người học. Tránh hai thái cực bài tập quá đơn giản dẫn đến tiết học nhàm chán, hay quá tải làm học sinh hoang mang sợ học. Thể hiện thoát li sách giáo khoa, rèn khả năng tự học cho học sịnh.
c. Bài tập phải đầy đủ dữ kiện. Những yếu tố đã cho của bài toán phải đủ để tìm ra đáp số.
d. Câu hỏi phải rõ ràng và đầy đủ ý nghĩa.
e. Bài toán phải không có mâu thuẫn.
g. Số liệu đưa ra trong bài toán cần phù hợp với thực tế.
Ví dụ: Bài tập củng cố về đơn vị ki-lô-gam, cần chú ý đến khối lượng thực tế của vật khi đưa vào bài toán. Điều đó làm cho bài toán đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn mà gần gũi với học sinh. “Con chó cân nặng 15kg, con lợn nặng hơn con chó 8kg. Hỏi con lợn cân nặng bao nhiêu ki-lo-gam? ”
h. Ngôn ngữ của đề toán cần ngắn gọn, mạch lạc. 
Ngôn ngữ của bài toán ảnh hưởng rất lớn đến nội dung ý nghĩa của bài toán, đến quá trình suy luận tìm hướng giải cho bài toán. Nếu bài toán có quá nhiều những từ ngữ “ thừa” “ phi toán học” sẽ làm cho học sinh khó phát hiện ra nội dung trọng tâm của bài toán.
Ví dụ: Một bài toán thừa nội dung không cần thiết, cách diễn đạt dài dòng.
“ Hôm nay, nhà em có giỗ ông nội, mẹ em đi chợ mua sắm đồ. Mẹ mua rất nhiều thứ. Trong đó có gạo nếp và gạo tẻ. Mẹ mua 12 kg gạo tẻ. Gạo nếp bằng một nửa gạo tẻ. Hỏi mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp? ” 
Một bài toán như vậy sẽ làm cho HS khó phát hiện các dữ kiện trọng tâm của bài, HS sẽ bị lạc hướng tìm hiểu bài bởi những yếu tố không cơ bản: “ Hôm nay, nhà em có giỗ ông nội, mẹ mua cả gạo ”...
Vậy có thể rút gọn bài toán như sau: “ Mẹ mua gạo nếp và gạo tẻ. Gạo tẻ có 12 kg. Gạo nếp bằng một nửa gạo tẻ. Hỏi mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp? ”.
2.2.4. GV phải biết cách phát triển bài toán trên cơ sở các bài toán có sẵn trong SGK, vở bài tập.
Cách 1: Thay đổi số liệu đã cho. 
Dạng bài tập này thường được áp dụng thường xuyên nhất trong các tiết học ở những dạng bài “ Tính, đặt tính rồi tính, giải toán có lời văn... ”, nhằm mục tiêu củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản của tiết học.
Ví dụ: Khi luyện tập toán bài: “ Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)” – Toán 3, trong buổi thứ hai, từ bài tập SGK, giáo viên có thể sáng tác các bài toán cơ bản sau:
Bài 1/tr7 – Toán 3 : Tính
 - +
 541
 127
 - +
 422
 144
 - +
 564
 215
Thay đổi số liệu.
Bài toán mới:
a. Tính
 - +
 470
 232
 - +
 897
 789
 - +
 515
 208
*b. Thử lại phép tính bằng cách tìm số trừ.
- Học sinh lớp hoàn thành các phép tính trên nhằm củng cố, rèn kĩ năng làm tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000 dạng số có ba chữ số trừ đi số có ba chữ số ( có nhớ một lần ) trong đó vận dụng bảng trừ đã học.
- Khuyến khích học sinh làm thêm phần*, thực hiện tính các phép tính trên thử lại phép tính bằng cách “ Tìm số bị trừ = Hiệu + Số trừ ” hoặc Tìm số trừ = Số bị trừ - Hiệu.
Như vậy trong cùng một khoảng thời gian, cùng một giáo viên, cùng một lớp học, nhưng với mỗi đối tượng khác nhau có số lượng bài tập cần hoàn thành cũng khác nhau. Việc làm này còn giúp HS có biện pháp tự học, làm việc hăng say, tích cực, liên tục trong một tiết học.
Bài 3/tr 104 – Toán 3: Củng cố rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến kĩ năng tính phép trừ có nhớ trong phạm vi 10 000.
“ Một cửa hàng có 4283 m vải, đã bán được 1635m vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải ”
Bài toán mới: “ Một cuộn vải dài 8095m vải, cắt ra 2572m vải. Hỏi cuộn vải đó còn lại bao nhiêu mét vải ? ”
Vậy qua đó, học sinh được rèn luyện kĩ năng giải toán dạng “ít hơn” từ quan hệ “đã bán” -> sang quan hệ “cắt đi”.
Cách 2: Tăng hoặc giảm đi một số yêu cầu của đề toán.
Dạng bài tập này thường được áp dụng cho các bài toán về đọc, viết số, giải toán lời văn,...
	Ví dụ 1: Trong bài: “ Luyện tập” – Toán 3.
	Bài 3/ tr101: 
Viết số bé nhất có ba chữ số. b. Viết số bé nhất có bốn chữ số
c. Viết số lớn nhất có ba chữ số. d.Viết số lớn nhất có bốn chữ số
Thay đổi bài toán ta được:
Bài toán mới: 
Viết số bé nhất có ba chữ số giống nhau ( khác nhau ).
Viết số lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
Viết số bé nhất có bốn chữ số giống nhau ( khác nhau ).
Viết số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau.
 e*Viết số tròn trăm lớn nhất có bốn chữ số.
	- HS làm phần a, b, c, d
	- Khuyến khích học sinh làm thêm phần *e.
	Như vậy, thông qua bài tập trên, HS được viết được các số lớn nhất, bé nhất có ba chữ số theo dấu hiệu, đọc viết được số có ba, bốn chữ số. Học sinh nêu và đọc được số tròn trăm có bốn chữ số.
 Ví dụ 2: Trong tiết Luyện tập – Tr89
 Bài 4/tr89: Tính chiều dài hình chữ nhật, biết nửa chu vi hình chữ nhật là 60m và chiều rộng là 20m.
Thay đổi bài toán ta được:
Bài toán mới: 
 Tính chiều rộng hình chữ nhật, biết chu vi hình chữ nhật 120m và chiều dài 40m.
 Với bài tập này, HS K- G phát hiện ra cái khác bài buổi sáng là phải thêm một bước Tìm nửa chu vi( chu vi : 2), sau đó áp dụng kiến thức bài tập buổi sáng để giải bài toán.
	Cách 3: Thay một trong các dữ kiện của bài toán bằng một điều kiện gián tiếp, hoặc một dữ kiện của bài toán bị ẩn đi. 
Thường áp dụng cho giải toán có lời văn. Hệ thống bài tập này là những bài toán phát triển, dành cho GV bồi dưỡng học sinh giỏi toán. Bài tập này đòi hỏi ở học sinh sự suy luận, hoặc phát huy vốn sống của các em.
Ví dụ 1: Luyện tập về “ Diện tích hình chữ nhật” – Toán 3.
Bài 2/ tr152 : Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 5cm, chiều dài 14cm. Tính diện tích miếng bìa đó?
Thay đổi bài toán được bài toán mới:
Bài toán: Một cái ao hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi mảnh vườn hình vuông có cạnh 10m, chiều dài của ao là 41m. Tính diện cái ao đó.
Ví dụ 2: Luyện tập về “ Tìm thành phần chưa biết của phép nhân”
Bài 2/tr120: Tìm x
x x 7 = 2107 8 x x = 1640
	Thay đổi cả số liệu và thay đổi một dữ kiện bài toán bằng một điều kiện gián tiếp để được bài toán:
	Bài toán mới: Tìm y
	8 x y = 1654 + 274 y x 9 = 973 – 19
	Dạng bài tập này xây dựng cho học sinh K, G. Các em cần phải thực hiện thêm một bước đưa kết quả của phép tính từ một phép tính về một số, để được dạng toán cơ bản tìm thành phần chưa biết của phép trừ. Sau đó mới thực hiện tìm y theo quy tắc tìm số trừ, số bị trừ. 
	Trong thực tế trên lớp, tôi thấy học sinh thường mắc lỗi rất nhiều khi chuyển kết quả về một số như sau trong cách trình bày:
	8 x y = 1654 + 274
	 y = 1928
	 y = 1928 : 8 
	 y = 241
	Giáo viên cần cho học sinh hiểu được: Cả vế trái 8 x y = 1654 + 274
Khi rút gọn kết quả về một số, giữ nguyên vế trái 8 x y 
	 8 x y = 1654 + 274
	 8 x y = 1928
	 y = 1928 : 8 
	 y = 241
Ví dụ 3: Luyện tập về bảng chia 9 – Toán 3
Bài 3/ tr68: Có 45kg gạo, chia đều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki – lô- gam gạo?
Thay đổi được bài toán mới: 
Bài 1: Có 72 học sinh xếp thành các hàng bằng nhau. Số học sinh mỗi hàng là số lớn nhất có một chữ số. Hỏi xếp được bao nhiêu hàng?
Cách 4: Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng câu hỏi khó hơn.
Ví dụ 1: Luyện tập về “ So sánh các số trong phạm vi 10 000” – Toán 3.
Bài 2/tr 101 : Viết các số 4208; 4802; 4280; 4082.
Theo thứ tự từ bé đến lớn..
Theo thứ tự từ lớn đến bé.
Thay đổi ta được bài toán mới :
Bài toán mới: Sắp xếp các số trong từng nhóm trên theo thứ tự:
Tăng dần:
Giảm dần: 
	- Học sinh lớp thực hiện yêu cầu trên của bài toán khi giáo viên đã thay đổi các số có bốn chữ số trong từng nhóm ( theo cách 1).
	- Khuyến khích học sinh thực hiện yêu cầu của bài toán mới. Qua đó, ngoài việc xác định được số lớn nhất của dãy số, học sinh thực hiện so sánh, sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Ví dụ 2: Luyện tập “ Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số” – Toán 3.
	Bài 2 / tr77. Đặt tính rồi tính
 684 : 6 845 : 7 630: 9 842 : 4
	Thay đổi ta được bài toán như sau mà vẫn đảm bảo mục tiêu bài toán: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
	Bài toán mới: Đặt tính để tìm thương và số dư (nếu có), biết số bị chia và số chia lần lượt là: 
 645 và 6 945 và 8 810 và 9 962 và 3
 - Dạng bài tập này chỉ nên yêu cầu HSTB thực hiện bài toán khi yêu cầu rõ ràng như Bài 2/tr77. HSKG thực hiện bài toán ngược. Việc thực hiện bài toán đó đồng thời củng cố, rèn kĩ năng cho HS về thực hiện phép chia để tìm thương và số dư.
	Ví dụ 3: Luyện tập : Xem đồng hồ - Toán 3
	Bài 4 /Tr14 : Vào buổi chiều, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?
 (Chụp đồng hồ đưa vào)
	Thay yêu cầu bài toán ta được: 
Bài toán mới:
Nam đi đá bóng lúc 17giờ kém 5 phút, Hùng đi đá bóng lúc 4 giờ 55 phút chiều. Hỏi bạn nào đi đá bóng muộn hơn? ”
Bình đến lớp lúc 13 giờ 45 phút. Tuấn cũng đến trường cùng thời gian với Bình. Hỏi Tuấn đến trường lúc mấy giờ chiều?
Lan tan học lúc 16 giờ 30 phút, Hồng cũng được ta học lúc 4 giờ 30 phút chiều. Hỏi bạn nào tan học trước?
Đây cũng là một dạng bài tập tưởng trừng đơn giản, nhưng với học sinh trung bình thì lại rất dễ bị lừa bởi những câu hỏi đánh lạc hướng của giáo viên. Các em thường suy luận ngay “ 15 giờ nhiều hơn 3 giờ chiều, 13giờ 45 phút nhiều hơn 1 giờ 45 phút chiều”. Từ đó trả lời câu hỏi “ Nam đi muộn hơn Bình...”
- Ở dạng bài tập này, học sinh trung bình chỉ cần hiểu được 
 17giờ kém 5 phút = 4 giờ 55 phút chiều 
 1giờ 45 phút = 13 giờ 45 phút
 16 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút chiều.
- Khuyến khích học sinh thực hiện như trên xong các em cần suy luận rằng “ hai bạn thực hiện công việc đó cùng thời gian, không ai sớm hơn ai. ” Biết phân tích tình huống, mối quan hệ giữa các yếu tố bài toán, sau đó trả lời câu hỏi theo cách suy luận logic. Không nhìn vào yếu tố bề ngoài mà kết luận bài toán. 
Cách 5: Tạo lập đề toán từ một phép tính cho trước hoặc từ một tình huống 

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_noi_dung_tiet_toan_tang_cho_hoc_sinh_lop_3.doc
Giáo án liên quan