SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy Chính tả ở Tiểu học

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

 1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giảng dạy phân môn chính tả trong trường tiểu học Trần Quang Diệu.

 2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình giảng dạy phân môn chính tả của giáo viên cũng như phương pháp học tập của học sinh trường Trần Quang Diệu.

III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

 Hiệu quả của việc viết đúng chính tả sẽ được nâng cao nếu biết phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc dạy học chính tả ở tiểu học với nội dung cụ thể, phong phú, hình thức đa dạng, phù hợp với lứa tuổi, gần gũi với cuộc sống thực của các em cũng như phù hợp với những điều kiện cụ thể của nhà trường hiện nay.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy Chính tả ở Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm hiểu:
 - Nhận thức, thái độ và hành động của giáo viên đối với vấn đề giảng dạy phân môn chính tả.
 - Kiến thức và phương pháp rèn luyện phân môn chính tả mà giáo viên có được.
 3. Phương pháp quan sát sư phạm:
 a. Dự một số tiết dạy phân môn chính tả ở vài khối lớp để tìm hiểu:
 - Sự hiểu biết, kiến thức mà các em có được
 - Tìm hiểu thái độ và phương pháp tổ chức học tập phân môn chính tả.
 b. Theo dõi hoạt động giao tiếp hằng ngày của các em nhằm phát hiện và đánh giá những từ các em hay nói sai, hay dùng sai (tiếng địa phương).
 4. Một số phương pháp hỗ trợ:
 a. Phương pháp trò chuyện: Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu:
 - Nhận thức, thái độ của học sinh đối với vấn đề học tập phân môn chính tả.
 - Nhận thức và hành động của giáo viên về vấn đề giảng dạy phân môn này.
 - Đánh giá của giáo viên về kĩ năng viết đúng chính tả của học sinh.
 - Những kinh nghiệm mà họ đã có.
 b. Phương pháp thống kê: Sử dụng các lí thuyết, thống kê để:
 - Xác định các tham số đặc trưn
- Kết quả cao nhất
 - Xác định hiệu quả thử nghiệm so với đối chứng.
 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Như chúng ta đã biết, việc dạy cho các em học sinh tiểu học nói đúng và viết đúng là việc làm không dễ dàng tí nào, nhất là hoàn thành kĩ năng viết đúng chính tả ở các em là rất khó. Song là một giáo viên dạy lâu năm, tôi đã tự tìm tòi nhiều biện pháp để giúp các em học tốt phân môn chính tả. Việc rèn luyện viết đúng chính tả cho các em là việc làm cần thiết, đòi hỏi chúng ta phải tận tâm chăm sóc đến từng lời nói, từng câu chữ Theo yêu cầu của ngành giáo dục thì học sinh các lớp của bậc tiểu học phải đạt được yêu cầu cơ bản về chính tả: nghĩa là không mắc lỗi thông thường. Nhưng trong thực tế giảng dạy qua các năm thì học sinh vẫn chưa đạt được điều đó, hầu hết các em thường mắc lỗi là do rất nhiều nguyên nhân:
 - Có thể do các em phát âm không chuẩn nên dẫn đến viết sai.
 - Do các em ít đọc sách báo.
 - Do các em không hiểu được nghĩa của từ.
 - Do vô ý, cẩu thả
 - Do chưa nắm vững luật chính tả
 Ta thấy rằng việc dạy học nhồi nhét, thầy giảng trò nghe không còn là phương pháp tích cực. Việc dạy học phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh là một vấn đề đã được khẳng định và là một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay.
 Có thể nói, chừng nào người dạy chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của người học thì chừng ấy chất lượng giáo dục, đào tạo còn hạn chế. Dạy học phân môn chính tả ở trường tiểu học cũng không nằm ngoài yêu cầu đó.
 Quan sát giờ dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh, chúng ta có thể nhận thấy tình trạng kém hiệu quả trong dạy học chính tả hiện nay. Trong các bài viết, học sinh mắc khá nhiều lỗi chính tả, mặc dù giáo viên hướng dẫn rất cụ thể cách viết từng tù khó trong bài chính tả, sữa lỗi thật kĩ cho học sinh.
 Bản thân tôi trăn trở rất nhiều trong việc dạy chính tả hiện nay. Suốt quá trình dạy học, tôi đã cố gắng phân tích, tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa những sai sót chính tả trong bài viết của học sinh.
 Chính vì những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “ Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học chính tả ở tiểu học” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong học tập chính tả của học sinh bậc tiểu học.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 1/ Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh viết sai chính tả:
 - Qua điều tra bài viết của học sinh, lỗi chính tả các em mắc phải thường rơi vào những tiếng, từ có âm đầu s/x, d/gi; vần ay/ây; âm cuối n/ng, c/t; thanh ?/~ (phương ngữ của miền Trung)
 - Như vậy, lỗi chính tả của học sinh hầu hết là do phat âm không phân biệt gây ra. Vậy chúng ta cần lưu ý hơn trong việc rèn chữ đi từ nghĩa đến chữ hoăc ngược lại (từ chữ đến nghĩa) thay vì lạm dụng con đường giải mã âm thanh, lời nói để mã hóa chữ viết như hiện nay.
 Mặt khác, học sinh mắc lỗi vì quên “mặt chữ” nên đành đọc thế nào viết thế ấy, do các em lười ghi nhớ chữ viết.
 * Về phương pháp:
 - Có thể nhận thấy hạn chế của việc sử dụng hình thức diễn giảng và việc chữa lỗi cho học sinh hiện nay.
 - Hình thức dạy học diễn giảng có nhiều ưu điểm trong việc truyền thụ kiến thức nhưng nếu lạm dụng nó rõ ràng chúng ta sẽ không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, kiến thức các em nắm được có tính hời hợt, thiếu vững chắc. 
 - Trong giờ chính tả, giáo viên tận tình giảng giải rất kĩ cho học sinh viết từng chữ, từng từ, thậm chí vừa giảng vừa viết lên bảng lớp để phân tích âm tiết, ví dụ như: “ Từ sư đoàn gồm hai tiếng: tiếng sư và tiếng đoàn. Tiếng sư gồm phụ âm đầu s và vần ư, tiếng đoàn gồm phụ âm đầu đ, vần oan, thanh huyền”. Nhưng kết quả bài viết nhiều học sinh vẫn viết sai ngay những từ mà giáo viên vừa phân tích trước đó.
 - Việc chữa lỗi cho học sinh cũng là một vấn đề cần bàn. Có nhiều bài, giáo viên chữa lỗi đỏ cả vở học sinh, nhưng buồn thay lỗi các em mắc phải vẫn đâu vào đấy.
 Vì sao vậy, vì khi học sinh “vô can” trong việc phát hiện chữa lỗi thì các em sẽ dễ dàng quên lỗi, trong khi các em tự chữa lỗi thì việc ghi nhớ mẫu đúng sẽ vững chắc hơn.
 2/ Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập phân môn chính tả của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học:
 a. Tìm hiểu và phân loại:
 Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần điều tra lỗi chính tả của học sinh, nắm được lỗi chính tả phổ biến của học sinh như:
 - Lỗi vô ý, thiếu cẩn thận ( thiếu dấu phụ, dấu thanh)
 - Lỗi về vần khó
 Giáo viên thống kê các lỗi trong vài bài đầu để nắm được lỗi chính tả phổ biến cả lớp và của từng học sinh. Sau đó chia lớp ra thành nhiều nhóm theo trình độ:
 + Nhóm viết đúng (Khá, giỏi)
 + Nhóm viết sai nhưng không nhiều
 + Nhóm thường xuyên viết sai nhiều lỗi
 Lập biểu theo dõi để đánh giá sự tiến bộ của từng cá nhân, nhờ đó mà giáo viên có hướng giúp đỡ nhằm giảm dần số viết sai.
 Trên cơ sở đó giáo viên cứ tiếp tục theo dõi để thấy được mức tiến bộ của học sinh lớp mình.
 b. Tăng cường việc tri giác chữ viết bằng thị giác cho học sinh:
 Muốn ngăn ngừa lỗi chính tả cho học sinh, chúng ta cần cho các em tăng cường tri giác để ghi nhận chữ viết gắn với nghĩa từ bằng con đường thị giác, học sinh viết chính tả bằng con đường ghi nhớ “mặt chữ” thì chắc chắn tình trạng lỗi chính tả sẽ giảm đáng kể. Trong một tiết học, cần tạo mọi điều kiện để học sinh trở đi, trở lại với từ cần ghi nhớ, chữ có vấn đề chính tả nhiều lần, nhất là khâu luyện từ khó viết.
 Việc chủ trương để học sinh tìm ra từ khó viết như hiện nay vừa phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, vừa giúp giáo viên rèn được những từ, chữ mà các em thường vấp phải.
 Khi học sinh luyện viết từ khó ở bảng con, giáo viên cần bố trí đủ thời gian nhìn kĩ từng bảng để kịp thời phát hiện và sửa lỗi sai cho các em.
 Nếu học sinh viết sai từ nào cần cho học sinh:
 + Phân tích ngay từ đó, chữ đó (theo ba bộ phận âm đầu, vần, thanh) cho đúng, nhằm tăng cường tri giác chữ viết, khắc sâu cách viết, ghi nhớ cách viết.
 Như vậy, trong một tiết (khâu luyện viết từ khó), học sinh đã được mắt nhìn, tay viết chữ có vấn đề chính tả nhiều lần, lỗi chính tả sẽ được hạn chế rất nhiều.
 c/ Tăng cường yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả:
 Giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự kiểm tra bài viết của mình. Ở khâu soát lại bài viết, giáo viên cho học sinh quan sát đúng mẫu, đối chiếu với bài mình viết các em sẽ thấy được lỗi của mình và chữa lại cho đúng bên lề đỏ trước khi giáo viên đánh giá ghi điểm bài viết của các em. Trước khi chữa lỗi cho học sinh đổi chéo vở để phát hiện lỗi.
 Ở mỗi bài viết giáo viên chấm ngay ít nhất ¼ lớp để nắm được thông tin về kết quả bài viết, từ đó nhận xét, uốn nắn kịp thời.
 d/ Tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập trong giờ học chính tả: 
 Sau mỗi bài chính tả, bao giờ cũng có phần bài tập để học sinh luyện tập thêm nhằm củng cố vững chắc hơn kĩ năng viết chính tả. Có nhiều hình thức tổ chức cho học sinh luyện tập, nhưng hình thức “ trò chơi học tập” tạo được không khí học tập sôi nổi, hiệu quả nhất.
 * Trò chơi truyền điện:
 Trò chơi này được tổ chức với các bài tập “điền vào chỗ trống” có thể là điền phụ âm đầu, vần hoặc thanh vào chỗ trống mà học sinh đọc phân biệt được.
 Ví dụ: Điền c hay q vào chỗ trống sau:
 Học sinh hát uốc ca. Bố em uốc đất. Xe chạy trên đường uốc lộ.
 Chăm cày uốc mới có nhiều thóc gạo.
 + Số lượng học sinh tham gia : cả lớp.
 Cách tiến hành:
 Giáo viên gọi em thứ nhất, em thứ nhất điền và đọc từ thứ nhất (hoặc câu thứ nhất) rồi gọi tên bạn thứ hai, em thứ hai đứng lên nhận xét phần trả lời của bạn thứ nhất, nếu đúng thì em điền tiếp và đọc từ thứ hai (hoặc câu thứ hai), nếu sai thì sửa lại cho đúng rồi gọi bạn tiếp theo, cứ thế cho đến hết bài tập.
 * Trò chơi “Ai tài trí hơn”
 Trò chơi này tổ chức với các bài tập “Tìm từ”
 Ví dụ: + Tìm từ có âm đầu viết s/x
 + Tìm từ có âm cuối viết c/t
 + Tìm từ có vần viết ay/ây
 + Tìm từ có dấu thanh viết ?/~
 + Tìm từ láy có âm đầu viết v/d/gi
 * Số lượng tham gia: từ 6 đến 9 em
 Cách tiến hành:
 Chia học sinh thành 2 hay 3 nhóm (tùy thuộc vào yêu cầu của bài tập), mỗi đội từ 2 dến 3 học sinh. Cho đại diện mỗi nhóm bốc thăm (âm đầu, vần hoặc thanh). Học sinh ở mỗi đội tìm nhanh từ theo yêu cầu rồi ghi ra. Cả lớp động viên cổ vũ cho đội nhà. Hết thời gian quy định, giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp nhận xét, chọn từ đúng (đúng chính tả, đúng nghĩa) tuyên dương đội “tài trí hơn”, cá nhân “tài trí nhất”.
III. KẾT QUẢ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 1/ Kết quả đạt được sau khi phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học phân môn chính tả:
 Qua các biện pháp nêu trên, trong giờ chính tả học sinh lớp tôi tích cực, hăng hái, chủ động trong học tập. Những sai sót chính tả trong bài viết được các em sàng lọc, lượm lặt dần, kết quả bài viết ngày càng tiến bộ.
 Cụ thể là:
Tuần
Điểm
10
9
8
7
5-6
Dưới 5
1
3
10,3
4
13,8
2
6,9
1
3,4
6
20,7
13
44,8
2
3
10,3
4
13,8
3
10,3
2
6,9
6
20,7
11
37,9
3
4
13,8
6
20,7
2
6,9
2
6,9
5
17,2
10
34,5
4
5
17,2
6
20

File đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_hoc_sinh_trong_day.doc
Giáo án liên quan