SKKN Một số giải pháp mang lại hiệu quả trong dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh
“Đổi mới căn bản toàn diện” là mục tiêu của ngành giáo dục trong những năm gần đây. Việc ra đời Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo” đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Điều đó thể hiện rõ ở các phong trào phát động của Bộ giáo dục như phong trào dạy học theo chủ đề tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn, các cuộc thi sáng tạo kĩ thuật, cùng Dự thảo Đề án đổi mới CT và SGK giáo dục phổ thông sau 2015, gần đây nhất, năm học 2014 - 2015 Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực, khuyến khích giáo viên dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tất cả những định hướng trên (nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông) đã tạo ra một bước đột phá cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một định hướng dạy học mới mở ra nhiều cơ hội cho giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, sưu tầm tài liệu phục vụ dạy học. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng gặp không ít thách thức, khó khăn nhất trong việc thiết kế hoạt động học theo yêu cầu đổi mới chú trọng đến kết quả “đầu ra” được đánh giá bằng năng lực của học sinh. Đó là một yêu cầu mới so với cách dạy học truyền thống (chú trọng kiến thức lý thuyết).
Xuất phát từ định hướng và yêu cầu trên, hưởng ứng cuộc vận động của ngành về dạy học theo chủ đề tích hợp, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện chủ đề “dạy học giải quyết tình huống thực tiễn” gắn với chương trình Ngữ văn địa phương. Trong quá trình tổ chức các hình thức hoạt động dạy học tôi nhận thấy, “dạy học giải quyết tình huống thực tiễn” là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển năng lực học sinh. Để những giải pháp đó trở thành một đề tài có tính ứng dụng rộng rãi, tôi tiếp tục nghiên cứu và phát triển nội dung đó ở năm học này.
a hiện nay chưa được thay đổi, nội dung yêu cầu, hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách còn nặng về lý thuyết và ít tính ứng dụng thực tiễn nên gây khó khăn cho giáo viên trong việc cải tiến, chuyển đổi nội dung kiến thức từ sách giáo khoa hiện hành sang bài giảng đáp ứng mục tiêu phát tiển năng lực. Thứ hai, một bộ phận giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, trung thành với sách giáo khoa, với phương pháp dạy học truyền thống, theo định hướng chú trọng kiến thức lý thuyết là chủ yếu, chưa dám chủ động trong việc thiết kế, xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực. Học sinh vẫn rơi vào thế thụ động, giáo viên chủ động trang bị kiến thức không phát triển được năng lực học sinh, dẫn đến hậu quả sản phẩm đào tạo ra là những con người thiếu năng động, thiếu khả năng giao tiếp trong tình huống mới, thiếu sự rung động trước cái đẹp, thiếu khả năng bày tỏ cảm xúc chân thực có khi trở lên vô cảm, chai lì trong các hoàn cảnh sống đặc biệt. 4. Giải pháp, biện pháp thực hiện: 4.1. Giải pháp 1: Dạy học Ngữ văn giải quyết tình huống thực tiễn. 4.1.1. Nét mới của dạy học giải quyết tình huống thực tiễn. Dạy học giải quyết vấn đề theo phương pháp truyền thống trong môn Ngữ văn là tìm hiểu, phân tích một tình huống giao tiếp trong đơn vị kiến thức bài học, một vấn đề trong phạm vi văn bản, thông qua đó để thực hiện được mục tiêu bài học, đạt được những kiến thức, kỹ năng sử dụng từ và câu, cách tạo lập văn bản theo mẫu có sẵn. Mặt tích cực, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lý thuyết song hạn chế vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn, biến học sinh thành những cái máy ghi nhớ kiến thức hàn lâm, thiếu khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Dạy học Ngữ văn giải quyết tình huống thực tiễn là một phương pháp dạy học theo định hướng mới phát triển năng lực người học. Các tình huống đưa ra cần giải quyết ở đây là những tình huống xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, có thể đã gặp hàng ngày, hoặc có thể mới nảy sinh. Giải quyết tình huống là cách chuyển hóa kiến thức lý thuyết khô khan trong sách vở trở lên gần gũi, gắn đời thường, khiến học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ cảm nhận. Hướng giải quyết tình huống không chỉ bằng kiến thức của môn Ngữ văn mà vận dụng kiến thức của nhiều môn( Lịch sử, địa lí, âm nhạc, mĩ thuật, hóa học, vật lý,...), nhiều lĩnh vực trong thực tiễn đời sống, đòi hỏi học sinh khả năng phức hợp các loại kiến thức, với yêu cầu cao về khả năng thực hành và sáng tạo trong cách giải quyết là điều kiện học sinh phát triển năng lực ở diện rộng, bao gồm cả năng lực chung, năng lực chuyên biệt, quan trọng nhất là năng lực giao tiếp (năng lực mang tính đặc thù bộ môn), làm tiền đề, mở đường cho các năng lực khác. 4.1.2. Mục đích của giải pháp: Thứ nhất, dạy học Ngữ văn giải quyết tình huống thực tiễn giúp học sinh khắc sâu được kiến thức lý thuyết đã học, khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, cũng như khả năng thực hành, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Khắc phục được tối đa hạn chế của lối dạy học truyền thống không chú trọng đến phát triển năng lực. Thứ hai, dạy học Ngữ văn giải quyết tình huống thực tiễn là cơ sở ban đầu hình thành trong các em phương pháp học tập tự nghiên cứu tìm hiểu xây dựng đề án và trải nghiệm thực tế. Từ những kiến thức sách vở để vận dụng giải quyết được các tình huống mới nảy sinh trong thực tiễn đời sống. Đó là một cách rèn luyện năng lực, thích ứng và hội nhập trong thời đại khoa học công nghệ với sự bùng nổ thông tin như hiên nay. Thứ ba, dạy học Ngữ văn giải quyết tình huống thực tiễn mang một ý nghĩa giáo dục nhiều mặt đối với học sinh như ý thức bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành đạo đức và pháp luật. Khơi dậy các em lòng tự hào về quê hương, sống có niềm tin, ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ, bảo vệ, xây dựng quê hương giàu mạnh. 4.1.3. Mô hình: Sản phẩm HĐ học NL giao tiếp NL hợp tác NL tự quản bản thân NL cảm thụ NL giải quyết TH NL sáng tạo Môn học khác Ngữ văn Nguồn học liệu Đời sống thực tiễn Nguồn kiến thức Giải quyết tình huống thực tiễn DẠY HỌC NGỮ VĂN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN THỰC TIỄN 4.1.4. Yêu cầu dạy học giải quyết tình huống: Trong dạy học Ngữ văn giải quyết tình huống thực tiễn, học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, giáo viên chỉ là người định hướng: Định hướng nội dung học tập: Khác với các tiết học thông thường (nội dung định sẵn theo sách giáo khoa), dạy học theo tình huống là những tiết học “mở”, phần lớn là những nội dung và kiến thức “sống”, đòi hỏi sự tích cực, sáng tạo và linh hoạt của giáo viên trong việc lựa chọn tình huống, định hướng nội dung sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau, nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp gắn liền thực tiễn phù hợp với trình độ và khả năng của đối tượng học sinh. Định hướng phương pháp: Phương pháp nghiên cứu là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, giáo viên hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, và hợp tác để giải quyết một tình huống điển hình, gắn với cuộc sống. Định hướng sản phẩm: Sản phẩm là kết quả của quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề đem lại mang tính thực dụng cao. Tùy từng tình huống tạo ra sản phẩm, có thể là những vật thể (tranh ảnh, hình vẽ, mo đun ứng dụng,) hoặc phi vật thể (bài thuyết trình ngôn ngữ (kết hợp hình ảnh minh họa), Sản phẩm chính là kết quả sáng tạo đáp ứng yêu cầu tình huống đặt ra. 4.1.5. Các bước thực hiện. Để thực hiện được hoạt động học hiệu quả cần phải tiến hành các bước sau: *Bước 1: Lựa chọn tình huống. Giống như một bài tập nghiên cứu nhỏ, giáo viên giúp học sinh lựa chọn tình huống có vấn đề trong thực tiễn cần giải quyết. Căn cứ tình hình tại địa phương, tình huống phải thật gần gũi với học sinh, phù hợp nội dung kiến thức chương trình học trong nhà trường. Những vấn đề được lựa chọn là vấn đề mang tính ứng dụng cao, vấn đề được xã hội quan tâm như vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội, tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh,... tại quê hương các em. Phân loại tình huống: - Tình huống lớn cho toàn bài. - Tình huống nhỏ trong một mục của đơn vị bài học. *Bước 2: Chuẩn bị. Giáo viên: - Xây dựng kế hoạch. - Thảo luận thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn. - Báo cáo Ban giám hiệu. Học sinh: Tìm hiểu nghiên cứu tình huống, thu thập thông tin từ nguồn học liệu và tìm hiểu thực tế. *Bước 3: Giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống. - Phân chia các nhóm. - Yêu cầu sản phẩm. - Thời gian hoàn thành. *Bước 4: Tổ chức thực hiện giải quyết tình huống. - Tổ chức học sinh thảo luận nhận biết, tìm hiểu, phân tích, đánh giá và tìm giải pháp giải quyết tình huống. - Tiến hành thực địa, quan sát, trải nghiệm (nếu có). - Thực hiện các giải pháp giải quyết tình huống: Học sinh vận dụng kiến thức đã có để giải quyết tình huống. - Hoàn thành sản phẩm và thu nhận kiến thức mới. *Bước 5: Nghiệm thu, đánh giá sản phẩm. 4.1.6. Minh họa: Dạy bài: “Chương trình địa phương: Phần tập làm văn - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” – Ngữ văn 9. Tình huống: *Bước 1: Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tìm hiểu kiến thức liên quan vấn đề, luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. - Tìm hiểu thực trạng khai thác và những hệ lụy. - Dự kiến giải pháp giải quyết tình huống. - Xây dựng kế hoạch tham quan học tập thực tế. 2. Học sinh: - Ôn lại lí thuyết kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, kiến thức các lĩnh vực có liên quan để giải quyết tình huống (Hóa học- Silic và công nghiệp silicat; Địa lí - Các mỏ khoáng sản và đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam; Sinh học - Vấn đề môi trường, các điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái. Luật bảo vệ môi trường. Giáo dục công dân- Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên). - Tìm hiểu thực trạng việc khai thác khoáng sản Sét (cao lanh) ở địa phương, những hệ lụy về môi trường. Phân tích nguyên nhân, tác hại, đề xuất các giải pháp. *Bước 2: Giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống. - Chia lớp 2 nhóm. - Yêu cầu giải quyết: Tạo sản phẩm, đại diện nhóm trình bày. - Hình thức sản phẩm: bài thuyết trình bằng phương thức thuyết minh kết hợp nghị luận. - Thời gian hoàn thành: 2 tuần *Bước 3: Tổ chức thực hiện giải quyết tình huống. - Tiến trình hoạt động dạy học trên lớp (Giáo án phần phụ lục). - Tiến hành thực địa: Nhà máy gạch ốp lát Trúc Thôn, một số địa điểm khai thác Sét (cao lanh) thuộc khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh. (đĩa minh chứng kèm theo). *Bước 4: Nghiệm thu, đánh giá sản phẩm. Sản phẩm: bài thuyết trình (đĩa minh chứng kèm theo). 4.2. Giải pháp 2: Sáng tạo tổ chức trò chơi trong giờ học Ngữ văn. 4.2.1. Mục đích của giải pháp: Tạo cho học sinh sân chơi kiến thức, thông qua học mà chơi, chơi mà học, giảm bớt căng thẳng, tạo bầu không khí thoải mái, vui tươi, hào hứng, chủ động tiếp thu kiến thức. Học sinh được thực hành vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết các vấn đề cụ thể nảy sinh, từ đó vượt qua những thử thách đặt ra trong học tập và trong cuộc sống. Đa dạng hóa các hình thức học tập là cách chuyển hóa kiến thức lý thuyết khô cứng trở lên sinh động, tươi mới và hấp dẫn, khiến học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, thích thú khi tiếp nhận. Tạo ấn tượng về tiết học, giúp học sinh nhớ lâu, khắc sâu được kiến thức, tăng khả năng thực hành giao tiếp, khả năng tư duy sáng tạo cho người học một cách tích cực. 4.2.2. Cách thức thực hiện: *Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, những năng lực cần phát triển trong tiết học. *Bước 2: Tư duy phương pháp dạy, cách thức tổ chức hoạt động học nhằm chuyển hóa kiến thức lý thuyết sang thực hành gắn thực tiễn. *Bước 3: Thiết kế các hoạt động học (Hình thức tổ chức, yêu cầu, cách thức tiến hành,) *Bước 4: Tổ chức thực hiện. *Bước 5: Đánh giá kết quả. 4.2.3. Minh họa: Dạy bài: “Chương trình địa phương (Phần tiếng Việt) - Rèn luyện chính tả” – Ngữ văn 6. Trò chơi thứ nhất: Cho câu hát mẫu: “Quả gì
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_mang_lai_hieu_qua_trong_day_hoc_ngu_va.doc