Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở lớp có đối tượng học sinh trung bình, yếu theo định hướng phát triển năng lực

1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Trước yêu cầu đó năm học 2014-2015 toàn ngành giáo dục đã triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn người giáo viên cần không ngừng đổi mới phương pháp dạy học sát đối tượng, lấy học sinh là trung tâm tôi đưa ra sáng kiến: " Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở các lớp có đối tượng học sinh trung bình, yếu theo định hướng phát triển năng lực".

 

doc39 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở lớp có đối tượng học sinh trung bình, yếu theo định hướng phát triển năng lực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững định nghĩa trong sách giáo khoa áp cho học sinh, bắt các em ghi nhớ máy móc.Khi dạy các khái niệm tôi thường bắt đầu bằng cách giải thích nghĩa gốc của từ một cách đơn giản.Ví dụ dạy tiết 129 - Nghĩa tường minh và hàm ý -Ngữ văn 9, tôi đặt câu hỏi: Em hiểu tường minh, hàm ý là gì? Từ đó định hình cho học sinh một cách hiểu bước đầu thật đơn giản: Nghĩa tường minh là nghĩa rõ ràng, cụ thể; nghĩa hàm ý là nghĩa bao hàm bên trong từ ngữ.
	Cần soạn ra những bài tập vừa sức và chỉ dẫn các em cách làm. Không đặt ra những câu hỏi quá khó. Cần đưa ra những câu hỏi vừa sức, đơn giản chú ý câu hỏi gợi mở để khuyến khích học sinh trả lời và tích cực học tập.Đồng thời phải luôn dự kiến tình huống nếu học sinh không trả lời được hoặc không trả lời đúng hướng thì phải sử dụng một loạt câu hỏi phụ để gợi mở.
 Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản “Đồng chí” của Chính Hữu ( Tiết 45- Ngữ văn 9)
 - Nếu dạy đối tượng học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Câu thơ "Đồng chí!" đặt giữa bài thơ có gì đặc biệt? 
 - Nhưng với học sinh trung bình-,yếu, trước hết, giáo viên nên đưa ra câu hỏi phát hiện: Em hãy cho biết câu thơ “Đồng chí!” có gì khác với các câu trên? Câu thơ đó có mối quan hệ như thế nào với các câu trước và các câu sau không?
 Sau khi học sinh chỉ ra sự khác biệt (câu ngắn chỉ có hai tiếng), giáo viên đưa ra câu hỏi phát hiện tiếp theo: Câu thơ này được đặt sau khi nêu ra những cơ sở hình thành tình đồng chí có tác dụng gì ? Học sinh có thể dễ dàng chỉ ra tác dụng của câu thơ đó ( Câu thơ như một nốt nhấn vang lên vừa như một phát hiện, vừa như một lời khẳng định).
 Khi học sinh đã phát hiện được tác dụng đó rồi giáo viên mới nêu ra câu hỏi ở mức độ cao hơn, đó là câu hỏi nhận xét, đánh giá: Câu thơ đó có mối quan hệ như thế nào với các câu trước và các câu sau không?Câu hỏi này có thể hơi khó một chút nhưng nhờ sự lôgic với hai câu hỏi trên và cách đặt câu hỏi vừa rõ ràng vừa gần gũi, học sinh vẫn có thể trình bày được cảm nhận của mình.
4.5.6. Đối với việc giảng dạy trên lớp
4.5.6.1.Đối với khâu tổ chức lớp:
 	 Giáo viên cần quản lí nghiêm nề nếp học tập của học sinh song ngay từ khâu tổ chức lớp nên tránh căng thẳng vì thông thường ở các lớp có đối tượng học sinh trung bình,yếu vào đầu tiết học học sinh rất hay thưa gửi, báo cáo tình hình của lớp với giáo viên dạy bộ môn kiêm giáo viên chủ nhiệm. Thế là giáo viên tranh thủ kiểm điểm học sinh ngay trong tiết dạy vì sợ sẽ quên. Làm như vậy thứ nhất là ảnh hưởng đến thời gian, nội dung bài dạy; thứ hai sẽ tạo ra bầu không khí căng thẳng nặng nề đối với lớp, ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ không còn sôi nổi hào hứng nữa.
 	Do vậy ngay từ đầu năm học giáo viên cần có những quy định rõ ràng cụ thể về ý thức học tập bộ môn trong giờ học như lớp học sạch sẽ, đồ dùng gọn gàng, ngồi học đúng tư thế, chú ý nghe giảng tuyệt đối không nói chuyện riêng, ghi bài đầy đủ khẩn trương, tùy theo khả năng để tham gia phát biểu xây dựng bài...Nếu giáo viên nghiêm khắc uốn nắn từ những biểu hiện nhỏ của học sinh để rèn cho các em tác phong nghiêm túc trong giờ học, giờ học sẽ hiệu quả; ngược lại nếu xuề xòa qua loa thì sẽ tạo thành thói quen không tốt trong giờ học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ dạy.
4.5.6.2.Trong quá trình giảng bài:	
Giữ kỉ cương, nề nếp lớp học là điều cần thiết, song đừng đòi hỏi một kỷ luật lý tưởng trong giờ học. Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng trong việc dạy dỗ học sinh. Cần tạo bầu không khí thân thiện, vui vẻ, cởi mở để học sinh không bị ức chế, căng thẳng. Biết truyền cảm hứng đến từng học sinh từ chính tác phong gần gũi, thân thiện và lời giảng thuyết phục,lôi cuốn của cô, từ đó từng bước xây dựng thái độ học tập đúng đắn cho các em. Cho nên ở mỗi tiết dạy giáo viên phải là người chủ động tạo không khí thân thiện, thoải mái giữa thầy và trò bằng nhiều cách khác nhau:
Thứ nhất: cần có cử chỉ, tác phong gần gũi, thân thiện. Sự gần gũi, thân thiện thể hiện trên nét mặt, ánh mắt, giọng nói, sự quan tâm của giáo viên với học sinh. Mỗi khi lên lớp, tôi luôn thể hiện thái độ vui vẻ; chú ý, kiên nhẫn lắng nghe ý kiến, tuyệt đối không ngắt lời hoặc chỉ trích khi học sinh trả lời sai; cố gắng gạn lọc các ý kiến đúng của các em. Để khích lệ các em tích cực học tập, tôi thường chia lớp thành các nhóm theo sơ đồ chỗ ngồi, khuyến khích các em thi đua giữa các nhóm. 
Khi học sinh có biểu hiện tiến bộ, dù rất nhỏ, cần được ghi nhận, động viên khuyến khích ngay. Chẳng hạn khi học sinh trả lời đúng câu hỏi, tôi thường khen ngợi trước lớp, cộng điểm khuyến khích cho những lần trả bài kiểm tra miệng lần sau. Khi học sinh xung phong làm bài tập hoặc trả lời kiểm tra miệng, nếu sai, tôi không ghi điểm mà cho các em cơ hội được gỡ điểm.
 Ngoài ra, giáo viên nên phát huy khả năng hài hước để tạo không khí thoải mải, vui vẻ. Cố gắng kiềm chế khi học sinh không hoàn thành yêu cầu của giáo viên, tránh lời lẽ phê bình gay gắt hoặc mạt sát.
Với cách làm trên đây, không khí lớp học của tôi luôn vui vẻ, thân thiện. Các em đón nhận giờ học với tâm lí thoải mái; trong giờ học, các em hăng hái phát biểu, mạnh dạn đề xuất ý kiến, bày tỏ những thắc mắc hoặc muốn khám phá thêm về bài học. 
Thứ hai: Lồng ghép trò chơi vào trong các tiết học làm thay đổi không khí giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, khiến các em chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, kích thích tính tích cực của các em. Tuỳ thuộc dạng bài, lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. 
- Phân môn Văn: 
Trò chơi có thể áp dụng trong bài Ôn tập hoặc phần luyện tập – củng cố. Ví dụ: dạy phần luyện tập – củng cố văn bản “Truyện Kiều của Nguyễn Du” (Tiết 26) tôi cho học sinh chơi trò Giải ô chữ (Ô chữ thiết kế có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin). Tôi chia lớp thành 2 đội, đội I điền từ ở ô lẻ, đội II điền từ ô chẵn. Thứ điền lần lượt từ 1 đến hết. Giáo viên chỉ định 1 học sinh đội I giải mã ô số 1, nếu điền đúng sẽ được quyền chỉ định người bất kì ở đội bạn chọn ô, điền từ tiếp. Cứ lần lượt như vậy đến khi hết các ô cần điền, giáo viên sẽ tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc.
 Bài tập giải ô chữ:
1.Tên chữ của Nguyễn Du ? 5. Họ tên nhân vật chính trong truyện?
2. Một người anh hùng cái thế ? 6. Tác giả của “Kim Vân Kiều truyện”?
3. Một văn nhân hào hoa phong nhã? 7. Nơi Thúy Kiều bị Tú Bà giam lỏng?
4. Người đã hai lần cứu Kiều ? 8. Tên làng quê hương của Nguyễn Du?
- Phân môn Tiếng Việt: 
Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc biệt trong các phần luyện tập và bài ôn tập. Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác do giáo viên thiết kế.
Ví dụ: Dạy tiết 106- Bài: "Các thành phần biệt lập"(tiếp theo) phần Luyện tập, tôi chia lớp thành 2 đội chơi Nam-Nữ chơi trò "Chinh phục đỉnh Phượng Hoàng" gồm 5 bậc, mỗi bậc ứng với các câu hỏi của sách giáo khoa và một số bài tập bổ trợ khác. 
Luật chơi:
- Đường lên đỉnh Phượng Hoàng phải trải qua 5 bậc. Mỗi bậc tương ứng với 1 gói câu hỏi. Trả lời đúng mỗi câu hỏi của bậc 1 được 10 điểm, bậc 2 được 20 điểm, bậc 3 được 30 điểm, bậc 4 được 40 điểm, bậc 5 được 50 điểm. Nếu đội nào không trả lời được thì quyền trả lời thuộc về đội bạn.
Bậc 1: bài tập 1,2 -SGK
Bậc 2: Bài tập 3 -SGK và một bài bổ sung tương đương.
Bậc 3: Ngôi sao may mắn thưởng điểm.
Bậc 4: Thi tiếp sức đặt câu có thành phần gọi đáp.
Bậc 5: Bài tập 5 -SGK
Đội trưởng mỗi đội sẽ được luân phiên chọn gói câu hỏi và trả lời. Giáo viên đóng vai trọng tài, giúp các đội giải quyết những tình huống nảy sinh. 
- Phân môn Tậplàm văn: 
Có thể vận dụng trò chơi trong một số tiết Luyện nói. 
Ví dụ: Tiết 68- Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm- Ngữ văn 9. Sau khi cho các nhóm hoạt động, đến phần thực hành luyện nói trên lớp, tôi phân công phần trình bày cho từng nhóm và tổ chức cho các đại diện nhóm thi trình bày bài nói của mình. Học sinh cả lớp sẽ được tham gia chấm điểm cho đại diện các nhóm. Tôi ra các mức điểm cho học sinh biểu quyết. Mức điểm nào có tỉ lệ đồng ý cao nhất sẽ là kết quả cuối cùng để tính thi đua các nhóm. 
Đảm bảo cho học sinh ghi chép một cách đầy đủ những ý chính của bài học (thậm chí phải đọc cho học sinh ghi chép  khi cần thiết và phải kiểm tra vở ghi thường xuyên). Cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Tổ chức được như vậy sẽ dần hình thành cho các em năng lực làm việc theo nhóm có hiệu quả, các em sẽ tự tin hơn.
4.5.7.Đổi mới kiểm tra đánh giá:
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong việc đánh giá chất lượng, hiệu quả môn học. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu
chuyển chủ yếu từ đánh giá kết quả học tập cuối môn, cuối khóa để xếp hạng học sinh sang đánh giá thường xuyên theo chủ đề nhằm phản hồi, điều chỉnh quá trình dạy học.Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực. Chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề thực tiễn, chú trọng đánh giá tư duy bậc cao như tư duy sáng tạoChuyển đánh giá từ 1 hoạt động gần như độc lập với dạy học tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học và xem đánh giá như một phương pháp dạy học.Kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng sẽ là động lực kích thích hứng thú của học sinh.Ngược lại kiểm tra đánh giá không đúng, không chính xác sẽ không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Do vậy giáo viên phải luôn đổi mới kiểm tra sao cho sát với đối tượng.
	Trước tiên, là khâu kiểm tra miệng giáo viên nên linh hoạt hình thức kiểm tra. Không nhất thiết cứ phải nêu câu hỏi và gọi học sinh trả lời ở 5 phút đầu giờ mà có thể kiểm tra kết hợp ở giữa giờ, cuối giờ thậm chí nếu học sinh nào hăng hái tích cực trong giờ có nhiều câu trả lời khá tốt chúng ta cũng nên cho điểm để khuyến khích học sinh. Tăng cường kiểm tra việc học bài ở nhà và trên lớp của học sinh để kịp thời bổ sung những thiếu hụt về kiến th

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_va_h.doc