Ngữ văn - Cảm nhận thơ hay đăng trong tấm lòng nhà giáo tập 12 từ trang 493 - 495

CẢM NHẬN THƠ HAY

Đăng trong Tấm lòng nhà giáo tập 12

Từ trang 493 - 495

CÔ GIÁO EM

Cả một đời say mê đèn sách

 Cô giáo em chọn nghề trong sạch

Mô phạm từ lời nói, bước đi

 Trao trái tim người chiến sỹ xông pha

 Biến nỗi nhớ thành cô giáo dạy giỏi

 Về hưu chờ người yêu không trở lại

 Nén đau buồn làm khuyến học cho khuây.

 Đào Ngọc Anh

Đọc bài thơ Cô giáo em của nhà giáo Đào Ngọc Anh trong tập XI Tấm lòng nhà giáo, tôi hình dung ra hình ảnh của một cô giáo trẻ dáng mảnh mai, ngôn hạnh công dung “ Mô phạm từ lời nói, bước đi.”

Hàng ngày tới trường với tất cả tâm huyết và yêu thương học sinh, cô gần gũi yêu thương chỉ bảo ân cần uốn nắn cho các em không chỉ về kiến thức mà cả từng câu nói, cô dành hết thời gian cho công việc soan bài lên lớp.

Là một cô giáo trẻ rất tâm huyết với nghề, gần gũi hết lòng yêu thương học sinh, mặc dù hoàn cảnh xa nhà, xa trường, xa người yêu nhưng trong cô đầy nghị lực nén những khó khăn của đời thường, nén nỗi nhớ nhung da diết của tình yêu biến nỗi nhớ đó thành nghị lực để vươn lên trong công tác, tập trung hết cho sự nghiệp cao quý và cô đã trở thành một cô giáo dạy giỏi. “ Biến nỗi nhớ thành cô giáo dạy giỏi.”

Cô giáo trẻ ấy có một mối tình thủy chung son sắt và đẹp đẽ với người chiến sỹ

Đây là một mối tình đặc trưng của người phụ nữ Việt nam. Vì theo suốt bề dày lich sử dân tộc, đất nước ta luôn bị xâm lăng bởi giặc ngoại xâm, bao thế hệ trai tráng lên đường ra trận họ mang theo trong tim mình hình ảnh quê hương, hình bóng mẹ già và cả mối tình của người thiếu nữ, hình ảnh. “ Trai anh hùng sánh gái thuyền quyên.” Đã trở thành hình mẫu cho nhiều thế hệ thanh niên trong xã hội Việt nam.

Cô giáo ấy yêu người chiến sỹ một mối tình. “ Bộ đội – Giáo viên.” Có thể nói đây là mối tình vừa trong sáng vừa lý tưởng vừa là hình mẫu của xã hội.

Cô là một trong bao người phụ nữ Việt nam gửi trọn niềm tin cho người chiến sỹ, chung thủy chờ đợi nhưng không yếu đuối, cô có một niềm tin chiến thắng và cô cũng như bao người con gái khác biết biến nỗi nhớ nhung nỗi khắc khoải nhớ mong thành hành động có ích, bởi thế hàng ngày cô dồn hết trí lực của mình vào công việc. Hàng ngày lên lớp với bảng đen phấn trắng nhưng bằng tấm lòng yêu nghề mến trẻ cô đã trao cho các em bao kiến thức khoa học, trao cho các em tình yêu thương gần gũi rồi đêm đêm cô lại thao thức bên ánh đèn với trang giáo án được soạn bằng với tất cả tấm lòng và nhiệt huyết của tuổi trẻ

doc2 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn - Cảm nhận thơ hay đăng trong tấm lòng nhà giáo tập 12 từ trang 493 - 495, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢM NHẬN THƠ HAY
Đăng trong Tấm lòng nhà giáo tập 12
Từ trang 493 - 495
CÔ GIÁO EM
Cả một đời say mê đèn sách
 Cô giáo em chọn nghề trong sạch
Mô phạm từ lời nói, bước đi
 Trao trái tim người chiến sỹ xông pha
 Biến nỗi nhớ thành cô giáo dạy giỏi
 Về hưu chờ người yêu không trở lại
 Nén đau buồn làm khuyến học cho khuây.
 Đào Ngọc Anh
Đọc bài thơ Cô giáo em của nhà giáo Đào Ngọc Anh trong tập XI Tấm lòng nhà giáo, tôi hình dung ra hình ảnh của một cô giáo trẻ dáng mảnh mai, ngôn hạnh công dung “ Mô phạm từ lời nói, bước đi.”
Hàng ngày tới trường với tất cả tâm huyết và yêu thương học sinh, cô gần gũi yêu thương chỉ bảo ân cần uốn nắn cho các em không chỉ về kiến thức mà cả từng câu nói, cô dành hết thời gian cho công việc soan bài lên lớp. 
Là một cô giáo trẻ rất tâm huyết với nghề, gần gũi hết lòng yêu thương học sinh, mặc dù hoàn cảnh xa nhà, xa trường, xa người yêu nhưng trong cô đầy nghị lực nén những khó khăn của đời thường, nén nỗi nhớ nhung da diết của tình yêu biến nỗi nhớ đó thành nghị lực để vươn lên trong công tác, tập trung hết cho sự nghiệp cao quý và cô đã trở thành một cô giáo dạy giỏi. “ Biến nỗi nhớ thành cô giáo dạy giỏi.”
Cô giáo trẻ ấy có một mối tình thủy chung son sắt và đẹp đẽ với người chiến sỹ
Đây là một mối tình đặc trưng của người phụ nữ Việt nam. Vì theo suốt bề dày lich sử dân tộc, đất nước ta luôn bị xâm lăng bởi giặc ngoại xâm, bao thế hệ trai tráng lên đường ra trận họ mang theo trong tim mình hình ảnh quê hương, hình bóng mẹ già và cả mối tình của người thiếu nữ, hình ảnh. “ Trai anh hùng sánh gái thuyền quyên.” Đã trở thành hình mẫu cho nhiều thế hệ thanh niên trong xã hội Việt nam.
Cô giáo ấy yêu người chiến sỹ một mối tình. “ Bộ đội – Giáo viên.” Có thể nói đây là mối tình vừa trong sáng vừa lý tưởng vừa là hình mẫu của xã hội.
Cô là một trong bao người phụ nữ Việt nam gửi trọn niềm tin cho người chiến sỹ, chung thủy chờ đợi nhưng không yếu đuối, cô có một niềm tin chiến thắng và cô cũng như bao người con gái khác biết biến nỗi nhớ nhung nỗi khắc khoải nhớ mong thành hành động có ích, bởi thế hàng ngày cô dồn hết trí lực của mình vào công việc. Hàng ngày lên lớp với bảng đen phấn trắng nhưng bằng tấm lòng yêu nghề mến trẻ cô đã trao cho các em bao kiến thức khoa học, trao cho các em tình yêu thương gần gũi rồi đêm đêm cô lại thao thức bên ánh đèn với trang giáo án được soạn bằng với tất cả tấm lòng và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Có câu hát trong bài Hành khúc ngày và đêm: “ Giáo án em vẫn mở cho ánh sao bay vào.ngày đêm ta bên nhau những đêm ngày chiến đấuanh với em sống vẫn gần nhau.” Bài hát ấy là cô giáo ai cũng thuộc và tôi tin rằng trong khoảnh khắc ây cô cũng nhẹ nhàng khe khẽ cất lên lời ca ấy trong đêm tuy khẽ hát nhưng đủ làm nguồn đông lực giúp cô vượt lên tất cả và sớm mai tới trường bao ánh mắt trẻ thơ trong sáng hồn nhiên nhìn cô trìu mến tất cả làm lên: “ Bài ca ấy, lời thơ ấy đẹp như em người giáo viên nhân dân, tâm hồn em.” 
Nhưng rồi cô lại trở thành một trong số những người phụ nữ gửi trọn niềm tin cho người chiến sỹ, một trong số những mối tình dành trọn cho non sông tổ quốc người chiến sỹ ấy đã anh dũng hy sinh để dành lại độc lập giữ gìn non sông đất nước, đem lại cuộc sống bình yên cho mọi nhà.
Sự hy sinh cao cả của người chiến sỹ và sự chờ đợi trọn đời của cô giáo trẻ ấy làm nên một mối tình vĩ đại. “Về hưu chờ người yêu không trở lại.” tôi không nhớ có bao câu chuyện, bao bài ca, bao lời thơ viết về những mối tình trải qua chiến tranh. Nhưng tôi tin rằng mối tình của cô thật là vĩ đại.
Trong xã hội ta biết bao bà mẹ chờ mong con về mái tóc pha sương bao thiếu phụ chờ mong sau chiến tranh và bao cô gái mong mỏi người yêu mình trở về sau cuộc chiến, chiến tranh thật tàn khốc thật phũ phàng và chiến tranh cũng tôi luyện lên những con người vĩ đại của thời đại và cô đã trở thành một trong số đó.
Nhưng một lần nữa cô không hề gục ngã, khi đã cống hiến trọn tuổi xanh cho nghề dành hết tuổi xuân cho các em cô được nghỉ hưu, một lần nữa cô chọn cho mình một công việc có ích cho xã hội đó là làm khuyến học.
Với công việc này cô đã góp phần phát huy tài năng cho các em góp phần động viên phong trào học tập cho các em, cô như cây khi còn nhựa sống là còn dâng cho đời bóng mát làm không khí trong lành, cô luôn tìm cho mình niềm vui để vươn lên để cống hiến, để có ích cho cộng đồng, tuy công việc của cô là một công việc bình thường nhưng con người cô, cuộc đời cô thì thật là vĩ đại.
Bài thơ không dài nhưng phản ánh đầy đủ mọi góc cạnh của một con người, một cô giáo trải qua cuộc chiến tranh, cống hiến hết mình và sự hy sinh cao cả dành trọn đời cho sự nghiệp.
Tôi đã đọc nhiều bài thơ viết về thày cô giáo về tình thày trò nhưng khi đọc bài thơ: Cô giáo em của nhà giáo Đào Ngọc Anh trong tập XI Tấm lòng nhà giáo, tôi cảm nhận đây là bài thơ hay nhất mà tôi đã đọc.
Đại Từ ngày 12/3/2014
NGUYỄN VĂN VƯỢNG 

File đính kèm:

  • docPHÂN TÍCH BÀI THƠ.doc
Giáo án liên quan