Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

 Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường THCS, việc bồi dưỡng học sinh là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm, là một công tác trọng tâm ở các nhà trường. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả cao. Bởi đây là giai đoạn năng khiếu nghệ thuật nói chung, năng khiếu văn chương nói riêng của học sinh có cơ hội bộc lộ và phát triển đầy đủ và rõ rệt hơn. Tiếp xúc với tác phẩm văn chương các em tự đặt mình trong cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật, cùng vui buồn, sướng khổ với các nhân vật .Thế giới hình tượng, tiếng lòng của nghệ sĩ qua đó như khơi dậy, khích lệ các em từ năng khiếu văn chương đến năng khiếu sáng tạo nói chung. Đồng thời còn nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Từ thực tiễn đó tôi nảy sinh viết sáng kiến về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Điều kiện áp dụng: Trong mỗi giờ học chính khóa cũng như bồi dưỡng, giáo viên dạy văn phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp cuả văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh. Một giờ dạy văn là phải tạo ra được những rung động thẩm mỹ, sâu sắc khiến người ta say mê, giáo viên cần cung cấp những kiến thức lí luận này cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn để từ đó học sinh biết vận dụng nó khi phân tích, cảm thụ tác phẩm văn chương.

Các em học sinh trong đội tuyển cần có niềm say mê, yêu thích bộ môn thì mới có khả năng sáng tạo và rung động thẩm mĩ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là một thành công bước đầu của tôi trong việc áp dụng những phương pháp, biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi mạnh dạn đưa ra để anh chị em đồng nghiệp tham khảo, hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp anh chị em đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS . 
1.2 – Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
 1.2.1. Mục đích nghiên cứu: 
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời còn nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói chung . 
 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
 Đề tài này có ba nhiệm vụ sau :
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng và những nguyên tắc của việc bồi dưỡng học sinh giỏi .
 Nhiệm vụ 2: Tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS .
 Nhiệm vụ 3: Một số biện pháp và hình thức tổ chức .
 2. Phạm vi nghiên cứu : 
 * Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường THCS , ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Đó là bàn về một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THCS .
 * Đối tượng bồi dưỡng ở đây không phải là học sinh lớp chuyên, trường chuyên mà là học sinh ở các trường đại trà .
 3. Phương pháp nghiên cứu : 
 Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung . 
2 – THỰC TRANG VẤN ĐỀ
2.1 - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi .
 Như đã nói ở trên, trước khi đến trường, các em được tiếp xúc với văn chương qua lời ru của mẹ, của bà, qua đài, qua truyện tranh, qua truyền hình, sân khấu ...Và sự xuất hiện những em có năng khiếu văn chương từ trước tuổi tới trường cũng không phải là cá biệt. Các em tới trường thật sự được đối diện với tác phẩm văn chương, đối diện với nhà văn qua hình tượng nghệ thuật một cách có hướng dẫn. Học sinh THCS lại ở độ tuổi giàu cảm xúc và trí tưởng tượng, sự cảm thụ tiếp nhận nghệ thuật đang chuyển từ cảm tính đến lý tính. Đây là giai đoạn năng khiếu nghệ thuật nói chung, năng khiếu văn chương nói riêng có cơ hội bộc lộ và phát triển đầy đủ và rõ rệt hơn. Tiếp xúc với tác phẩm văn chương các em tự đặt mình trong cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật, cùng vui buồn, sướng khổ với các nhân vật ...Thế giới hình tượng, tiếng lòng của nghệ sĩ qua đó như khơi dậy, khích lệ các em từ năng khiếu văn chương đến năng khiếu sáng tạo nói chung. Vì vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm đúng đắn, cần thiết có tầm quan trọng trong các nhà trường THCS.
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS có ý nghĩa thật to lớn. Nó phát hiện ra những tài năng, nhân tài cho đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng kịp thời năng lực cảm thụ văn chương là thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn cao đẹp của chế độ ta, của các nhà giáo. Và vì vậy nó kích thích cổ vũ ý thức, tinh thần, thái độ học tập của học sinh. Khác với môn học khác, trong dạy học tác phẩm văn chương, những học sinh có năng khiếu thật sự, nhiều khi có những phát hiện về tác phẩm mà giáo viên không thể ngờ tới. Vì vậy công tác này còn là việc làm thiết thực góp phần nâng cao ý thức và trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cho giáo viên.
 2.2- Tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi ở địa phương. 
 Việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát hiện tài năng, nâng cao năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh. Vì vậy đây là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm, là một công tác trọng tâm ở các nhà trường. Hàng năm, sở giáo dục đào tạo Hải Dương và phòng giáo dục thị xã Chí Linh vẫn tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi đối với mỗi cấp học riêng cấp THCS thi chọn học sinh giỏi khối 6,7,8, riêng khối 9 tập trung học sinh có thành tích cao về trường chất lượng cao để bồi dưỡng. Tuy SGD chỉ tổ chức thi đối với các khối lớp cuối cấp nhưng ở các nhà trường trên địa bàn Thị xã vẫn chú trọng tới việc bồi dưỡng học sinh giỏi cho tất cả các khối lớp theo hình thức "Nuôi gà chọi"để thi đấu. Song một khó khăn lớn đối với các nhà trường là tất cả những học sinh có năng khiếu đều thích thi môn tự nhiên số còn lại phần nhiều là học sinh khá .Vì vậy việc chọn học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng rất khó, số lượng học sinh thì ít mà các môn thi lại nhiều. Mặt khác, do nhận thức của một số phụ huynh lại không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển văn cho nên thường thì những học sinh có năng khiếu cả về tự nhiên và xã hội thì các em lại không yêu thích và ham mê học văn. Và ngược lại, lại có những học sinh rất thích học văn nhưng lại không có năng khiếu gì về văn chương. Điều này có ảnh hưởng không ít đến chất lượng của đội tuyển văn.
Khó khăn thứ hai là học sinh ở các trường THCS cấp xã phần lớn những em học sinh giỏi ở tiểu học thường thi tuyển vào trường chất lượng cao Chu Văn An, chính vì vậy số lượng học sinh còn lại vào trường THCS của các xã, phường đa phần là học sinh khá, TB, Yếu nên việc bồi dưỡng học sinh giỏi đối với những trường này gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt với môn Ngữ văn.
 Một khó khăn nữa của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đó là vấn đề tài liệu, nhất là phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Kinh nhiệm thì chưa có là bao mà những bài viết, những chuyên đề về vấn đề này còn qúa ít. Chính từ những lý do này mà các giáo viên rất lo lắng khi được phân công bồi dưỡng, đặc biệt có những đồng chí tìm lý do này, lý do khác để từ chối bồi dưỡng đội tuyển. Đây là một tình hình thực thế mà tôi nắm bắt được thông qua trao đổi, gặp gỡ trực tiếp với một số giáo viên bồi dưỡng đội tuyển ở trường. Thực tế trên đã giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn về công tác này.
 3- CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
 3.1- Những yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc bồi dưỡng.
 - Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải gắn liền với giáo dục tư tưởng, đạo đức, các em vừa được bồi dưỡng và phát huy năng khiếu vừa được có ý thức học tập và học tập nghiêm túc các môn học khác.
 - Tránh các khuynh hướng ''Nuôi gà chọi’’, ''Thành tích cá nhân’’, ''Tính thời vụ’’.
 - Phải động viên được sự quan tâm của tập thể học sinh, nhất là sự giúp đỡ động viên của gia đình và các đoàn thể địa phương đối với việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Đồng thời bản thân học sinh có năng khiếu, phải phát huy được vai trò tích cực đối với việc học tập của tập thể.
 3.2. Một số biện pháp và hình thức bồi dưỡng.
 Như đã nói ở trên khó khăn lớn nhất của các giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là tài liệu, sách tham khảo còn quá nghèo nàn, vì vậy mà các giáo viên phải mày mò sáng tạo ra những phương pháp cho phù hợp với từng bộ môn. Qua nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, kết hợp với một số anh chị em đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra những hình thức bồi dưỡng sau:
 3.2.1.Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu của học sinh:
 Đây là công việc đầu tiên của người giáo viên dạy bồi dưỡng. Mỗi giáo viên phải nắm được năng lực của từng học sinh trong đội tuyển: năng lực cảm nhận, năng lực diễn đạt, năng lực sáng tạo...Công việc này được tiến hành bằng cách giáo viên tổ chức cho học sinh học và làm bài kiểm tra tại lớp. Sau khi đã có bài giáo viên chấm chữa bài cho học sinh lấy kết quả, phân loại chất lượng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng.
 3.2.2- Kiểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh.
 Sở dĩ phải có bước này bởi một yêu cầu đối với học sinh giỏi là phải nắm vững kiến thức cơ bản cái gọi là phần ''Nền” rồi mới khơi gợi và nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc, lòng yêu mến văn chương và nhu cầu sáng tạo nghệ thuật cho các em. Đây là biện pháp có tính phương pháp, thậm chí gần như một nguyên tắc trong dạy học văn cho học sinh giỏi.
 3.2.3 - Cung cấp những kiến thức về lý luận văn học cho học sinh.
 Qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy, ở lớp 6, 7 học sinh chưa được học những kiến về thức lý luận văn học, các em hiểu những khái niệm về lý luận văn học còn chàng màng cụ thể là những kiến thức về tác phẩm văn học, đặc trưng cơ bản của văn học, nhân vật, cốt truyện... Vì vậy mà giáo viên cần cung cấp những kiến thức lí luận này cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn để từ đó học sinh biết vận dụng nó khi phân tích, cảm thụ tác phẩm văn chương.
 3.2.4 - Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài.
 Sau khi cung cấp những kiến thức về lý luận văn học cho học sinh, giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh kỹ năng phương pháp làm bài. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể 
từng bước cho học sinh bởi tuy là học sinh giỏi nhưng ngay cả những cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn học sinh cũng còn có nhiều vướng mắc. Vì vậy mà giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định, có ít nhất là từ 5 buổi học để rèn kỹ năng lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn... 
 3.2.5 - Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng.
 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một công việc cần thiết. Song, giáo viên phải xây dựng có hệ thống, phân chia theo mảng, chuyên đề, chủ đề, không được dạy tràn lan, chung chung, thích chỗ nào dạy chỗ ấy. Dĩ nhiên hệ thống câu hỏi phải bám sát chương trình nội dung kiến thức mà các em đã được học.
 VD: Một số chuyên đề, chủ đề tiêu biểu
Khối lớp 9 : 
- Thơ văn Nguyễn Du
- Thơ văn Hồ Chí Minh
- Chủ đề tinh thần yêu nước
- Giá trị hiện thực và nhân đạo 
- Chủ đề về người phụ nữ 
- Chủ đề về người lính 
- Chủ đề người nông dân Việt Nam...
Khối lớp 6: 
- Văn học dân gian
- Thơ văn hiện đại, trung đại...
- Kể chuyện tưởng tượng
- Văn miêu tả...
Khối lớp 7:
- Văn biểu cảm
- Văn nghị luận....
Các khối 7,8,9 rèn thêm cho học sinh kiểu bài nghị luận xã hội dưới dạng trình bày suy nghĩ của cá nhân về một hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống thông qua câu chuyện, bài học...
 * Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo chuyên đề, hệ thống câu hỏi.
 Từ những chuyên đề, chủ đề trên giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành dưới hình th

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van.doc