SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng viết văn miêu tả

 Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4 đảm bảo cấu trúc, diễn đạt logic câu văn sáng tạo có hình ảnh, cảm xúc thường rất khó khăn. Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả, hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả.

doc22 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng viết văn miêu tả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai thác và tìm hiểu về nội dung miêu tả của từng đoạn văn, nội dung miêu tả của mỗi đoan được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào. Sau đó học sinh được vận dụng để làm bài tập 2 - chính là đề văn trên. Tôi đánh giá học sinh qua các tiêu chí : Cấu trúc đoạn văn, tả có chân thực và sát với yêu cầu không, khả năng diễn đạt, dùng từ, đặt câu, khả năng sáng tạo và bộc lộ cảm xúc.
	Kết quả thu được như sau:
Tổng số học sinh
77 em
- Đoạn văn đúng cấu trúc, văn linh hoạt, có hình ảnh, bước đầu có cảm xúc.
2 em = 2 %
- Đoạn văn đúng cấu trúc, văn còn ít hình ảnh, diễn đạt chưa gãy gọn, thiếu cảm xúc, thiếu sáng tạo .
33 em = 42 %
- Đoạn văn chưa đúng cấu trúc , viết còn sai ngữ pháp câu, dùng từ chưa phù hợp, diễn đạt luẩn quẩn, rườm rà, tối nghĩa.
16 em = 21 %
- Phụ thuộc văn mẫu
26 em = 35 %
 Sau đó một thời gian, khi các em đã học xong kiểu bài miêu tả đồ vật, tôi tiếp tục thực hiện một cuộc khảo sát nữa với đề văn:
 	Đề bài: Hãy miêu tả đồ vật em yêu thích nhất.
 ( Chú ý mở bài theo kiểu gián tiếp )
 Ở đợt khảo sát này, trên cơ sở những kiến thức các em đã được học, tôi yêu cầu các em viết một bài văn trọn vẹn với một đề bài hết sức mở. Các em có thể tùy chọn một đồ vật em yêu thích nhất để tả chứ không bó buộc vào một đồ vật nhất định nào. Như thế các em có lợi thế hơn trong việc tạo cảm hứng làm bài, thuận lợi hơn trong việc thể hiện cảm xúc và sự sáng tạo của mình. Tuy nhiên kết quả thu được cũng gần tương đương với đợt khảo sát thứ nhất .
 Qua hai đợt khảo sát trên, tôi nhận thấy khả năng học và viết văn miêu tả của học sinh là đáng lo ngại. Các em chưa viết được cái đặc sắc, cái riêng của mỗi đối tượng mình tả. Những đoạn văn, bài văn của các em còn thiếu một sự quan sát tỉ mỉ, thiếu một sự phát hiện tinh tế mới mẻ. Hầu hết các em mới chỉ ghi lại một cách vụng về những gì mà thầy cô gợi ý. Một bài văn trôi chảy, sinh động thì cũng chỉ dừng ở mức các em biết cách tổ chức lại, viết lại những gì mà người khác đã viết qua các bài văn tham khảo. Còn lại đa số chưa biết cách dùng từ giàu hình ảnh, thậm chí rất nhiều em còn dùng từ sai, không phù hợp, ví dụ:
Chiếc cặp của em có ba ngăn rộng mênh mông giúp em tha hồ đựng sách vở
Cặp của em là cặp da màu đen long lanh.
 Ngoài ra văn tả của các em còn thiên về kể lể khô khan, văn nghèo nàn, sơ sài, nhạt nhẽo, thiếu sự độc lập suy nghĩ, có em phụ thuộc hoàn toàn vào văn mẫu. Những thực trạng trên đây đòi hỏi chúng ta - những người thầy tâm huyết cần phải tìm ra nguyên nhân và những biện pháp khắc phục để các em học sinh của mình có thể viết lên những bài văn miêu tả hay, sáng tạo của riêng mình.
4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả .
	Xác định nguyên nhân của việc chất lượng học văn miêu tả của học sinh chưa cao, tôi đã suy nghĩ vận dụng một số kĩ năng giúp học sinh lớp 4 viết văn miêu tả. Đồng thời cùng các đồng chí giáo viên trong khối 4 - 5 vận dụng vào quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng học văn miêu tả cho học sinh. Tôi tập trung vào một số kĩ năng sau:
4.1. Đối với giáo viên.
4.1.1. Nghiên cứu kĩ nội dung và xác định mục tiêu của mỗi tiết học. 
 Trước mỗi tiết dạy ở trên lớp, người giáo viên cần có sự tìm tòi, đào sâu để xác định đúng, đủ mục tiêu của tiết học đó, để hiểu hết ý đồ của SGK từ đó mới hướng dẫn học sinh hoạt động hiệu quả. Dạy văn miêu tả nói riêng và phân môn Tập làm văn theo chương trình mới nói chung, giáo viên cần có tâm thế chủ động, hết sức tránh tư tưởng cho rằng dạy tập làm văn là khó, bởi vì tư tưởng đó sẽ hạn chế cảm hứng dạy học và sự sáng tạo của giáo viên. Chương trình SGK mới rất chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh: kĩ năng quan sát, kĩ năng xây dựng đoạn văn, kĩ năng xây dựng đoạn mở bài, kết bài, sau đó là kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh. Trong từng tiết học nếu giáo viên quan tâm chu đáo đến việc rèn những kĩ năng đó thì việc học văn miêu tả của học sinh sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên nên tận dụng tối đa thời lượng học của những tiết học bồi dưỡng hoặc phụ đạo vào buổi chiều để rèn kĩ năng viết văn cho học sinh dưới những hình thức nhẹ nhàng, thoải mái như các trò chơi: Em tập làm nhà văn, Em tập làm nhà thơ, hay Đi tìm nhà thơ của lớp ...Trong không khí học tập hào hứng như vậy các em sẽ thuận lợi hơn khi thể hiện sự sáng tạo của mình . Bởi văn miêu tả có mặt trong tất cả các thể loại văn khác nên giáo viên cần chú tâm đến quan điểm dạy học tích hợp. Khi dạy những phân môn khác như : Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả ... nếu nguồn ngữ liệu là một văn bản miêu tả thì giáo viên cũng nên có những dẫn dắt tinh tế, hợp lí để học sinh cảm nhận và học tập một phần nào đó cách viết của tác giả.
	VD: Khi dạy bài tập đọc: “ Sầu riêng ” Tiếng Việt 4 tập 2, giáo viên cũng nên có những câu hỏi để củng cố về văn miêu tả cho học sinh như:
Trong bài này tác giả tả theo trình tự nào ?
Trong bài này em thích nhất câu văn miêu tả nào của tác giả ? Vì sao ?
	Với cách dạy như vậy, kiến thức văn miêu tả của học sinh luôn được củng cố, mặt khác những câu hỏi kiểu đó vừa không làm ảnh hưởng đến trọng tâm của tiết học vừa tạo được cảm hứng cho học sinh.
4.1.2. Hướng dẫn học sinh quan sát:
	Trong văn miêu tả, bước quan sát là vô cùng quan trọng, nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ làm thơ hay như thế là bởi cậu có khả năng quan sát rất tinh tế. Chúng ta đều biết rằng những đồ vật nếu không được quan sát một cách có quy trình, có mục đích rõ ràng thì sự nhận thức của các em về chúng chỉ mang tính tự phát, hoang dã. Ở tuổi các em, các em đều biết được rằng: Quả me chua chua chát chát; quả ổi ngọt ngọt thơm thơm ...và các em cũng ghi nhận được qua cảm giác trẻ thơ bốn mùa của thiên nhiên hào phóng: bóng chim Vàng Anh bay chuyền thấp thoáng trên ngọn đa ven sông, những tán hoa phượng rực đỏ treo lơ lửng những chú sâu đo tinh nghịch, cái mát dịu sau cơn mưa giông dữ dội, những con dế sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ...Đó là những hình ảnh vô cùng sống động và vô cùng gần gũi đối với các em. Thế nhưng quan sát, ghi nhớ để lột tả lại hết những vẻ đẹp sống động đó thì không phải em nào cũng làm được. Vì vậy trong dạy học văn miêu tả nhất thiết giáo viên phải coi trọng việc dạy cho học sinh quan sát. Phải giúp học sinh hiểu rằng muốn miêu tả hay thì phải tập quan sát, phải có công quan sát. Công việc này mỗi em có thể làm khác nhau. Có em chỉ lặng im quan sát trong đầu rồi ghi nhớ, có em ghi chép rất tỉ mỉ, công phu. Từ những chuyện đơn giản nhất như khi cuốc vườn, xách nước thì quan sát thấy gì hay, người cuốc thạo, gánh thạo khác người mới cuốc, mới gánh như thế nào, đôi tay, cái vai, lưỡi cuốc khi bập vào đất ...Cho đến những gì phức tạp: Một cô gái khi e thẹn, khi giận dữ cũng một khuôn mặt ấy nhưng thay đổi thế nào; một em bé khi thèm một quả bóng thì nét mặt thế nào, khi mua được quả bóng rồi thì em nói ra sao ... Đôi khi mới nhìn thấy lần đầu một người nào đó, chúng ta có thể ghi nhận ngay nhưng thường phải quan sát đi quan sát lại mới thấy ra những điều gì mới và của riêng mình ...Trong quan sát cần hướng dẫn các em sử dụng các giác quan như mát nhìn, tai nghe, mũi ngửi thậm chí cả tay sờ nữa. Phải tạo mọi điều kiện cho học sinh được quan sát thực tế tranh thủ mọi điều kiện có thể quan sát được như đi trên đường, một buổi tham quan, lao động, một ngày đi chơi xa.
4.1.3. Luyện cho học sinh cách sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn.
 Để bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ thực hành một số bài tập luyện viết như: với các từ cho sẵn, viết thành câu, luyện dùng từ bằng cách sửa lỗi dùng từ; từ ý đã cho viết thành câu gợi tả, gợi cảm, viết có sử dụng biện pháp tu từ theo yêu cầu, làm các bài tập mở rộng thành phần câu để cách diễn đạt được sinh động, gợi tả, gợi cảm hơn. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm.
 VD: Một học sinh tả chiếc bàn học:
 Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu của một người bạn thân đã cần mẫn, miệt mài cùng em giải những bài toán khó.
 Miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe.
 Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả và cũng không phải tự các em có sẵn tâm hồn văn chương như vậy. Học sinh có thể phát hiện tốt chi tiết có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nhưng khi viết văn lại khó vận dụng được. Giáo viên cần có biện pháp nào giúp các em? Tôi đã giúp các em bằng cách như sau:
VD: Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
- Cho học sinh phát hiện biện pháp nghệ thuật trong câu trên.
- Nêu tác dụng của việc so sánh như vậy.
- Giải thích vì sao có thể so sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm( mà không phải một con).
- Tập vận dụng so sánh tương tự: so sánh hoa phượng với hình ảnh khác theo cảm nhận của các em, hoặc so sánh loài hoa hay cây khác với hình ảnh nào đó. Chú ý giúp học sinh nhận ra những cách so sánh thú vị, giàu sức gợi tả và những so sánh không có giá trị.
- Yêu cầu các em ghi chép vào sổ tay những câu văn, thơ có sử dụng hiệu quả biện pháp nghệ thuật đó.
4.1.4. Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn.
* Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn:
- Đoạn văn mở bài: Học sinh được học hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Giáo viên nên để học sinh lựa chọn cách mở bài mà mình cho là hợp lí nhất và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một vấn đề khác rồi mới dẫn vào vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng một sự kiện, hoàn cảnh xuất hiện vật định miêu tả; hoặc bắt đầu bằng những câu thơ, ca daocó liên quan đến yêu cầu của đề bài.
- Thân bài: Có thể gồm một số đoạn văn, là toàn bộ nội dung miêu tả được viết theo từng phần, từng ý đã đư

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_co_ki_nang_viet_va.doc
Giáo án liên quan