Giáo án lớp 4 - Tuần 29

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).

II. CHUẨN BỊ:

GV: Kế hoạch bài học - SGK

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

HS: Bài cũ – bài mới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh.
*Hoạt động2: Cả lớp:
- GV hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc, tiến quân trong dịp tết ; các trận đánh ở Ngọc Hồi , Đống Đa …).
- GV gợi ý: 
+ Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc?
+ Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Thời điểm đó có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch?
+ Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần binh sĩ?
+ Tại trận Ngọc Hồi nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta?
- GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến mồng 5 tết, ở Gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh - GV cho HS kể vài mẩu truyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
- GV nhận xét và kết luận.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
- GV cho vài HS đọc khung bài học SGK
- Em biết thêm gì về công lao của Nguyễn Huệ-Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh?
*Đỉnh cao của sự nghiệp anh hùng của vua Quang Trung chính là ở những chiến thắng vang dội như Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa …Cũng từ đây sau khi đánh thắng nhà Thanh, Quang Trung đã thực hiện nhiều chính sách xã hội tiến bộ để phục hưng đất nước.
- Về nhà xem lại bà, chuẩn bị bài tiết sau: “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung”.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát.
- Để lật đổ họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
- HS đọc bài học.
- HS lắng nghe.
1. Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh
+ HS nhận phiếu và thảo luận.
+ Báo cáo kết quả.
** Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp (Ninh Bình). Quân sĩ được lệnh ăn Tết trước…
+ …quân ta kéo tới sát đồn Hà Hồi..
+ … quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi..
+ Nhận xét, bổ sung.
- HS dựa vào SGK để thảo luận và điền vào chỗ chấm.
- HS thuật lại diễn biến trận Quang Trung …..
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Tinh thần chiến đấu của quân ta:
+ Nhà vua phải hành quân từ Nam ra TL để đánh giặc
+ Thời điểm nhà vua chọn là dịp tết…
+ Quân sĩ được lệnh ăn tết trước …
+ Trận Ngọc Hồi quân ta ghép các mảnh ván…
- 3 HS đọc.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
KĨ THUẬT (Tiết 29)
LẮP XE NÔI ( T1)
I. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
* Với HS khéo tay:
Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. 
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:3’
 Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 1’
Hôm nay chúng ta luyện tập: “Lắp xe nôi”. GV ghi đề.
 b) Tìm hiểu bài:
HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu.5’
- GV giới thiệu mẫu cái xe nôi lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận.
+ Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận?
- GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế: dùng để cho các em nhỏ nằm hoặc ngồi để người lớn đẩy đi chơi.
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 27’
 a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
- GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
 b/ Lắp từng bộ phận:
- Lắp tay kéo H.2 SGK. GV cho HS quan sát và hỏi:
+ Để lắp được xe kéo, em cần chọn chi tiết nào, số lượng bao nhiêu?
- GV tiến hành lắp tay kéo xe theo SGK.
- Lắp giá đỡ trục bánh xe H.3 SGK.
+ Theo em phải lắp mấy giá đỡ trục bánh xe?
- Lắp thanh đỡ giá bánh xe H.4 SGK. 
+ Hai thanh chữ U dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy của tấm lớn?
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh
- Lắp thành xe với mui xe H.5 SGK.
+ Để lắp mui xe dùng mấy bộ ốc vít?
- GV lắp theo các bước trong SGK.
- Lắp trục bánh xe H.6 SGK.
+ Dựa vào H.6, em hãy nêu thứ tự lắp từng chi tiết?
- GV gọi vài HS lên lắp trục bánh xe.
 c/ Lắp ráp xe nôi theo qui trình trong SGK . 
- GV ráp xe nôi theo qui trình trong SGK.
- Gọi 1- 2 HS lên lắp.
 d/ GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4. Củng cố - dặn dò:3’
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
- HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
- HS hát.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
HS đ ba
- HS quan sát vật mẫu.
- 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ, giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, …
1. Chọn các chi tiết.
+ HS chọn cùng GV
2. Lắp từng bộ phận
- 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Lắp hai giá đỡ…
- Vào hàng lỗ thứ hai và thứ ba của tấm lớn.
- Cần 4 bộ ốc vít.
- Lắp vòng hãm, bánh xe, vòng hãm.
3. Lắp ráp xe nôi
- HS lên lắp.
4.Tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
- 2 HS lên tháo rời các chi tiết và cho vào hộp rồi nêu.
- Cả lớp.
TOÁN (Tiết 143)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
* Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch dạy học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:4’
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 3
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
- Trong giờ học này chúng ta cùng luyện tập về bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 b. Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Cả lớp: 25’
 Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Sau đó, chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách vẽ sơ đồ của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố- Dặn dò:3’
- GV tổng kết giờ học.
- Gọi HS nhắc lại cách tính hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- HS lên bảng lớp làm vở.
Bài giải
Biểu thị số bé là 3 phần thì số lớn là 8 phần bằng nhau như thế.
Hiệu số phần bằng nhau là:
8 – 3 = 5 (phần)
Số bé là:
85: 5 Í 3 = 51
Số lớn là:
51 + 85 = 136
Đáp số: Số bé: 51 ; Số lớn: 136
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Biểu thị số bóng đèn trắng là 3 phần thì số bóng neon màu là 5 phần bằng nhau như thế.
Ta có hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 3 = 2 (phần)
Số bóng đèn màu là:
250: 2 Í 5 = 625 (bóng)
Số bóng đèn trắng là:
625 – 250 = 375 (bóng)
Đáp số: Đèn màu: 625 bóng ;
 Đèn trắng: 375 bóng.
+ Nhận xét, bổ sung và giải thích.
TẬP LÀM VĂN (Tiết 57)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gáin tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:5’
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
 Các em đã làm quen với 2 cách mở bài trong một bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được luyện tập xây dựng đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 20’
* Bài tập 1:Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc: Các em đọc 2 cách mở bài a, b và so sánh 2 cách mở bài ấy có gì khác nhau.
- GV nhận xét và chốt lại: Điểm khác nhau của 2 cách mở bài là:
* Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả một trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý. Mở bài không nhất thiết phải viết dài, có thể chỉ 2, 3 câu.
- GV nhận xét, cho điểm những bài HS viết hay.
* Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu BT 3.
- GV giao việc: Ở tiết TLV trước GV đã dặn các em về nhà quan sát trước một cái cây. Bây giờ các em nhớ lại và trả lời các câu hỏi đề bài yêu cầu.
- Cho HS trình bày. GV đặt các câu hỏi.
- GV nhận xét và góp ý.
HĐ2: Cá nhân:10’
* Bài tập 4: Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, khen những HS viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:3’
- Yêu cầu HS hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài.
- Xem trước tiết TLV ở bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
+ Hát – báo cáo sĩ số.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
* Cách 1: Mở bài trực tiếp – giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
* Cách 2: Mở bài gián tiếp – nói về mùa xuân, về các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số em phát biểu ý kiến.
VD: Nhà em có một mảnh đất nhỏ trước sân. Ở đó không bào giừo thiếu màu saqức của những loài hoa. Mẹ em trồng hoa hồng. Em thì trồng mấy cụmmười giừo. Riêng ba em name nào cũng chỉ trồng một thou hoa là hoa mai. Ba bảo: ba thích hoa mai vì hoa có màu trắng tinh khiết, hương thơm nhẹ, dáng vẻ thanh nhã.Vì vậy, trước sân nhà em không bào giừo thiếu chậu hoa mai do chính tay ba trồng.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lần lượt trả lời 4 câu hỏi a, b, c, d.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân, mỗi em viết 1 đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả, từng cặp trao đổi.
- Một số HS đọc đoạn văn đã viết.
VD: Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất, đào, mai mà đổi màu hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rrõ. Vừa thấy cây hoa, tôi thíc quá, reo lên: “Ôi, cây hoa đẹp quá”
- Lớp nhận xét.
KỂ CHUYỆN (Tiết 29)
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. MỤC TIÊU:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (BT1).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT2).
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch bài học - SGK
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS: Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
 Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ nghe kể câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng. Tại sao câu chuyện lại có tên như 

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 29.doc
Giáo án liên quan