SKKN Biện pháp giúp học sinh tiếp thu chậm giải tốt các bài toán điển hình ở lớp 3

 Tiểu học là bậc học đầu tiên các em được cắp sách đến trường, là bậc học tạo nền tảng vững chắc cho các em vào đời. Được đến trường đến lớp đó là vinh dự, là niềm tự hào của mỗi trẻ thơ mà mục tiêu của giáo dục - đào tạo hiện nay là giáo dục học sinh một cách toàn diện. Không chỉ cung cấp cho các em kiến thức về các môn học mà còn cung cấp cho các em những kĩ năng, thái độ, trải nghiệm qua cuộc sống hằng ngày.

doc28 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Biện pháp giúp học sinh tiếp thu chậm giải tốt các bài toán điển hình ở lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ít)
Đáp số: 42 lít.
	* Kiểm tra lại kết quả xem đã đúng với yêu cầu của bài ra chưa, đã phù hợp chưa? Các em có thể thử lại cho đúng để khẳng định kết quả.
	- Lưu ý các em câu trả lời: Nếu các em viết câu trả lời thứ nhất: Thùng thứ hai đựng được số lít dầu là. Câu trả lời thứ hai: Cả hai thùng đựng được số lít dầu là. Câu trả lời như vậy vẫn đúng, nhưng nếu viết như vậy các em dễ nhầm lẫn danh số là (thùng), nên với bài toán này đi tìm số lít dầu (hay danh số là lít) ta nên viết câu trả lời ta đưa số lít lên trước để khi các em viết danh số không bị sai.
 Ví dụ: Bài tập 3 (trang 50 - SGK toán 3) Nêu đề toán theo tóm tắt rồi giải.
 Bao gạo	
 Bao ngô	
 - Tôi cho học sinh đọc thầm, đọc miệng tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời theo yêu cầu.
 Học sinh: Bao gạo nặng 27 kg. Bao ngô nặng hơn bao gạo 5kg. Hỏi cả hai bao gạo và ngô nặng tất cả bao nhiêu ki - lô - gam?
 Sau đó cho các em luyện cách trả lời miệng:
	Bao ngô nặng số kg là: 27 + 5 = 32 (kg)
 Cả hai bao nặng số kg là: 32 + 27 = 59 (kg)
 Rồi tự trình bày bài giải: 
Bài giải
Số ki – lô - gam ngô cân nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Số ki – lô - gam gạo và ngô cân nặng là:
32 + 27 = 59 (kg)
Đáp số: 59 kg.
	- Tương tự phần trên khi làm xong ta phải kiểm tra lại kết quả xem đã đúng với yêu cầu của bài ra chưa, đã phù hợp chưa? Các em có thể thử lại cho đúng để khẳng định lời giải đúng.
	Một số dạng toán về nhiều hơn ít hơn trong tiết Toán tăng như:
	VD1: Một cửa hàng bán vải ngày thứ nhất bán được 125m vải, như vậy ngày thứ nhất bán được nhiều hơn ngày thứ hai 45 m vải. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu mét vải?
	VD2: Bình gấp được 216 bông hoa, như vậy Bình gấp được ít hơn An 26 bông hoa. Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu bông hoa?
	- Với dạng bài này giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ đề bài, phân tích bài xem bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? Khi thực tế giảng dạy một số em thường hay quen hiểu cứ với bài toán về “nhiều hơn” là “cộng” và “ít hơn” là “trừ”. 
	- Nên ở ví dụ 1 các em tìm số mét vài ngày thứ hai làm phép tính cộng: 125 + 45
	- VD 2 các em tìm số bông hoa của An làm phép tính trừ: 216 – 26
	Như vậy một số em đã hiểu sai yêu cầu của bài: Vì ở VD1số mét vải bán được trong ngày thứ nhất nhiều hơn ngày thứ hai 45m, mà ngày thứ nhất là 125m, muốn tìm ngày thứ hai ta phải lấy ngày thứ nhất ta lấy 125 - 45.
	VD2: Bình gấp được ít hơn An 26 bông hoa, mà số hoa của Bình đã biết là 216 bông hoa, muốn tìm số bông hoa của An ta phải lấy 216 + 26
	Bài giải
	Bài 1
	Số mét vải bán được trong ngày thứ hai là:
	125 - 45 = 80 (m)
	Số mét vải bán được trong cả hai ngày là:
	80 + 125 = 205 (m)
	Đáp số: 205m
	Bài 2:
	Số bông hoa của An gấp được là:
	216 + 26 = 242 (bông)
	Số bông hoa của cả hai bạn gấp được là:
	216 + 242 = 458 (bông)
	Đáp số: 458 bông hoa
	4.1.2. Đối với loại toán có nội dung hình học
 	Đối với loại toán có nội dung hình học thì khả năng nhận biết các đặc điểm cảu một hình vẽ là rất quan trọng.
	Ví dụ:	 Khi dạy bài về “Diện tích hình chữ nhật” giáo viên cần cho học sinh nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật thông qua hình vẽ như: hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài(chiều dài) bằng nhau, 2 cạnh ngắn(chiều rộng) bằng nhau.
	Nhìn hình và nhận biết đâu là cạnh chiều dài của hình, đâu là cạnh chiều rộng của hình chữ nhật. Từ đó học sinh biết vận dụng vào giải các bài toán áp dụng trực tiếp quy tắc tính diện tích hình chữ nhật để tính.
	Bài tập VD: Cho hình chữ nhật có chiều dài là 48cm, chiều rộng là 8cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó ?
	Với bài tập này học sinh chỉ cần vận dụng đúng quy tắc, công thức đã được trang bị là giải được ngay và các em cần lưu ý đơn vị đo diện tích tránh nhầm lẫn sang đơn vị đo độ dài. Bên cạnh đó, cũng có những bài toán đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy thì mới giải được. Do vậy, giáo viên cần rèn cho các em kỹ năng này.
	VD: Bài toán: Cho hình chữ nhật có nửa chu vi là 56cm, chiều rộng là 8cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó ?
	 Với dạng bài cần tư duy các em cần đọc kĩ đề bãiem bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?  Bài toán yêu cầu chúng ta tính diện tích ta cần phải biết gì? (biết chiều dài và chiều rộng) chiều rộng biết chưa? (đã biết) chiều dài biết chưa? (chưa biết). Vậy muốn tìm chiều dài ta phải dựa vào đâu? Vì nửa chu vi bằng chiều dài cộng chiều rộng nên (chiều dài bằng nửa chu vi trừ đi chiều rộng). Như vậy ta sẽ tìm ra cách giải của bài toán.
	- Khi giải bài toán không có cùng đơn vị đo thì phải biết đổi ra cùng một đơn vị đo.
	VD: Số đo cạnh theo mm, số đo diện tích theo cm2. Vậy phải đổi số đo cạnh ra cm.
	- Giáo viên cần lưu ý cho học sinh:
	+ Với hình chữ nhật có số đo chu vi là cm, thì đơn vị đo của diện tích là cm2
	+ Với hình vuông có số đo chu vi là cm thì đơn vị đo của diện tích hình vuông là cm2.
	4.1.3.Với bài toán liên quan đến rút về đơn vị:
	 Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết đề bài yêu càu tính cái gì? Bài toán thuộc dạng 1 hay dạng 2 để giải bài toán.
	Ví dụ:
	+ Bài toán ở dạng 1 thì phải tìm giá trị của một phần là thực hiện phép chia rồi mới tìm được giá trị của nhiều phần (thực hiện phép tính nhân).
	+ Bài toán chia ở dạng 2 thì: Bước 1 cũng phải tìm giá trị một phần (thực hiện phép tính chia) nhưng ở bước 2 thì lại khác với bước 2 ở dạng 1 đó là biết giá trị một phần rồi lại tiếp tục thực hiện phép chia để tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán.
	Điều quan trọng chủ yếu khi dạy giải toán là dạy học sinh biết cách giải bài toán (phương pháp giải toán). Giáo viên không được làm thay, không được áp đặt cách giải cần phải tạo cho học sinh tự tìm ra cách giải bài toán tập trung vào 3 bước:
	+ Tính toán để biết bài toán cho gì, hỏi gì, yêu cầu gì?
+ Tìm cách giải thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của 
bài toán (giả thiết) với yêu cầu của bài (kết luận) để tìm ra phép tính tương ứng.
	+ Trình bày bài giải, viết câu lời giải, phép tính trung gian và đáp số.
	4.2. Gải pháp chung để hướng dẫn học sinh giải các bài toán:
 Từ thực tế trên với mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp giải toán được vận dụng ở mỗi bước giải bài toán đó. Cho nên, chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải bài toán như sau:
 * Bước 1: Đọc kĩ đề toán.
 * Bước 2: Tóm tắt đề toán.
 * Bước 3: Phân tích bài toán.
 * Bước 4: Viết bài giải.
 * Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
 Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau:
	4.2.1. Đọc kĩ đề toán: Học sinh đọc ít nhất 3 lần mục đích để giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản. Những “ dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm và những “điều kiện” là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
 Cần tập cho học sinh có thói quen và từng bước có kĩ năng suy nghĩ trên các yếu tố cơ bản của bài toán, phân biệt và xác định được các dữ kiện và điều kiện cần thiết liên qua đến cái cần tìm, gạt bỏ các tình tiết không liên quan đến câu hỏi, phát hiện được các dữ kiện và điều kiện không tường minh để diễn đạt một cách rõ ràng hơn. Tránh thói quen xấu là vừa đọc xong đề đã làm ngay.
	4.2.2. Tóm tắt đề toán: Sau khi đọc kĩ đề toán, các em biết lược bớt một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa cái đã cho và một số phải tìm hiện rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tắt ấy mà nhắc lại được đề toán.
 Thực tế có rất nhiều cách tóm tắt bài toán, nếu các em càng nắm được nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải toán giỏi. Cho nên, khi dạy tôi đã truyền đạt các cách sau tới học sinh:
* Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.
* Cách 2: Tóm tắt bằng chữ và dấu.
* Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
* Cách 4: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.
* Cách 5: Tóm tắt bằng kẻ ô.
 Tuy nhiên tôi luôn luôn hướng các em chọn cách nào cho hiểu nhất, rõ nhất, điều đó còn phụ thuộc vào nội dung từng bài.
	4.2.3. Phân tích bài toán: Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường:
	 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
 - Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
 - Cái này biết chưa?
 - Còn cái này thì sao?
 - Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
 Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
Ví dụ 1: Bài toán: 	“Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài 45cm, chiều rộng bằng 1/5 chiều dài. Tính diện tích miếng bìa đó”.
	Để giải được bài toán này học sinh cần phải phân tích đề và dựa vào những yếu tố đã biết để giải.
	+ Bài toán đã biết chiều dài chưa?
	+ Bài toán đã biết chiều rộng chưa?
	Vậy để tính được diện tích miếng bìa đó thì ta phải tính gì trước?
	Qua hàng loạt câu hỏi đặt ra để phân tích yêu cầu bài toán, trả lời được các câu hỏi đó, học sinh sẽ làm được bài tập dễ dàng.
	Với các kỹ năng đã có của học sinh, giáo viên là người giúp học sinh rèn luyện và phát huy những kỹ năng ấy, cần cho học sinh nắm rõ thuật ngữ toán học “chiều rộng bằng 1/5 chiều dài” nghĩa là gì?
	Phân tích và tóm tắt bài toán và đi đến tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ. Từ tóm tắt học sinh có thể nêu lại được đề bài toán. Có như vậy các em mới hiểu và lập được kế hoạch bài giải.
	 Trước tiên ta phải tìm chiều rộng lấy 45 : 5 = 9( cm)
	Sau đó dựa vào công thức toán học tính được diện tích miếng bìa.
	Như vậy với một số câu hỏi gợi mở mà giáo viên đưa ra, học sinh có thể sẽ tìm cách giải bài toán về những kiến thức đã học để có thể áp dụng được công thức tính.
	VD 2: “Có 45 học sinh xếp thành 9 hàng đều nhau. Hỏi có 60 học sinh thì xếp được bao nhiều hàng như thế ?”.
	Để giải được bài toán này học sinh cần phải đọc kỹ bài toán phân tích tóm tắt bài toán, xem bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu những gì ?
	Tóm tắt:
	24 cúc áo: 4 cái áo
	42 cúc áo: cái áo
	Sau đó lập kế hoạch giải
	+ Bài toán đã cho biết dữ kiện nào ?(4 cái áo thì cần 24 cái cúc).

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_tiep_thu_cham_giai_tot_cac_bai.doc
Giáo án liên quan