Sinh hoạt nhóm Sinh - Hoá: Thảo luận cách thức hoạt động nhóm trong giờ

a. Đặc điểm

* Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong giảng dạy được thực hiện khi:

- Nhóm nhỏ nghiên cứu để rút ra kết luận về tính chất của chất.

- Thảo luận để tìm ra lời giải, nhận xét hay kết luận nào đó.

- Cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao phó

* Để phát huy tính tích cực của hợp tác nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu

sau:

- Phân công nhóm thường xuyên và nhóm cơ động.

Để duy trì hoạt động nhóm, có thể phân công thường xuyên theo từng

bàn hoặc hai bàn ghép lại, có thể thay đổi nhóm khi có những công việc cần thiết

gọi là nhóm cơ động, không ổn định.

- Phân công trách nhiệm trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất

định như nhóm trưởng, thư ký. Sự phân công này cần có sự thay đổi để mỗi HS

có thể phát huy vai trò cá nhân.

- Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công trách nhiệm và yêu cầu mỗi thành

viên thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

- GV giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm và theo dõi để có thể giúp

đỡ, định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng.

b. Vận dụng

Hợp tác học tập theo nhóm nhỏ có thể thực hiện ở các cấp học phổ thông, đại

học, cao đẳng. Tuy nhiên tuỳ trường hợp cụ thể mà áp dụng một cách linh hoạt.

2. Tổ chức thảo luận nhóm

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh hoạt nhóm Sinh - Hoá: Thảo luận cách thức hoạt động nhóm trong giờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh hoạt nhóm Sinh – Hoá: Thaỏ luận cách thức hoạt động nhóm trong giờ 
1. Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
a. Đặc điểm
* Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong giảng dạy được thực hiện khi:
- Nhóm nhỏ nghiên cứu để rút ra kết luận về tính chất của chất.
- Thảo luận để tìm ra lời giải, nhận xét hay kết luận nào đó.
- Cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao phó
* Để phát huy tính tích cực của hợp tác nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu
sau:
- Phân công nhóm thường xuyên và nhóm cơ động.
Để duy trì hoạt động nhóm, có thể phân công thường xuyên theo từng
bàn hoặc hai bàn ghép lại, có thể thay đổi nhóm khi có những công việc cần thiết
gọi là nhóm cơ động, không ổn định.
- Phân công trách nhiệm trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất
định như nhóm trưởng, thư ký. Sự phân công này cần có sự thay đổi để mỗi HS
có thể phát huy vai trò cá nhân.
- Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công trách nhiệm và yêu cầu mỗi thành
viên thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
- GV giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm và theo dõi để có thể giúp
đỡ, định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng.
b. Vận dụng
Hợp tác học tập theo nhóm nhỏ có thể thực hiện ở các cấp học phổ thông, đại
học, cao đẳng. Tuy nhiên tuỳ trường hợp cụ thể mà áp dụng một cách linh hoạt.
2. Tổ chức thảo luận nhóm
a. Chuẩn bị cho thảo luận
Cần tiến hành một số công việc sau:
- Yêu cầu người học nghiên cứu trước bài học và chuẩn bị nội dung phát
biểu. Giáo viên giới thiệu dàn ý nội dung bài học, nêu câu hỏi cho cả lớp và dự
kiến thời gian thảo luận cho mỗi câu hỏi.
- Xác định yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Chia nhóm: Số lượng thành viên mỗi nhóm khoảng 5-10 người.
- Cử nhóm trưởng và hướng dẫn cách tiến hành thảo luận.
b. Tổ chức thảo luận nhóm
- Nhóm trưởng nêu câu hỏi (trong tài liệu hoặc do GV giao), mọi thành viên
suy nghĩ độc lập sau đó thảo luận, xây dựng dàn ý chung và viết ra giấy
- Nhóm cử đại diện chuẩn bị trình bày trước lớp.
* Vai trò của nhóm trưởng
Trong thảo luận nhóm, vai trò của người nhóm trưởng điều hành rất quan
trọng, nhóm trưởng có các nhiệm vụ sau:
+ Hướng dẫn nhóm đi sâu vào các phần quan trọng hoặc các vấn đề cần
làm sáng tỏ.
+ Cân đối thờì gian cho mỗi câu hỏi, các câu hỏi khó cần nhiều thời gian
cũng như sự đóng góp trí tuệ của tập thể, các câu hỏi dễ cần ít thời gian hơn.
Nhóm trưởng có vai trò quan trọng như vậy nên chọn những người lanh lợi,
có khả năng diễn đạt, có uy tín với nhóm để bồi dưỡng một cách có kế hoạch.
* Vai trò của GV hướng dẫn:
+ Điều hành toàn bộ kế hoạch từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
+ Bao quát lớp để nắm tình hình.
+ Góp ý và uốn nắn lệch lạc khi cần thiết.
c. Thảo luận chung cả lớp:
- Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp.
- Các thành viên trong lớp phát biểu bổ sung hoặc tranh luận đúng sai.
- GV nhận xét, hệ thống hoá những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu đã đặt ra.
* Phương pháp đóng vai
1. Ưu điểm
- Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cá
nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm.
- Lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạt
động tích cực trong "vai diễn" của họ.
2. Hạn chế
- Mất nhiều thời gian.
- Phải suy nghĩ "kịch bản", "diễn viên"...
3. Một số lưu ý khi thực hiện
- Chọn vấn đề đóng vai có mục tiêu dạy học rõ ràng.
- Chọn người đóng vai có kiến thức hay kinh nghiệm tương tự vai diễn hay
chọn tình huống trong các nhóm đóng vai phải sát thực tế và đáp ứng mục tiêu dạy học.
- Giáo viên giới thiệu vai diễn rõ mục đích, thống nhất kịch bản (tình huống).
- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mục
đích của kịch bản, kết quả sư phạm thu được v.v...
* PHẦN MINH HOẠ
I. Hoạt động nhóm
1. Tổ chức hoạt động
- Tổ chức chia mỗi nhóm 6 học sinh
- Phát mỗi nhóm một phiếu gồm các câu hỏi in sẵn.
- Từng cá nhân suy nghĩ vài phút rồi trao đổi thảo luận cả nhóm để tìm
câu trả lời (viết lên giấy trắng)
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
- Cả lớp nhận xét, tranh luận, GV tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận
chung.
2. Phiếu câu hỏi (Kim loại kiềm-Hoá học vô cơ)
a. Hãy nêu một số tính chất hoá học của kim loại kiềm. Viết các phương
trình phản ứng minh hoạ, kết quả ghi vào bảng sau:
b. So sánh với kiến thức hoá học ở phổ thông, có tính chất hoá học nào
mới?
c. Rút ra nhận xét gì về tính chất hoá học của kim loại kiềm, dựa vào cấu
tạo nguyên tử, giải thích?
II. Sự kết hợp giữa hoạt động nhóm và đóng vai
( các trạng thái của vật chất)
Các bước thực hiện
1. Trước hết HS, đọc tài liệu để hiểu các kiến thức cơ bản sau:
- Ở điều kiện thường (nhiệt đô, áp suất khí quuyển) chỉ có một ít đơn chất ở
trạng thái khí, vài đơn chất ở trạng thái lỏng, tuyệt đại đa số đơn chất ở trạng
thái rắn. Các hợp chất có thể ở thể khí, lỏng hoặc rắn.
- Khi thay đổi nhiệt độ ( tăng hoặc giảm) các chất có thể chuyển từ trạng thái
này qua trạng thái khác.
Tính chất Phương trình phản ứng Điều kiện phản ứng
1. Biết được thế nào là sự nóng chảy, sự hoá hơi, sự ngưng tụ v.v...
2. Tổ chức HS, thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm khoảng 4- 6 em).
3. Mỗi thành viên trong mỗi nhóm đóng vai là một phần tử của một
trạng thái vật chất nào đó (3 nhóm 3 trạng thái rắn, lỏng, khí).
4. Từng nhóm lên trình bày, một người đại diện nhóm thuyết minh, giải
thích khi các phần tử "vai diễn" trong nhóm mình chuyển động nhanh, chậm...
khi nhiệt độ thay đổi và khi chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
5. Cả lớp nhận xét, tranh luận, GV tổng hợp ý kiến và đưa ra nhận xét
chung.
 KẾT LUẬN
Tổ chức hoạt động nhóm và đóng vai là những PPDH tích cực. Qua thảo
luận nhóm và đóng vai, HS-SV có điều kiện tập sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt
những ý tưởng của mình trước tập thể. SV được rèn luyện khả năng ứng đáp linh
hoạt khi tranh luận hay trả lời các câu hỏi và sẽ mạnh dạn, tự tin, bình tĩnh trước
đám đông. Thảo luận nhóm tạo ra môi trường học tập thuận lợi để người học
giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm tình đoàn kết, sự hợp tác và ý thức tập thể. Vì vậy
Nhà trường cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa trong việc thực hiện đổi mới
PPDH, tăng cường hơn nữa trong việc tổ chức dự giờ đúc rút kinh nghiệm trong
từng đơn vị tổ chuyên môn nói riêng cũng như trong các khoa và toàn trường nói
chung. 
 	Người thực hiện
Nguyễn Văn Luật

File đính kèm:

  • docthi sinh.doc