Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng vaø bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường.

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có quy định về giáo dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: “Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và yù thức bảo vệ môi trường; giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông” (trích điều 107 luật bảo vệ môi trường)

Ngày 15/11/2004, bộ chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông”

Ngày 17/10/2001, thủ tướng chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “ Giáo dục học sinh hiểu biết về pháp luật và chuû trương chính

sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.
 	- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phải phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
 - Mức ñoä lieân hệ: Có điều kiện lieân hệ một cách logic .
2.3. Những nội dung đã thực hiện lồng ghép và mang lại hiệu quả:
Khi dạy bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật. Ở mục IV. Vai trò của động vật, giáo viên giới thiệu những hình ảnh về động vật có ích có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người (cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, dùng làm thí nghiệm, hỗ trợ con người trong giải trí , thể thao..) Tuy nhiên một số loại có hại truyền bệnh :trùng sốt rét, trùng kiết lị, muỗi, rận, rệp.... từ đó hạn chế môi trường phát sinh của động vật có hại, tiêu diệt chúng ở thời kì ấu trùng để đảm bảo sức khoẻ cho con người, học sinh hiểu được liên quan giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
Khi dạy bài 6. Trùng kiết lị và trùng sốt rét. Ở mục 3.(II).Bệnh sốt rét ở nước ta, giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân, diệt muỗi, ăn uống hợp vệ sinh.
Khi dạy bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiến của Động vật nguyên sinh. Phần II.Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh. Từ giá trị thực tiễn của động vật nguyên sinh giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung. 
Khi dạy bài 11. Sán lá gan. Mục 2 (III).Vòng đời của sán lá gan, giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, phòng chống giun sán kí sinh cho con người và vật nuôi.
Khi dạy bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Ở mục I. Một số giun dẹp khác, giáo viên giáo dục học sinh cần ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống chưa rửa sạch để hạn chế con đường lây lan của giun sán kí sinh qua gia súc và thức ăn của con người. Cần giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống.
Khi dạy bài 13. Giun đũa. Ở mục 2 (IV).Vòng đời của Giun đũa, giáo viên giới thiệu H 13.3 và H13.4 và giảng giải giun đũa kí sinh trong ruột người, trứng giun đi vào cơ thể qua con đường ăn uống, giáo dục ý thức vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân khi ăn uống để tránh các bệnh về giun sán kí sinh.
Khi dạy bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn. Ở mục I. Một số giun tròn khác, giáo viên giới thiệu hình ảnh của một số giun tròn (giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun chỉ...) Hầu hết giun tròn sống kí sinh và gây nhiều tác hại ở người, động vật, thực vật từ đó hình thành ý thức học sinh cần giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.
Khi dạy bài 15. Giun đất. Mục “Em có biết”, giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục này và dùng phương pháp thuyết trình để giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích , đặc biệt là giun đất đã làm tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất thông qua hoạt động sống của chúng từ đó học sinh có ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường đất, tăng cường độ che phủ của đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho giun đất làm thức ăn. 
Khi dạy bài 21. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm. Mục II.Vai trò của thân mềm, thông qua bảng 2/tr 72 sau khi học sinh tìm tên đại diện của thân mềm, giáo viên giáo dục thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (phân hủy thức ăn, là mắt xích trong chuỗi thức ăn) và đời sống con người (làm thực phẩm, làm sạch môi trường nước ) nên cần phải sử dụng hợp lí nguồn lợi thân mềm, đồng thời giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ chúng.
Khi dạy bài 24. Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác. Mục II.Vai trò thực tiễn, yêu cầu học sinh tìm đại diện các động vật thuộc lớp giáp xác có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: làm thực phẩm, cải tạo nền đáy, làm sạch môi trường nước, giúp cân bằng sinh học từ đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ chúng.
Khi dạy bài 25. Nhện và đa dạng của lớp Hình nhện. Mục II. Sự đa dạng của hình lớp nhện, Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng của lớp hình nhện (đối với loài có lợi) trong tự nhiên, tạo điều kiện cho chúng phát triển bằng cách bảo vệ môi trường sống.
Khi dạy bài 27. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. Mục 2 (II).Vai trò thực tiễn của sâu bọ, giáo viên giảng giải: Sâu bọ có lợi có vai trò: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng → giáo dục ý thức bảo vệ những loài sâu bộ có lợi
Khi dạy bài 29. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp. Mục III.Vai trò thực tiễn, yêu cầu học sinh tìm tên đại diện có ở địa phương thuộc 3 lớp: Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ và cho biết loài có lợi loài có hại đối với con người và tự nhiên từ đó học sinh thấy được động vật ngành Chân khớp có vai trò: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng, có vai trò trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái...Giáo dục chi học sinh ý thức bảo vệ những loài động vật có ích, tạo điều kiên thuận lợi cho chúng phát triển.
Khi dạy bài 34. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Cá. Mục III.Vai trò của cá, giáo viên thông qua thói quen đánh bắt cá ở địa phương để giáo dục học sinh lựa chọn cách đánh bắt cá có lợi cho môi trường và mang lại hiệu quả lâu dài.
 + GV: Ở địa phương em người ta thường đánh bắt cá bằng những cách nào?
 + HS: Dùng lưới, dùng nom, dùng nhá, dùng câu, dùng xung điện, dùng thuốc nổ
 + GV: Trong những biện pháp trên, biện pháp nào đem lại hiệu quả lâu dài, biện pháp nào có hại cho nhiều loài sinh vật?
 + HS: Dùng lưới, dùng câu đem lại hiệu quả lâu dài vì như thế ta chỉ bắt một số cá có kích thước nhất định mà không làm tổn hại đến những con khác. Do đó chúng có thể sinh sản và duy trì nòi giống. Dùng xung điện, dùng thuốc nổ sẽ gây hại cho các loài sinh vật dưới nước, làm chết và lãng phí nguồn lợi cá (do còn nhỏ ta không sử dụng hoặc chìm trong nước ta không bắt được)
 + GV: Như vậy khi đánh bắt cá ta lựa chọn cách nào cho phù hợp?
 	Trong nội dung này giáo viên cũng có thể hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung? Học sinh sẽ trả lời là bảo vệ môi trường nước, sử dụng các biện pháp khai thác hợp lý..
 	Nghiên cứu mức độ liên quan tới môi trường của mỗi tiết dạy để lựa chọn giải pháp phù hợp. Giáo dục môi trường bằng hình thức vận dụng kiến thức sinh học vào thực tế cuộc sống. Từ đó giáo dục học sinh: muốn phát triển nguồn lợi từ cá ta cần phải vệ môi trường nước không bị nhiễm bẩn. Cần phải có ý thức bảo vệ các loài cá trong tự nhiên, khuyến cáo mọi người không dùng điện, chất nổ, lưới mắt nhỏ đánh bắt cá để góp phần bảo tồn các loài cá, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nước, chú ý gây nuôi các loài cá có giá trị kinh tế. 
Khi dạy bài 37. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư. Mục IV.Vai trò của lưỡng cư, giáo dục học sinh Lưỡng cư là động vật có ích cho nông nghiệp, là nguồn thực phẩm có giá trị, là vật thí nghiệm trong sinh lí học. Nhưng hiện nay một số lượng lớn lưỡng cư đã bị suy giảm do con người săn bắt, môi trường bị nhiễm bẩn do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏVì thế việc bảo vệ môi trường, cấm săn bắt lưỡng cư bừa bãi là việc làm cần thiết góp phần bảo tồn sự phát triển của lưỡng cư. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ động vật có ích
Khi dạy bài 40. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát. Mục IV. Vai trò, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ các loài bò sát vì đa số bò sát có ích cho nông nghiệp, có giá trị thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mỹ nghệ,Vì vậy cần được bảo vệ gây nuôi những loài bò sát quý.
Khi dạy bài 44. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim. Mục III.Vai trò của chim. Từ các nguồn lợi do chim mang lại như: Chim ăn các loại sâu bọ, ăn các loài gặm nhấm làm hại nông lâm nghiệp, chim làm cảnh, cung cấp thực phẩm...Trong tự nhiên chim giúp cho việc phát tán cây rừng...giáo viên giáo dục chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ các loài chim có ích, không săn bắt bừa bãi.
Khi dạy bài 51. Đa dạng của lớp Thú – Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng. Mục III. Vai trò của thú, sau khi phân tích vai trò của thú đem lại rất nhiều nguồn lợi cho đời sống con người và trong tự nhiên, với số lượng thú trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng đặc biệt là thú hoang dã, điều này đặt ra cho mỗi chúng ta cần có biện pháp bảo vệ thú, bảo vệ động vật hoang dã, cấm săn bắn buôn bán động vật trái phép, xây dựng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn nuôi những động vật có giá trị kinh tế.
Khi dạy bài 55. Tiến hóa về sinh sản. Giảng giải sinh sản là quy luật tự nhiên để phát triển nòi giống, tuỳ theo hình thức sinh sản mà tạo điều kiện thuận lợi để động vật thụ tinh, chăm sóc trứng, chăm sóc con... Giáo dục ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản. 
Khi dạy bài 56. Cây phát sinh giới động vật. Giáo viên phân tích và giảng giải cho học sinh sự phức tạp hóa về cấu tạo của động vật trong qúa trình phát triển lịch sử, gắn liền với sự chuyển dời đời sống từ nước lên cạn, trải qua nhiều giai đoạn biến đổi địa chất và khí hậu, một số sinh vật không thích nghi đã bị tuyệt diệt trong cuộc “đấu tranh sinh tồn” và ngay cả dưới tác động của con người. Một điều cần chú ý là nhiều loài động vật hiện nay đang có nguy cơ bị tuyệt chủng từ đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
Khi dạy bài 58. Đa dạng sinh học. Mục II. Những lợi ích của đa dạng sinh học và mục III. Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh học: nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi. nghiêm cấm săn bắt, buôn bắn động vật hoang dã, thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học.
Khi dạy bài 59. Biện pháp đấu tranh sinh học. Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu các biện pháp đấu tranh sinh học từ đó học sinh thấy được biện pháp đấu tranh sinh học có vai trò tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi t

File đính kèm:

  • docSKKN Tich hop GD BVMT mon Sinh hoc 7.doc