Sáng kiến kinh nghiệm tìm hiểu và tạo sự hứng thú học môn vật lý của học sinh bậc THCS
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Vì vậy quá trình dạy và học tích cực đòi hỏi sự biến đổi không ngừng cả tư duy lẫn hành động của người dạy và người học. Trong quá trình đó không thể thiếu niềm đam mê khoa học. Qua quá trình học, học sinh được rèn luyện một số kỹ năng như: Môn Toán giúp học sinh phát triển năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ, môn Văn giúp học sinh trình bày khả năng hiểu biết của mình cách mạch lạc, rõ ràng Bên cạnh đó học sinh được làm quen với một môn học mới là môn Vật Lý ở cấp THCS.
Vật lý là môn khoa học mà khi học tốt môn này sẽ giúp các em có tư duy tốt hơn để học tập các môn khác, là cơ sở để các em có hứng thú trong học tập.
Môn Vật Lý có vai trò rất quan trọng, là môn học nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống và có rất nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày, giúp các em làm quen với các kiến thức mới, góp phần vào việc nâng cao sự hiểu biết của học sinh về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và cung cấp những kiến thức cơ bản giúp các em hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng cách khoa học, linh hoạt và giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống như : bằng kinh nghiệm cá nhân ông bà có thể rót nước vào phích (bình thuỷ) dù không nhìn thấy mực nước trong bình thuỷ vẫn biết được nước đầy hay chưa, dùng kiến thức vật lý các em có thể dễ dàng giải thích được hiện tượng này cách khoa học, hay giải thích sự tạo thành mưa trong tự nhiên
Môn vật lý vốn dĩ có sự cuốn hút kỳ lạ từ chính sự huyền ảo của các quy luật tự nhiên. Nhưng trong quá trình dạy và học, vì quá để tâm tới câu chữ, tới các định lý, định luật hay rập khuôn theo sách giáo khoa mà chúng ta bỏ qua sắc màu tự nhiên của các hiện tượng. Đôi khi thầy cô chỉ thông báo cho học sinh những kết luận mang tính áp đặt chính vì vậy môn học đã trở nên khô cứng, tẻ nhạt thiếu hấp dẫn, không tạo được sự hứng thú, nghiên cứu tìm tòi ở học sinh. Không chỉ riêng đối với môn Vật Lý mà bất kể các môn học khác việc tạo hứng thú học tập là vô cùng quan trọng. Nó giúp giáo viên thấy được quan niệm của học sinh về môn vật lý để từ đó điều chỉnh cách dạy, đồng thời tác động vào học sinh yêu môn học hơn.
Mục tiêu của môn vật lí ở trường THCS là giúp học sinh nắm vững kiến thức vật lí ở bậc THCS, bước đầu hình thành ở học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, giúp học sinh có thói quen làm việc khoa học, đồng thời góp phần hình thành năng lực nhận thức, phẩm chất nhân cách theo đúng mục tiêu giáo dục ở bậc THCS.
Bên cạnh đó, môn vật lí còn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với các môn khoa học khác. Nhiều kiến thức, kĩ năng đạt được qua môn vật lí là cơ sở cho việc học tập tốt một số môn học khác như: Toán học, sinh học, địa lí, công nghệ
Tóm lại, vật lí là một môn khoa học đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải nỗ lực hết mình mới đạt được kết quả như mong muốn. Mỗi một người giáo viên ngoài kiến thức bộ môn, kĩ năng sư phạm thì bản thân cần phải biết khơi dậy ở người học ý thức tự giác, tích cực hứng thú và say mê trong học tập. Có như vậy mới phát huy vai trò chủ động của người học và nhằm thực hiện triệt để tinh thần đổi mới phương pháp dạy học phổ thông làm cho mỗi tiết học sinh động hơn, thực tế hơn và cuốn hút hơn
3% Tăng 6,1% Giảm 6,8% Giảm 8,3% Hạn chế Hầu hết học sinh chỉ tập trung trong giờ học, học thuộc lý thuyết. Việc vận dụng để giải các bài tập vẫn còn chậm và ít. Học sinh dân tộc và học sinh yếu kém trong 1 lớp chiếm khoảng 30%, vì thế mức độ tiếp thu của học sinh không đồng đều. Mặt mạnh, mặt yếu Mặt mạnh Môn Vật lý là môn học có thí nghiệm trực quan giúp học sinh quan sát hiện tượng từ đó đúc kết được kiến thức. Nội dung biên soạn sách được sử dụng dưới các câu hỏi nhỏ( c1,c2 …) dẫn dắt vấn đề đến nội dung bài dạy giúp học sinh dễ trả lời và nắm bài dễ dàng hơn. Mặt yếu Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao. Đồ dùng thí nghiệm đã sử dụng nhiều năm nên tính chính xác không cao, hoặc đã bị hư hỏng… 4. Tìm hiểu nguyên nhân Trong 1 tiết học có khoảng 5 đến 7 học sinh học được nhưng rất ít em trình bày ý kiến của mình trước lớp do các em chưa được mạnh dạn. Một số học sinh tham gia trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa một phần do các em được biết trước đáp án qua sách giải, được các bạn lớp trước ghi kết quả vào sách nhưng khi làm bài thì điểm thấp. Các em ít học bài, làm bài tập về nhà nhưng giáo viên chưa có biện pháp phù hợp với những đối tượng này. Do học sinh mất căn bản, thấy môn học quá khó. Do môn học không đủ sức hấp dẫn với học sinh. Do sự chán, lười học ở học sinh: một số học sinh lười học bài không phải vì hoàn cảnh gia đình nhưng vì các trò chơi hấp dẫn bên ngoài: game, bida, bi lắc……… Kết quả học tập không như mong đợi rồi bỏ bê, lười học. Do gia đình tạo nhiều áp lực với học sinh. Do học sinh thường khá bị động trong việc chuẩn bị bài vở nhà, kể cả khi giáo viên kiểm tra 1 tiết, 15phút. Do lượng kiến thức nhiều mà học sinh có rất ít thời gian để học bài ở nhà, học sinh chưa chú tâm tới môn học hay chưa nắm rõ phương pháp học….. Giáo viên chưa tận dụng, phối hợp tối đa các phương pháp giảng dạy để lôi cuối học sinh tham gia học tập cách tích cực. Phân tích giá trị khoa học của các vấn đề về thực trạng mà đề tài đưa ra Chương trình vật lí THCS đã cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản về các lĩnh vực: Cơ, nhiệt, điện, quang và âm học. Các kiến thức này được xây dựng thành hai vòng xoáy: Chương trình vật lí 6,7 gồm các phần kiến thức ở mức độ định tính, vật lí 8,9 gồm các phần kiến thức ở mức độ định lượng được xoáy trở lại nhưng ở mức độ sâu hơn, rộng hơn. Hơn nữa thực trạng của xã hội hiện nay là ý thức học tập của một số em chưa cao còn lơ là trong việc học tập và kĩ năng thực hành của các em còn hạn chế dẫn đến học lực không đồng đều của các em trong một lớp học, học sinh có học lực yếu, kém còn chiếm tỉ lệ cao trong một lớp. Mặt khác do địa bàn nông thôn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên các bậc phụ huynh chủ yếu làm kinh tế gia đình hay làm kinh tế xa, việc cải cách sách giáo khoa so với trước đây nhiều phụ huynh muốn hướng dẫn cho con cũng không giúp được…, nên việc học tập của các em ít được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức để động viên giúp đỡ kịp thời. Qua thực tế cho thấy, các em chưa có sự hứng thú và hờ hững với môn học, chỉ một số em rất tích cực tham gia học tập tuy nhiên không ít học sinh thụ động, lười biếng dẫn đến kết quả thấp trong môn học này. Giáo viên Đa số giáo viên dạy theo kinh nghiệm vốn có của bản thân, cố gắng truyền thụ hết kiến thức trong sách giáo khoa trong thời gian yêu cầu, chưa khơi dậy tính sáng tạo của học sinh. Khi đặt câu hỏi giáo viên chưa gợi mở để học sinh trả lời mà giáo viên đưa ra đáp án của vấn đề tránh để mất thời gian dẫn đến học sinh có tính ỷ lại. Khi giải quyết vấn đề theo nhóm thì chỉ những em học sinh khá giỏi giải quyết vấn đề, học sinh yếu kém có thái độ không hưởng ứng không tham gia làm cho tiết học chưa đạt kết quả cao. Một giờ học với không khí căng thẳng không tạo hứng thú, tính sáng tạo của học sinh. Học sinh Đa số học sinh coi việc học là một nhiệm vụ, không hứng thú, chỉ một ít học sinh yêu thích môn học này. Học sinh ngại trả lời sợ sai, sợ các bạn cho rằng mình thích chơi nổi. Một số em có ý tưởng trả lời đúng vấn đề nhưng chưa biết sắp đặt ý để trả lời sao cho đúng. Giáo viên cần biết khích lệ các em để những em khác cùng tham gia làm cho tiết học sinh động, thoải mái hơn giúp hiệu quả giờ dạy đạt kết quả cao. Để học sinh có niềm say mê với môn học giáo viên cần khơi dậy nơi các em tính tự tin, sáng tạo. giáo viên phải áp dụng các phương pháp sao cho thích hợp với từng đối tượng : tạo cơ hội cho những em yếu, kém, học sinh dân tộc trả lời những vấn đề dễ kích thích tính mạnh dạn của các em. Cần tạo không khí sổi nổi, thân thiện trong quá trình dạy học, có khen, chế đúng lúc giúp kích thích tính sáng tạo ở các em, giúp các em tự tin trình bày ý kiến của mình và luôn thay đổi cách hướng dẫn giúp các em tỉm ra kiến thức để nâng cao chất lượng dạy học. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP – BIỆN PHÁP Mục tiêu giải pháp, biện pháp Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng làm thí nghiệm Kỹ năng thu thập xử lý thông tin từ quan sát các thí nghiệm để rút ra kết luận chung Khơi nguồn, động viên cho học sinh sáng tạo hơn trong việc tiếp thu bài học, vận dụng kiến thức lý thức vào bài tập, giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên xung quanh mình… Nội dung và cách thực hiện Sau khi nắm được tình hình chung của các em thì nỗi băn khoăn của tôi là làm thế nào để gây hứng thú cho các em trong môn học này để đạt chất lượng giáo dục cao hơn. Qua quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng kết hợp một số biện pháp thể hiện qua các ví dụ sau: Tạo điều kiện cho các em có cảm giác tự tin, thoải mái khi bước vào giờ học vật lý Học tập và làm việc theo nhóm để bổ sung kiến thức cho nhau + Khi tổ chức dạy học nhóm thông thường mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ khác nhau hoặc 2-3 nhóm cùng một nhiệm vụ…Giáo viên cần làm cho tất cả các thành viên trong nhóm đều nắm rõ nhiệm vụ của nhóm cũng như nhiệm vụ của bản thân. Có thể giao nhiệm vụ cho từng nhóm chung ở giữa lớp, hoặc giao nhiệm vụ dưới dạng phiếu giao việc cho từng nhóm…Nhưng dưới hình thức nào thì cũng cần cho nhóm nêu nội dung mà nhóm cần thảo luận. Đây là cơ hội để giao công việc cho các em khá, giỏi làm việc và giúp đỡ những học sinh yếu, đồng bào sau đó sẽ gọi các em đồng bào, yếu trả lời và lấy điểm cho cả nhóm. Mỗi lần các em trả lời sai chúng ta nên khuyến khích đừng tạo áp lực cho các em, đừng để các em thấy sợ và thiếu tự tin khi phát biểu mà phải khích lệ các em hơn. Ví dụ: Bài đo thể tích chất lỏng vật lý 6 ở câu C2, C3 Mỗi cá nhân học sinh lấy các ví dụ dụng cụ đo thể tích khác nhau để bổ làm phong phú thêm dụng cụ đo của nhóm thêm phong phú hơn: dụng cụ đựng xăng, dầu cho khách hàng, dụng cụ đong rượu cho khách, thùng đựng nước, chai, lon nước ngọt….. Bài lực đẩy Acsimét vật lý 8: HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, qua đó các em rèn luyện thêm kỹ năng thực hành,phân công công việc, hợp tác giúp đỡ nhau trong hoạt động tập thể, kỹ năng thu thập xử lý thông tin từ quan sát thí nghiệm qua các số liệu cụ thể để rút ra được nội dung của C1, C2: khi một vật nhúng chìm trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên Giáo viên có vai trò tổ chức nhận thức cho các em, động viên đánh giá các hoạt động đó. Trong quá trình thảo luận giáo viên không đưa ra các đánh giá “đúng – sai” mà để học sinh tự chọn lựa Ví dụ khi dạy bài công cơ học vật lý 8: rất nhiều học sinh nhầm lẫn có lực là có công hay có quãng đường là có công mà quên mất để có công cơ học phải bao gồm hai yếu tố là có lực tác dụng và vật phải dịch chuyển. Áp dụng vào câu C3 tôi cho học sinh có thời gian suy nghĩ chọn đáp án cho minh sau đó phân tích từng trường hợp cụ thể: lực nào tác dụng lên vật, vật có chuyển động không để học sinh một lần nữa khẳng định lại đáp án của mình. Giúp các em tìm tòi phát hiện kiến thức quan trọng trong bài học bằng cách gợi mở đồng thời luôn tạo điều kiện để các em chủ động sáng tạo đưa ra các đề xuất với tinh thần thoải mái xây dựng bài học. Ví dụ Lớp 6 Bài 15: Đòn Bẩy Đặt vấn đề với một thí nghiệm như sau: Dụng cụ Chổi, Hai người bạn Cách tiến hành Nhờ bạn khác ( có thể mạnh và khoẻ hơn bạn) đưa hai tay thẳng ra nắm chặt cây chổi Bạn đưa hai tay mình vào chính giữa cây chổi, với cánh tay cong ở khuỷu, nắm chặt cây chổi bằng một động tác hơi nghiêng xuống. Khi người kia đẩy cây chổi về phía bạn, bạn hãy đẩy thẳng đứng. bạn sẽ vẫn đứng tại chỗ Qua thí nghiệm dẫn dắt học sinh vào bài mới. sau đó ( phân cũng cố) để học sinh giải thịch được hiện tượng:Vì một cánh tay uốn cong có tác dụng như một đòn bẩy nên bạn có nhiều lực của một đòn bẩy hơn nhiều so với người kia nắm bằng hai cánh tay thẳng. đòn bẩy giúp nâng các vật nặng với một lực nhỏ, tạo cho bạn một lợi thế về cơ học Lớp 8 Bài 9: Áp suất khí quyển Vì không khí không sờ được nên để học sinh chấp nhận không khí có trọng lượng qua kiểm chứng sau đây: Dụng cụ: 1 quả bóng rổ còn đầy hơi,1 quả xì hết hơi, cân (ghi rõ gam) Cách làm: dùng cân để cân 2 quả bóng rổ trên ( hoặc cho hs cầm để cảm nhận được độ nặng nhẹ của 2 quả bóng rổ) Giải thích: Mặc dù không khí cân không nặng lắm nhưng vẫn thấy sự khác biệt nhỏ giữa một quả bóng rổ xẹp và quả bóng rổ căng. Sự khác nhau này là do lượng không khí bên trong quả bóng. Giáo viên khuyến khích, chấp nhận tính độc lập sáng tạo của học sinh. Sau khi học xong bài 11vât lý 8. Giáo viên đặt vấn đề có 3 ly nước giống nhau, làm cách nào để thả cùng một qủa trứng vào 3 ly mà có 3 hiện tượng xảy ra: trứng chìm, trứng nổi, trứng lơ lửng. Mục đích để học sinh tìm cách giải quyết vấn để. Khi tiến hành bài học cần cho học sinh trả lời làm như thế nào và ghi điểm nếu đáp án hợp lý đồng thời giáo viên đưa ra đáp án của mình và tiến hành thí nghiệm tại lớp để chứng minh Dụng cụ: quả trứng, ba cái ly, nước muối Cách làm: cho trứng vào 3 ly nước quan sát hiện tượng xảy ra Ly 1: để hơn ½ ly nước ( trứng chìm) Ly 2: để hơn ½ ly nước, cho vào 3 muỗng muối và khuấy đều (trứng nổi) Ly 3: để hơn ½ ly nước, cho vào 10 muỗng muối và khuấy đều sau đó rót thêm nước vào cho đầy ly( không khuấy). Từ từ dìm nhẹ quả trứng vào ly nước này. (trứng lơ
File đính kèm:
- HUNG THU HOC TAP VAT LY.doc
- co lai cua thanh kim loai vi nhiet.flv