Giáo án Vật lý 9 năm học 2013 – 2014

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U từ số liệu thực nghiệm. Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

2. Kỹ năng: Mắc mạch điện theo sơ đồ, làm TN, vẽ đồ thị.

3. Thái độ:

doc151 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 9 năm học 2013 – 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộn dây dẫn kín khi ta đưa 1 đầu của nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây hoặc ngược lại.
2 - Dùng nam châm điện:
* Thí nghiệm 2:
C3: Cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện khi đóng hoặc ngắt mạch của nam châm điện.
+ Khi đóng (ngắt) mạch điện thì cường độ dòng điện trong mạch tăng (giảm).
+ Từ trường của nam châm điện cũng tăng (giảm)
* Nhận xét: (SGK/86)
IIi - Hiện tượng cảm ứng điện từ:
C4: Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C5: Đúng là nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện.
3. Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc phần ghi nhớ 
+ Làm bài tập 31 ở SBT
+ Đọc và nghiên cứu kĩ bài 32 “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng”
Tiết: 34 - Tuần 17	Ngày dạy: 22/12/2012
Bài 32: 
Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Xác định được có sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín khi làm TN với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. Dựa trên quan sát TN xác lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vận dụng được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể, trong đó xuất hiện hay không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
2. Kỹ năng: Quan sát và mô tả tỉ mỉ TN. Phân tích, tổng hợp kiến thức cũ.
3. Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học.
* GDBVMT: Thay thế động cơ nhiệt bằng động cơ điện, sử dụng năng lượng sạch.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:	 Mỗi nhóm: 
Mô hình cuộn dây dẫn và đường sức từ của 1 nam châm.Kẻ sẵn bảng 1 (SGK/88) ra bảng phụ.1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED.1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh.
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề: 
? Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín?
GV: Có trường hợp nào mà nam châm chuyển động so với cuộn dây mà không xuất hiện dòng điện cảm ứng không?
HS đưa ra dự đoán.
GV làm TN cho nam châm chuyển động quanh trục của nam châm trùng với trục của ống dây à Để không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung cần đạt	
HĐ 2: Khảo sát sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. 
HS đọc thông báo SGK/87.
HS quan sát mô hình và thảo luận để trả lời câu C1.
? Vậy điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng là điều kiện như thế nào?
HS trong lớp tham gia thảo luận và rút ra nhận xét.
HS lên bảng hoàn thành bảng 1.
GV đưa ra mô hình (hình 32.1 - SGK/87)
HS quan sát mô hình, đọc câu C1.
HS thảo luận chung để rút ra nhận xét.
GV đưa ra nhận xét như SGK/87.
HĐ 3: Tìm mqh giữa sự tăng, giảm của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín với sự xuất hiện dòng điện cảm ứng.
GV treo bảng 1 lên bảng và Y/c HS lên bảng để hoàn thành bảng 1.
? Từ kết quả bảng 1 em hãy cho biết khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng?
? Từ kết quả của C2 và C3 em rút ra nhận xét gì?
HS vận dụng nhận xét để trả lời C4.
? Từ 2 nhận xét trên em rút ra được kết luận gì?
* GDBVMT: GV cung cấp các kiến thức về môi trường:
+ Dòng điện sinh ra từ trường và ngược lại từ trường lại sinh ra dòng điện. Điện trường và từ trường tồn tại trong một thể thống nhất gọi là điện từ trường. 
+ Điện năng là nguồn năng lượng có nhiều ưu điểm: dễ sử dụng, dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền tải đi xa…, nên ngày càng được sử dụng phổ biến.
+ Việc sử dụng điện năng không gây ra các chất thải độc hại cũng như các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nên đây là một nguồn năng lượng sạch.
GV: Do đó cần tăng cường sử dụng năng lượng điện thay cho các dạng năng lượng hóa thạch (Than, dầu mỏ, khí đốt, …). 
+ Thay thế các phương tiện giao thông sử dụng động cơ nhiệt bằng các phương tiện giao thông sử dụng động cơ điện.
+ Tăng cường sản xuất điện năng bằng các nguồn năng lượng sạch: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời.
HĐ 4: Vận dụng - Củng cố. 
HS hoạt động cá nhân trả lời C5, C6.
HS hoạt động cá nhân trả lời câu C5; C6
? Qua bài học này ta cần nắm được điều gì?
GV:Y/c HS đọc phần ghi nhớ SGK.
I - sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.
C1:	+ Số đường sức từ tăng.
	+ Số đường sức từ Không đổi.
	+ Số đường sức từ giảm.
	+ Số đường sức từ tăng.
*Nhận xét 1: (SGK/87)
II - Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng:
C2: Bảng 1:
C3: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi (Tăng hay giảm) à Xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
*Nhận xét 2: (SGK/88)
C4: + Khi ngắt mạch: I à 0. Từ trường của nam châm yếu đi, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm à Xuất hiện dòng điện cảm ứng.
+ Khi đóng mạch: I tăng. Từ trường của nam châm mạnh lên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng à Xuất hiện dòng điện cảm ứng.
*Kết luận: (SGK/88)
*) GDBVMT:
III. Vận dụng
C5: Quay núm đinamô xe đạp à Nam châm quay. 
+Khi 1 cực của nam châm lại gần cuộn dây à số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng à Xuất hiện dòng điện cảm ứng.
+ Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây à số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm à Xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C6: 
3. Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc phần ghi nhớ 
+ Làm bài tập 32 ở SBT
+ Đọc phần có thể em chưa biết.
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình.
Tiết: 35 - Tuần 18	Ngày dạy: 27/12/2012
Bài tập về hiện tượng cảm ứng điện từ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS được ôn lại các kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để giải thích được một số hiện tượng có liên quan trong thực tế.
3. Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:	 
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề: 
? Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
? Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung cần đạt	
HS hoạt động cá nhân bài tập 32.1; 32.2.
Một HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
Thảo luận chung cả lớp thống nhất
HS trao đổi theo bàn.
Đại diện HS đứng tại chỗ trả lời.
Thảo luận cả lớp thống nhất.
HS đọc yêu cầu bài tập 32.4
? Để có dòng điện cảm ứng xuất hiện liên tục ta cần điều kiện gì?
HS thảo luận trong bàn.
Một HS đứng tại chỗ trả lời.
Thảo luận chung cả lớp thống nhất.
HS đọc yêu cầu bài tập 32.6.
GV đưa hình vẽ lên bảng phụ hoặc máy chiếu.
? Thanh nam châm chuyển động như thế nào thì không tạo ra dòng điện cảm ứng?
HS quan sát hình vẽ, trả lời.
? Vậy chọn đáp án nào?
HS đọc nội dung bài tập 32.7, quan sát hình vẽ.
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
? Nói: "Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây kín là có sự chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây" đúng hay sai?
Bài tập 32. 1 SBT
a, Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong cuộn dây kín trong thời gian có sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây.
b, Khi số đường sức từ qua tiết diện của S cuộn dây kín biến đổi thì trong cuộn dây kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Bài tập 32. 2 SBT
Phương án C
Bài tập 32. 3 SBT
Vì khi nam châm quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây thay đổi
Bài tập 32. 4 SBT
Cần vẽ một thiết bị gồm một ống dây kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.
Bài tập 32. 6 SBT
Phương án D: Quay quanh trục PQ.
Bài tập 32.7 SBT:
Khi khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vì khi đó, số đường sức từ xuyên qua tiết diện của khung dây không thay đổi.
Bài tập 32.8 SBT:
Sai. Vì có những chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây nhưng số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây không đổi. (Hình 32.3 - SBT/72)
3. Hướng dẫn về nhà:
+ Xem lại các bài tập đã chữa. 
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình.
+ Tiết sau ôn tập HK I.
Tiết: 36 - Tuần 18	Ngày dạy: 29/12/2012
Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu lại các kiến thức cơ bản trong chương điện học. Củng cố kiến thức về từ trường, quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái và điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
2. Kỹ năng: Giải bài tập về định luật ôm. Giải thích các hiện tượng về điện từ.
3. Thái độ: Rèn ý thức tự giác, tích cực, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi và bài tập.
2. Học sinh:	 Ôn tập kiến thức ở chương I và chương II từ bài 21 à Bài 32.
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề: 
+ Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín?
GV: Có trường hợp nào mà nam châm chuyển động so với cuộn dây mà không xuất hiện dòng điện cảm ứng không?
HS đưa ra dự đoán.
GV làm TN cho nam châm chuyển động quanh trục của nam châm trùng với trục của ống dây à Để không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung cần đạt	
Hoạt động 1: Củng cố lại lí thuyết. 
GV đặt câu hỏi và Y/c từng HS trả lời.
1)Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa 2 đầu giây dẫn đó?
2) Phát biểu và viết công thức của địmh luật ôm?
3) Nêu các tính chất của đoạn mạch gồm R1 nt R2 và R1 // R2
GV cho 2 HS lên bảng viết.
4.)Điện trở của dây dẫn tính theo công thức nào?
5.)Biến trở dùng để làm gì?
6.)Nêu công thức tính công suất điện và công của dòng điện?
7.)Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun-Len-Xơ.
8.)Phát biểu quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.
9.)Em hãy nêu đặc tính nhiễm từ của sắt và thép.
10.)Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
Hoạt động 2: Giải bài tập. 
GV nêu bài tập:
Bài 1: Cho mạch điện gồm R1 nt R2.
Biết R1 = 20 chịu được dòng điện tối đa là 2A. R2 = 40 chịu được dòng điện tối đa là 1,5A. Phải đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu?
210V. B 120V. C 90V. D.100V
HS cả lớp thảo luận, trả lời, giait thích.
Bài 2: Để nâng 1 vật có trọng lượng 2000(N) lên cao 15m trong thời gian 40(s) phải dùng động cơ có công suất nào dưới đây?
A. 120KW. B.0,8KW. 
C. 75W. D 

File đính kèm:

  • docGiao an Vat li THCS.doc