Giáo án Lịch sử 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013

TIẾT 2: BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chính về việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và ccong cuộc xd CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX).

- Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN thông qua đó hiểu được những mối quan hệ, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.

Trọng tâm: Những thành tựu của công cuộc xd CNXH ở các nước Đông Âu.

2. Kỹ năng:

- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xđ vị trí của từng nước Đông Âu.

- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử đẻ đưa ra nhận xét của mình.

3. Thái độ:

- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xd hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân của các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Giáo án, SGK, Tranh ảnh về các nước Đông Âu (từ năm 1944 đén những năm 70)

- Tư liệu về các nước Đông Âu

- Bản đồ các nước Đông Âu

- Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

?1: Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

?2: Hãy cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam

3. Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

 

GV:Nêu câu hỏi: Các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời năm nào ?”

HS:Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học trả lời câu hỏi.

GV:Nhận xét, bổ sung (chú ý đến vai trò của nhân dân, lực lượng vũ trang và của Hông quân Liên Xô)

GV:Cho HS đọc SGK đoạn về sự gia đời của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và trên bản đồ Châu Âu yêu cầu.

HS: Lên bảng chỉ tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Đồng thời cần phân tích hoàn cảnh ra đời nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức. Sau đó GV tóm tắt những nội dung cần ghi nhớ.

 

 

 

GV: Nhấn mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH trở thành hệ thống thế giới, tiếp đó

 GV: Nêu câu hỏi: “Tại sao hệ thống XHCN lại ra đời?”

Gợi ý: Các nước XHCN có điểm chung: Đều có Đảng cộng sản và công nhân lãnh đạo, lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng, cùng có mục tiêu xd CNXH, Có cần giúp đỡ, hợp tác với nhau không?.

HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

GV: nêu câu hỏi: Về quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật các nước XHCN có những hoạt động gì?

HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi về sự ra đời của khối SEV, vai trò của khối SEVvà vai trò của Liên Xô trong khối SEV

GV: Hướng dẫn HS trình bày sự ra đời và vai trò của khối Vác-xa-va.

GV: nhấn mạnh thêm về những hoạt động và sự giải thể của khối SEV và hiệp ước Vác-xa-va. Đồng thời GV lấy VD về mqh giữa các nước trong đó có sự giúp đỡ Việt Nam. II. LI ÊN X Ô:

1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.

- Hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt quân đội phát xít. Nhân dân và các lực lượng vũ trang nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

- Hàng loạt các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời: Cộng hoà Ba Lan (7 - 1944) Cộng hoà Ru - ma - ni (8 - 1944) .

- Những công việc mà các nước Đông Âu tiến hành:

+ Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ

2. Các nước Đông Âu xd CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX các nước Đông Âu đều trở thành nước công - nông nghiệp phát triển, có nền văn hoá giáo dục phát triển.

+ An - Ba - ni đã điện khí hoá cả nước, giáo dục phát triển cao nhất châu Âu bấy giờ.

+ Ba Lan: sản lượng công - nông nghiệp đều tăng gấp đôi

+ Bun - ga - ri, sản xuất công nghiệp 1975 tăng 55 lần so với 1939

- Các nước Đông Âu xd CNXH trong điều kiện khó khăn, phức tạp: cơ sở vật chất - kĩ thuật rất lạc hậu, các nước đế quốc bao vây kinh tế, chống phá về chính trị.

3. Sự hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hệ thống XHCN ra đời.

- Về quan hệ kinh tế: ngày 8/1/1949 hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt là SEV) ra đời gồm các nước Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri,

- Về quan hệ chính trị và quân sự: Ngày 14/5/1955 tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va thành lập.

 

doc102 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng”, cực khổ , điêu đứng
( Giáo viên tường thuật kết hợp dùng lược đồ)
(?) Hoàn cảnh nào dẫn đến khởi nghĩa Bắc Sơn?
- Tháng 9/1940 Nhật tấn công Pháp ở Lạng Sơn, Pháp thua chạy qua Bắc Sơn.
(?) Pháp - Nhật đối phó bằng cách nào?
- Nhật- Pháp thỏa hiệp đàn áp cuộc khởi nghĩa.
 (?) Nêu kết quả cuộc khởi nghĩa?
- Nhân dân Bắc Sơn anh dũng chống Pháp và thành lập đội du kích Bắc Sơn
 (?) Nêu hoàn cảnh dẫn tới cuộc khởi nghĩa Nam kì?
. – Binh lính người Việt trong quân đội Pháp phản đối Pháp đưa họ đánh nhau với lính Thái Lan
(?) Vì sao cuộc khởi nghĩa Nam kì bị đàn áp?
- Theo HS trả lời
(?) Hoàn cảnh dẫn tới khởi nghĩa Đô Lương?
- Binh lính người Việt ở Nghệ An phản đối Pháp bắt lính Việt Nam sang Lào làm bia đỡ đạn cho Pháp.
(?) Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa?
- Ngày 13/1/1941 dưới sự chỉ huy của Đội Cung, binh lính đồn Chợ Rạng tiến đánh Đô Lương ( Nghệ An). Họ dự định kéo vào Vinh nhưng thất bại
I. Tình hình thế giới và Đông Dương:
1. Tình hình thế giới:
- Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới II bùng nổ. Tới tháng 6/1940 Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng Đức.
- Ở Viễn Đông , Nhật cho quân tiến vào biên giới Việt- Trung.
2. Tình hình Đông Dương:
- Tháng 9/1940 Pháp đầu hàng Nhật, Đông Dương trở thành thuộc địa của cả Nhật và Pháp.
* Chính sách của thực dân Pháp:
 - Thi hành “chính sách kinh tế chỉ huy” để nắm độc quyền kinh tế Đông Dương.
- Tăng các loại thuế: thuế muối, thuế rượu, thuế thuóoc phiện tăng 3 lần.
* Chính sách của phát xít Nhật:
- Cưỡng bức thu mua lương thực với giá rẻ(Gạo) để phục vụ chiến tranh.
=> Nhân dân Việt Nam “Một cổ hai tròng”, cực khổ , điêu đứng
II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên:
 1. Khởi nghĩa Bắc Sơn: ( 27/9 1940)
- Tháng 9/1940 Nhật tấn công Pháp ở Lạng Sơn, Pháp thua chạy qua Bắc Sơn.
- Ngày 27/9/1940 nhân dân Bắc Sơn nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng.
- Nhật- Pháp thỏa hiệp đàn áp cuộc khởi nghĩa.
- Nhân dân Bắc Sơn anh dũng chống Pháp và thành lập đội du kích Bắc Sơn
2. Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940):
 a. Hoàn cảnh:
. – Binh lính người Việt trong quân đội Pháp phản đối Pháp đưa họ đánh nhau với lính Thái Lan
 - Binh lính phối hợp với nhân dân dự định khởi nghĩa vào ngày 22/11/1940
 b. Diễn biến:
- Đêm 22 rạng ngày 23/11/1940 khởi nghĩa nổ ra ở hầu hết các tỉnh Nam kỳ sau đố bị đàn áp.
3. Binh biến Đô Lương (13/1/1941)
 a, Hoàn cảnh:
- Binh lính người Việt ở Nghệ An phản đối Pháp bắt lính Việt Nam sang Lào làm bia đỡ đạn cho Pháp.
b. Diễn biến:
- Ngày 13/1/1941 dưới sự chỉ huy của Đội Cung, binh lính đồn Chợ Rạng tiến đánh Đô Lương ( Nghệ An). Họ dự định kéo vào Vinh nhưng thất bại 
4. Củng cố:
(?) Bài học rút ra sau thất bại của ba cuộc khởi nghĩa này là gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài xem bài 22
Ngày soạn:2/2/2012
Ngày giảng:7/2/2012
Tiết 26: Bài 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 
( TIẾT 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 Giúp HS nắm được hoàn cảnh dẫn tới việc Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh và sự phát triển của lực lượng cách mạng sau khi Việt Minh thành lập.
2. Tư tưởng:
 Giáo dục HS lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng xuốt của Đảng.
3. Kỹ năng:
 Rèn khả năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ lịch sử.
II. Phương tiện dạy học
 Giáo án, SGK, Bức ảnh Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Tình hình thế giới và Đông Dương trong thời kì 1939-1945?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Tình hình chiến tranh thế giới II trong năm 1941 có gì nổi bật?
- Tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô thế giới hình thành hai trận tuyến :
 + Lực lượng dân chủ (Đồng minh)
 + Lực lượng phát xít
(?) Cuộc đấu tranh của nhân dân ta thuộc bộ phận nào?
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là bộ phận trong cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu.
(?) Trước tình hình thế giới và trong nước như vậy Nguyễn Ái Quốc đã làm gì?
- Tháng 5/1941 Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị TW lần 8 tail Bắc Pó ( Cao Bằng):
(?) Hội bghị TW 8 đã đề ra những chủ trương mới nào?
+ Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật –Pháp.
 + Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ phong kiến, chia ruộng đất cho dân cày”
 +Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh( Gọi tắt là Việt Minh)
(?) Sau hội nghị TW 8 nhiệm vụ cách mạng của cả nước là gì?
- Sau hội nghị công tác xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang được coi trọng:
 (?) Về mặt vũ trang dưới sự lãnh đao của Đảng chúng ta đã chuẩn bị như thế nào?
- Đội du kích Bắc Sơn phát triển thành Cứu quốc quân hoạt động ở Bắc Sơn – Võ Nhai
- Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập
(?) Về mặt chính trị chúng ta đã chuẩn bị như thế nào?
- Các hội cứu quốc trong mặt trận Việt Minh được xây dựng khắp cả nước, mạnh nhất là ở Cao Bằng , Bắc Cạn, Lạng Sơn 
 - Năm 1943 ủy ban liên tỉnh Cao-Bắc- Lạng được thành lập.
I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941):
- Tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô thế giới hình thành hai trận tuyến :
 + Lực lượng dân chủ (Đồng minh)
 + Lực lượng phát xít
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là bộ phận trong cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với Nhật- Pháp ngày càng sâu sắc.
- Tháng 5/1941 Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị TW lần 8 tail Bắc Pó ( Cao Bằng):
 + Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật –Pháp.
 + Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ phong kiến, chia ruộng đất cho dân cày”
 +Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh( Gọi tắt là Việt Minh)
- Sau hội nghị công tác xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang được coi trọng:
* Về lực lượng vũ trang:
- Đội du kích Bắc Sơn phát triển thành Cứu quốc quân hoạt động ở Bắc Sơn – Võ Nhai
- Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ở Cao Bằng( Sau 2 ngày thành lập đã hạ đồn Phay Khắt – Nà Ngần)
* Về lực lượng chính trị:
- Các hội cứu quốc trong mặt trận Việt Minh được xây dựng khắp cả nước, mạnh nhất là ở Cao Bằng , Bắc Cạn, Lạng Sơn .
- Năm 1943 ủy ban liên tỉnh Cao-Bắc- Lạng được thành lập.
- Đảng đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp như sinh viên, học sinh, tư sản dân tộc vào các mặt trận cứu quốc.
Báo chí của Đảng và mặt trận Việt Minh phát triển phong phú tích cực tuyên tryuền đường lối chính sách của Đảng vào quần chúng.
4. Củng cố:
 (?) Vì sao Đảng quyết định chuyển hướng chỉ đạo đường lối cách mạng trong năm 1941?
5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài xem phần II
Ngày soạn :2/2/2012
Ngày giảng:8/2/2012
Tiết 27: Bài 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 (TIẾT 2)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Giúp học sinh nắm được chủ trương của Đảng sau khi Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
 2. Tư tưởng:
Giáo dục học sinh lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
 3. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng đánh giá sự kiện lịch sử cho học sinh.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK
III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Mặt trận Việt Minh ra đời và hoạt động như thế nào trong năm 1941=> đầu năm 1945?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Nêu tình hình chiến tranh thế giới II đầu năm 1945?
+ Thế giới: Phe đồng minh liên tiếp giành thắng lợi trong chiến tranh thế giới II, nước Pháp được giải phóng
(?) Nêu tình hình Nhật ở Thái Bình Dương?
+ Mặt trận Thái Bình Dương: Nhật gặp nhiều khó khăn.
(?) Trước tình hình trên Nhật phải làm gì?
+ Ở Đông Dương: Pháp ráo riết hoạt động chờ quân đồng minh kéo vào Đông Dương sẽ nổi dậy giành lại quyền thống trị cũ.
(?) Nhật đảo chính pháp như thế nào?
- Đêm 9/3/1945 Nhật nổ súng đảo chính Pháp trên toàn bộ Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng.
(?) Sau khi độc chiếm Đông Dương Nhật thi hành chính sách gì?
- Nhật tăng cường bóc lột nhân dân ta: bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, tấn công vào căn cứ cách mạng của ta.
(?) Hành động của Nhật buộc ta phải làm gì?
=> Nổi dậy chống Nhật cứu nước
(?) Sau khi Nhật đảo chính Pháp Đảng ta có chủ trương gì ?
- Xác định kẻ thù chính trước mắt là phát xít Nhật.
- Ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
- Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
(?) Ở vùng thượng du và trung du Bắc Bộ nhân dân ta đấu tranh như thế nào?
- Phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở vùng thượng du và trung du Bắc bộ. Việt Nam giải phóng quân và khu giải phóng Việt Bắc ra đời.(1945)
(?)Ở các thành phố nhân dân đấu tranh như thế nào?
- Nhân dân các thành phố mít tinh biểu tình,diễn thuyết, các đội danh dự của Việt Minh trừ khử những tên tay sai nguy hiểm.
II. Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945:
 1. Nhật đảo chính Pháp ( Tháng 9/1945):
 a. Nguyên nhân Nhật đảo chính Pháp:
+ Thế giới: Phe đồng minh liên tiếp giành thắng lợi trong chiến tranh thế giới II, nước Pháp được giải phóng
+ Mặt trận Thái Bình Dương: Nhật gặp nhiều khó khăn.
+ Ở Đông Dương: Pháp ráo riết hoạt động chờ quân đồng minh kéo vào Đông Dương sẽ nổi dậy giành lại quyền thống trị cũ.
=> Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương.
 b. Diễn biến:
- Đêm 9/3/1945 Nhật nổ súng đảo chính Pháp trên toàn bộ Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng.
- Nhật tăng cường bóc lột nhân dân ta: bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, tấn công vào căn cứ cách mạng của ta.
=> Nổi dậy chống Nhật cứu nước.
2. Tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945:
a. Chủ trương của Đảng:
- Xác định kẻ thù chính trước mắt là phát xít Nhật.
- Ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
- Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
b. Diễn biến cao trào kháng nhật cứu nước: 
- Phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở vùng thượng du và trung du Bắc bộ. Việt Nam giải phóng quân và khu giải phóng Việt Bắc ra đời.(1945)
- Nhân dân các thành phố mít tinh biểu tình,diễn thuyết,

File đính kèm:

  • doclich su 9.doc
Giáo án liên quan