Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh Lớp 4

I )LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Với mục tiêu giáo dục hiện nay của trường tiểu học là phải xây dựng môi trường sư phạm an toàn, khang trang đảm bảo cho học sinh “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Cũng như thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện tốt phương châm : dạy chữ kết hợp dạy người, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo bước chuyển mới về chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đứng trước yêu cầu đó, nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên tiểu học là việc bên cạnh truyền đạt kiến thức thì việc giúp các em phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập, tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện cũng vô cùng quan trọng. Một trong những việc làm tạo nên môi trường học tập thân thiện là người giáo viên giúp học sinh biết chủ động, tự giác, say mê, khuyến khích tính tích cực và tinh thần tự học sao cho các em biết ham học tập, thích tìm hiểu, khám phá, thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn phát triển. Nhu cầu này góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục dẫn đến sự thay đổi tất yếu về phương pháp dạy học, trong đó phải kể đến luôn “ Tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh lớp Bốn”. Đó là lí do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học này.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uang đãng. Các em vui và tiết ôn tập đầu tiên hôm đó tôi cũng nhận thấy ở các em một nét gì đó có sự vui vẻ mặc dù chưa nhiều. 
c)Tạo không khí thoải mái giữa tiết học:
Nghỉ giữa tiết khoảng 5 phút, tôi thường chuẩn bị một câu chuyện nhỏ để kể cho các em nghe nhằm tạo động lực học tập ở các tiết tiếp theo. Cũng có thể cho các em khởi động bằng các trò chơi ở trường, như Trời ta- Ta đứng ( học sinh đứng); Đất ta- Ta ngồi ( học sinh ngồi), có thể làm nhiều lần. Ngày mai, chúng ta lại đổi hình thức khởi động khác. Chẳng hạn: học sinh hát một bài hát Nếu có vui xin vỗ đôi tay,....
d)Rèn kĩ năng sống thông qua các tiết học:
Muốn rèn kĩ năng sống đạt hiệu quả thì chúng ta luôn có những phương pháp dạy học tích cực, tích hợp. Không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, chọn lựa các hoạt động, thực hiện tốt và vận dụng cách điều chỉnh dạy học của năm học trước sao cho phù hợp với tình hình thực tế của học sinh. Tôi biết vận dụng những điều tốt đẹp của phương pháp truyền thống với phương pháp hiện tại một cách linh hoạt, làm cho người học không chán vì có nhiều thứ mới mẻ hàng ngày đến bên học sinh. Không có phương pháp nào là vạn năng. Đó là điểm mạnh của giáo dục hiện nay với phương châm “Dạy chữ” kết hợp “ Dạy người”. Rèn luyện khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và các kĩ năng làm việc trong nhóm. Đối với các bài dạy, tôi luôn giáo dục theo chủ đề, chủ điểm hoặc theo nhân vật có tính cách tích cực, loại bỏ những tính cách không tốt thông qua nhân vật có trong bài học. Giáo dục theo kiểu tích hợp nhưng phải tích cực bằng các câu hỏi Ở lớp em đã làm gì để tiết kiệm nước? Hoặc Ở lớp em đã làm gì để giữ gìn lớp sạch sẽ?...Tôi thường hỏi ở lớp, từ đó tôi biết đích thực là các em trả lời thật hay không. Nếu học sinh có làm thì tôi tuyên dương trước lớp. Sau khi tuyên dương, các em rất vui và hãnh diện về việc làm có ích của mình. Đó cũng làm niềm vui và hứng thú trong việc học được nhân lên bội lần. Mỗi ngày, mỗi giờ học, tôi chọn một niềm vui, đem đến học sinh, đem đến lớp học. Còn đối với các tiết học ngoại khóa, ví như tiết học về An toàn giao thông, cho học sinh xem một số hình ảnh về tai nạn giao thông và yêu cầu học sinh nói về hậu quả của nó. Hướng dẫn học sinh biết cách đội mũ bảo hiểm, ra sức thực hiện tốt An toàn giao thông. Hỏi trong lớp có em nào đã thực hiện An toàn giao thông. Học sinh kể ra từ đó giáo dục các em. Khi tham gia giao thông phải có văn hóa, đi về phải đi bên phải, chạy xe hàng một, qua đường phải biết xem trước, ngó sau, biết giúp đỡ cụ già, em nhỏ khi qua đường bằng những việc làm cụ thể. Nghĩa là người thật gắn liền với việc thật.
Với tình huống trên, tôi muốn đem đến cho các em biết sống đẹp, có văn hóa. Từ đó, học sinh học tập được việc làm có ý nghĩa từ người bạn của mình. Khi học sinh có cảm hứng trong học tập thì học sinh sẽ ra sức quyết tâm chứng tỏ với tôi là mình không thua kém bạn. Nhân rộng thêm ở lớp, các em sẽ sống “Mình vì mọi người , mọi người vì mình” biết “ Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, đất nước”. Tôi còn tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ví dụ như là hoạt động thể thao, để ý các em tự tổ chức chơi thể thao rất vui làm tôi vui lây và tham gia cùng các em. Khi tham gia các trò chơi bổ ích, tôi để ý và phát triển khả năng sở trường từng em. Đây là việc làm hết sức quan trọng để tôi hiểu được mặt mạnh của từng em, từng nhóm để có biện pháp giáo dục tích cực và toàn diện, thông qua những niềm vui, niềm hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt từng em. Khuyến khích tham gia chủ động, tự giác của học sinh.. Muốn làm được điều này, tôi “ bày trận” ở những tiết hoạt động tập thể, đa dạng về hình thức. Các em có thể đánh bóng, đá bóng chơi cầu lông, đọc truyện tranh, chơi trò chơi dân gian: ô ăn quan, cờ tướng, chọi cầu ( chọn trò chơi dân gian bổ ích, thiết thực)...Tôi còn tạo sân chơi lành mạnh, dựa vào chủ điểm tháng trong chương trình.
-Tháng 9 tham gia “ Đêm hội trăng rằm”, thi làm lồng đèn, thi kể chuyện về chị Hằng, chú Cuội, trình bày và chọn những sản phẩm đẹp và có ý nghĩa giáo dục.
-Tháng 11: Phối hợp với giáo viên mĩ thuật tổ chức vẽ tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam . Vật liệu là giấy, bút, màu...Các em tự làm, trình bày- trưng bày- bình chọn. Ban giám khảo là các em, các em tự chọn sản phẩm đẹp, nhằm phát triển tính sáng tạo, óc thẫm mĩ, thể hiện tình cảm tình thầy trò và trưng bày ở bảng hoạt động của lớp.
-Tháng 12: Tổ chức vui chơi bằng những lời chúc tốt đẹp. Chọn một học sinh theo đạo Thiên chúa đóng vai, nhập vai ông già Nô- en để chúc.
-Tháng 1và 2: Thi nói lời chúc năm mới. Qua đó, giáo dục các em đón Tết Nguyên đán lành mạnh, tiết kiệm, an toàn, tâm trạng ai cũng vui như hội. Đối với những em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tổ chức lớp đến thăm để thể hiện nét tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta Thương người như thể thương thân.
Tiện đó, tôi muốn giáo dục học sinh tham gia tốt những hoạt động xã hội, biết đem đến niềm vui cho người khác, các phong trào đó chính là sân chơi lành mạnh, cần thiết. Nó còn là tiêu chí để tôi và lớp bình chọn học sinh xuất sắc của lớp vào dịp giữa học kì và cuối năm học.
đ)Tạo tâm thế bình yên cho học sinh khi vào lớp học:
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có niềm vui hay nỗi buồn thì học sinh cũng vậy. Mỗi ngày các em đến trường đều mang những tâm trạng khác nhau. Nếu bài hôm đó khó tiếp thu hay nét mặt các em thể hiện sự mệt mỏi. Lúc đó, tôi tổ chức một trò chơi tại chỗ để các em lấy lại hứng thú. Trò chơi, tôi chuẩn bị khá nhiều. Ví dụ: Trời ta- Học sinh đáp: ta đứng. Ngắn – dài -cao -thấp ( miệng hô- tay làm theo). Cứ như thế , ta cải thiện trò chơi sang ngày khác để tăng phần hấp dẫn và hứng thú trong học tập. Ví dụ: Miệng hô: ngắn- dài- cao- thấp, nhưng động tác từ hai tay của tôi không làm theo vậy. Nghĩa là yêu cầu học sinh làm theo động tác tôi làm chứ không làm theo lời tôi nói. Em nào làm chậm sẽ lên giải bài tập. Như vậy, học sinh làm bài một cách rất tự nhiên, thoải mái. Nếu có em làm bài điểm thấp nên buồn, chán nản thì tôi động viên bằng những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ có trong chương trình để thổi vào tâm hồn em một luồng sinh khí nhằm làm xua tan chán nản, đánh thức niềm đam mê trong học tập... Chẳng hạn:Thua keo này bày keo khác, thất bại là mẹ của thành công, chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo,...Như vậy là vừa động viên, vừa giúp các em biết cách ứng xử bằng những kiến thức đã học vào trong thực tế để giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, tạo sự hưng phấn cho người nghe. Ví dụ:
Môn Tập đọc: Kinh nghiệm cho thấy, để giúp các em thích học thì tôi luôn dùng lời động viên hết mình là chính. Trong đó, tôi luôn đề cao tính tự học, tự thi đua giữa các em với nhau thì các em rất thích. Đặc biệt khi luyện đọc đúng hoặc đọc hay, tôi hay sử dụng câu “ con thi đua đọc với bạn A, B, C,..xem ai đọc đúng và hay hơn nhé?” thì nét mặt các em vui và sẵn sàng chấp nhận một cách rất tự nhiên và tích cực. Có em nhanh nhảu tự giác bắt cặp để thi đọc. Lúc đó, tôi thấy tiết học nhẹ nhàng nhưng học sinh thì làm việc rất nhiều, hiệu quả tiết dạy rất cao.
Môn Toán: Tôi ôn dạng bài cơ bản – đa số là như vậy. Học sinh có nhiệm vụ giao bài tập cho bạn làm bài rồi kiểm tra nhau. Học sinh thường xuyên tự kiểm tra những kiến thức mà các em vừa học hoặc học đã lâu để giúp nhau tiến bộ. Thời gian kiểm tra do các em tự quy định với nhau. Và đặc biệt nên cho các em phải kiểm tra qua lại với nhau, nhằm tạo tính thân thiện, công bằng, không có em nào tự cảm thấy là mình quá tệ . Mà ngược lại, em nào cũng có sự hãnh diện riêng vì được giúp bạn . Làm thế, tôi thấy các em rất chịu học, vì em nào cũng muốn thể hiện mình. Còn đối với phân môn Tập làm văn về phần cây cối, tôi cho học sinh biết vận với môn Mĩ thuật mà các em đã vẽ tanh chủ đề về phong cảnh , để làm bài theo yêu cầu. Làm vậy vừa giúp các em bớt căng thẳng, ta còn chốt được là tả theo kiểu cắt nhỏ bức tranh, tả từng bộ phận trong tranh theo trình tự hợp lí. Dựa vào bức tranh, ta có thể chốt: Các em tả một bài văn cũng như vẽ một bức tranh gồm có mảng chính, mảng phụ. Mảng chính, khi các em cần tả kĩ, lồng tình cảm, biết bày tỏ cảm xúc đúng lúc, hợp lí, biết sử dụng biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng vào bài viết. Còn mảng phụ làm cho mảng chính đẹp hơn. 
e) Chú trọng đề cao kịp thời thành công của trẻ và khen ngợi đúng lúc:
Bên cạnh việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy- trò, giữa trò- trò với nhau cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn hòa bầu không khí thân ái, hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cả thầy và trò. Chính vì vậy, bên cạnh việc giáo dục có mục đích, tính kỉ luật ý thức trách nhiệm cho học sinh, chúng ta phải tổ chức cho học sinh có một cuộc sống ở trường thật hấp dẫn, thoải mái, gần gũi, tạo được nhiều niềm vui, phấn khởi sao cho học sinh mỗi ngày đến trường có nhiều niêm vui. Học sinh tiểu học rất thích khen và được khen. Nếu hôm ấy, các em học có tiến bộ, làm bài tập tốt thì tôi tặng cho các em một lời khen. Chẳng hạn: Con học có tiến bộ, thầy rất vui hoặc con giỏi quá! Con giỏi lắm!...Như vậy, các em sẽ rất thích. Các em khi mắc phải lỗi lầm hoặc học hành chưa tiến bộ, tôi thường dùng những lời nói nhẹ nhàng nhằm khuyến khích các em là chính, và cần chú trọng về mặt thành công của trẻ. Đặc biệt là những học sinh yếu, tôi quan tâm nhiều hơn bằng cách giúp đỡ, lắng nghe các em nói, động viên khen ngợi, khuyến khích các em, trân trọng những cố gắng, dù vẫn còn nhỏ, phát triển cái ưu. Đối với những em chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, tôi không ghi điểm kém mà cho nợ điểm. Hình thức đó, tạo cho các em có tâm thế bình yên trong học tập. Lời khen đúng nó thật diệu kì, nhưng nên nhớ không nên lạm dụng lời khen quá mức sẽ có tác dụng ngược lại. Chuyện là vậy, tôi thường khen ngợi em lớp trưởng và đưa em lên làm tấm gương cho các bạn noi theo. Thỉnh thoảng tôi có bỏ qua một số lỗi lầm nhỏ của em. Nhưng đến khoảng một tháng sau lại có chuyện xảy ra. Tôi nhận thức ý kiến phản ánh củ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_trong_gio_hoc_cho_hoc_sin.doc
Giáo án liên quan