Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Bài 1 trong chương trình lịch sử tỉnh Hải Dương
3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Đây là đề tài hoàn toàn mới do bộ giáo dục và đào tạo đề cập đến trong năm học 2012-2013 thông qua các cuộc thi dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học và giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Nhằm chuẩn bị cho việc thay sách giáo khoa vào năm 2015 của bộ giáo dục và đào tạo.
- Tính sáng tạo của sáng kiên: Vấn đề này hoàn toàn có khả năng phát huy được tính sáng tạo sự tư duy của người dạy và người học trong quá trình dạy và học.
+ Giúp giáo viên chuyển từ dạy học theo định hướng nội dung thành định hướng phát triển năng lực của người học. Giáo viên được chủ động trong việc xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường.
+ Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tham gia học tập, học sinh được chủ động tìm hiểu kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học thông qua việc vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc học tập của mình để hình thành những phẩm chất năng lựccho bản thân như sự sáng tao,học tập hợp tác, các kỹ năng sống, kỹ năng thuyết trình, ky năng tự học.
3.2 Khả năng áp dụng:
Tính khả thi của sáng kiến là rất lớn có thể áp dụng cho các môn học trong nhà trường THCS và các cấp giáo dục khác.
- Qua một thời gian cá nhân tôi vừa nghiên cứu cơ sở lí luận vừa áp dụng vào dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường thì kết quả đạt được rất tốt. Bằng những quan sát định tính tôi thấy ở các tiết dạy tích hợp liên môn các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra cáctri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm.
- Các kiến thức mới được hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy trình logic của sự nhận thức: các em được quan sát được trải nghiêm thực tế rồi rút ra kiến thức. Hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu.
ác giờ học, các em vẫn đang theo xu hướng học lệnh, chưa đảm bảo yêu cầu của việc phát triển toàn diện. Giáo viên giảng dạy môn lịch sử trong nhà trường còn thiếu về loại hình đào tạo, nhiều thầy cô đã nhiều tuổi không kịp thích ứng với cái mới nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn học Từ năm học 2012 - 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng. 4. Giải pháp, biện pháp thực hiện: 4.1 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp sưu tầm sử liệu - Phương pháp phân tích,tổng hợp, khái quát. - Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn - Dạy thử nghiệm trên lớp, dạy học tại di tích. 4.2 Một số nội dung tích hợp cụ thể: * Tích hợp với môn Ngữ Văn: Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết để thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới. Để tạo nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Văn học và Lịch sử có liên hệ với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Bánh chưng bánh giầy, học sinh sẽ hiểu về phong tục tập quán của dân tộc, những câu thơ nói lên lòng yêu quê hương đất nước khí phách anh hùng bất khuất... *Tích hợp với môn Địa lí: -Giới thiệu về vị trí địa lí của Hải Dương ngày nay.- Kết hợp tài liệu giới thiệu thêm về địa giới của Hải Dương ngày xưa -> Hs hiểu rằng địa giới của Hải Dương xưa rộng hơn ngày nay. (Lúc mới thành lập 1831 HD là một tỉnh rộng lớn bao gồm từ Bình Giang đến Thủy Nguyên thuộc Hải Phòng và huyện Đông Triều của Quảng Ninh.) * Tích hợp với môn Mĩ thuật: Không những môn Lịch sử chỉ gần gũi trong nội dung kiến thức với môn Ngữ văn mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức môn Mĩ thuật. Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt áp dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã hội các thời kỳ lịch sử. Bằng kiến thức Mĩ thuật hãy trình bày họa tiết cách bài trí trên mặt trống đồng. Trống đồng Hữu Chung có đường kính mặt 0,82m cao 0,76m. Tâm mặt trống là hình mặt trời 12 tia. Vành hoa văn người trang sức lông chim đã được cách điệu. Vành 10 chim bay ngược chiều kim đồng hồ có hai hình trâm bố trí xen kẽ đối nhau. Rìa mặt trống có 4 khối tượng cóc có hoa văn trang trí. Trống đồng Hữu Chung được xếp vào nhóm trống đồng muộn của trống Đông Sơn. Được lưu giữ ở bảo tàng tổng hợp tỉnh Hải Dương. *Tích hợp kiến thức công dân Tại khoản 3 điều 17 luật di sản văn hóa quy định: Nhà nước khuyến khích việc truyền dạy và giới thiệu về di sản văn hóa. A- GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Chương 1. LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ XV Bài 1 LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau: - Sự thay đổi về tên gọi và địa danh của Hải Dương qua các thời kỳ (từ nguồn gốc đến thế kỷ XV) - Những dấu tích của văn minh sông Hồng trên đất Hải Dương - Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Hải Dương và tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Hải Dương trong thời kỳ Bắc thuộc. - Sử dụng kiến thức liên môn ( Văn, địa, âm nhac, mĩ thuật, GDCD, Di sản ) vào học tập 2. Về kỹ năng: Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng: - Kỹ năng quan sát bản đồ - Kỹ năng phân tích và đánh giá các sự kiện và hiện tượng lịch sử - Kỹ năng liên hệ, so sánh - Kỹ năng tích hợp và Kỹ năng toàn diện 3. Về tư tưởng - Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương. - Giáo dục ý thức tiếp nối truyền thống - Giáo dục ý thức tôn trọng và học hỏi II. CHUẢN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: chuẩn bị - Hệ thống bản đồ về Hải Dương và bản đồ các tỉnh phía Bắc - Hệ thống tranh ảnh về trống đồng tại Hải Dương và những thành tựu văn hóa Hải Dương. - Phim tư liệu về văn hóa Hải Dương thời kỳ này (nếu có) - Tài liệu về Lịch sử Hải Dương 2. Học sinh: CBB theo yêu cầu của GV -Sưu tầm tài liệu và tranh ảnh về HD thế kỉ I- X -Vẽ phác họa về di tích đền Sinh - đền Hóa ( Qua buổi tham quan học tập tại khu di tích) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tổ chức: Ngày 18 tháng 02 năm 2014- Lớp 6A Sĩ số: 41 vắng: 01(P) (Ngọc Anh) Giới thiệu bài mới ( tích hợp văn học – âm nhạc bài “ hát về Hải Dương”) Ca khúc: hát về Hải Dương do cô giáo Phan Thị Trang thê hiện Mỗi người Việt Nam ai cũng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” . Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: « Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam » Bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là một thiên anh hùng ca rạng rỡ với biết bao chiến công oanh liệt. Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm, con đường mà dân tộc Việt Nam đã trải qua đầy gian nan nguy hiểm. Nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, không để cho kẻ thù khuất phục, không để cho chông gai thử thách của lịch sử cản bước, dân tộc ta anh dũng, kiên cường giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết nên những trang sử vẻ vang. Và lịch sử dân tộc được tạo bởi lịch sử của từng vùng, từng miền. Hải Dương của chúng ta là một vùng, miền của tổ quốc. Muốn hiểu được lịch sử dân tộc trước hết cần phải hiểu được lịch sử của địa phương. Vậy Hải Dương hình thành và phát triển như thế nào, có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay Dạy và học bài mới Hoạt động dạy - học Kiến thức cơ bản - GV đưa bản đồ tình Hải Dương. ( MC) ? Hãy nêu hiểu biết của em về vị trí địa lý của HD -Giới thiệu về vị trí địa lí của Hải Dương ngày nay. Tích hợp kiến thức địa lí GV:Nằm ở TTĐB sông Hồng có tọa độ địa lí từ 20041’10’’ đến 21014’20’’ vĩ độ Bắc , từ 106007’20’’ đến 106036’35’’ kinh độ Đông. Chiều dài lớn nhất từ Bắc xuống Nam là 63 Km, chiều rộng từ Đông sang Tây là 53 km. Địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều sông ngòi -Diện tích đất tự nhiên 165.480 ha, dân số trên 1,7 triệu người, gồm 10 huyện, 1 TP và 1 thị xã. - Kết hợp tài liệu giới thiệu thêm về địa giới của Hải Dương ngày xưa -> Hs hiểu rằng địa giới của Hải Dương xưa rộng hơn ngày nay. (Lúc mới thành lập 1831 HD là một tỉnh rộng lớn bao gồm từ Bình Giang đến Thủy Nguyên thuộc Hải Phòng và huyện Đông Triều của Quảng Ninh.) => GV kết luận và bổ sung : Hải Dương là cửa ngõ phía đông của kinh thành Thăng Long, là phên dậu bảo vệ của kinh thành Thăng Long \? Xác định trên lược đồ vị trí của thị xã Chí Linh và nêu hiểu biết của em về mảnh đất này. Là một vùng bán sơn địa ở phía Bắc tỉnh Hải Dương nằm trong vùng tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh, có vị trí thuận lợi về kinh tế. Nơi đây là một vùng cổ tích, một khu danh thắng đặc biệt quan trọng của quốc gia có nhiều di tích lịch sử và danh nhân văn hóa tiêu biểu mệnh danh là vùng đất địa linh nhân kiệt. ? Liệt kê một số di tích lịch sử mà em biết ? Di tích đền Sinh – Đền Hóa là thờ ai, có công lao đóng gì cho dân tộc. ? Chí Linh được công nhận là thị xã vào ngày tháng năm nào. GV: 12/02/ 2010 ? Việc Chí Linh Được công nhận là thị xã có ý nghĩa gì ( Khẳng định CL là một vùng đất phát triển về kinh tế và văn hóa) ? Trách nhiệm của em đối với quê hương CL Học tập để góp phần làm rạng rỡ quê hương HS đọc đoạn : Thời kì cổ đại...Trấn Hải Đông. HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập: ? Qua các thời kì lịch sử Hải Dương đã mang những tên gọi nào? Thời kì Tên gọi - Thời Hùng Vương - Thời Bắc thuộc - Thời phong kiến - Thời nay ? Theo em tên gọi Hải Dương có ý nghĩa gì? “ ánh sáng từ miền duyên hải chiếu về” ? Tại sao Hải Dương trong lịch sử luôn được coi là một trong bốn trấn quan trọng của kinh thành Thăng Long? Tích hợp văn học Văn minh châu thổ sông Hồng Phù sa màu mỡ mênh mông một vùng Khởi nguồn dòng chảy thủy chung Đói no chia sẻ đã cùng bên nhau ->Đây là vùng châu thổ trù phú, thuận lợi phát triển nghề nông và nghề chài lưới trấn giữ phía đông, là phên dậu bảo vệ kinh thành Thăng Long.Tùy theo từng thời kì mà có những tên gọi khác nhau nhưng dù là Hải Đông, Hải Dương hay Xứ Đông, tỉnh Đông... đều là tên gọi thống nhất về một địa danh vùng ven biển, thuộc kinh thành Thăng Long. ? Em hiểu gì về nền văn minh sông Hồng GV: Nó là nền văn minh đầu tiên và độc đáo của Việt Nam, văn minh sông Hồng dựa trên nền tảng kinh tế lúa nước với kĩ thuật lưỡi cày đồng và sức kéo trâu bò, với một kết cấu xóm làng của những công xã nông thôn kiểu Á châu và một mức độ phân hoá xã hội chưa cao. Vào giai đoạn phát triển cao (văn hoá Đông Sơn), một hình thức nhà nước sơ khai đã ra đời: nước Văn Lang của người Lạc Sơn (Hùng Vương) rồi đến nước Âu Lạc của người Âu Việt và Lạc Việt (An Dương Vương). ? Trình bày những bằng chứng của nền văn minh sông hồng trên đất Hải Dương. Đời Hùng Vương thứ 6, thành Dền( nay là Ngọc Lặc-Ngọc Sơn )đã là thủ phủ của bộ Dương Tuyền, một trong 15 bộ lạc hùng mạnh nhất nước Văn Lang. 1961 các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trống đồng ở làng Hữu Chung( Tứ Kỳ có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 năm) GV Đưa đoạn tư liệu sau và hình ảnh trống đồng Hữu Chung lên màn hình. ? Bằng kiến thức Mĩ thuật hãy trình bày họa tiết cách bài trí trên mặt trống đồng. Tích hợp kiến thức Mĩ thuật Trống đồng Hữu Chung có đường kính mặt 0,82m cao 0,76m. Tâm mặt trống là hình mặt trời 12 tia. Vành hoa văn người trang sức lông chim đã được cách điệu. Vành 10 chim bay ngược chiều
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_day_h.doc