Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức Ngữ văn, Âm nhạc vào dạy học Lịch sử ở trường THCS

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

 Thực tế cho thấy trong những năm qua tình trạng học sinh học tập môn Lịch sử rất lười, hầu hết các em đều ngại học môn Lịch sử được thể hiện rõ nhất qua các điểm số biết nói. Trong các cuộc thi hoặc bài kiểm tra điểm của các em đều rất thấp.điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về lịch sử của các em còn yếu và lí do nữa là do các em quá lười học, chưa có hứng thú say mê với môn học.

 Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế chưa có phòng nghe nhìn riêng, các tư liệu, tài liệu còn hạn hẹp chưa phong phú cũng ảnh hưởng đến kết quả của môn học.

 Để tạo cho các em có sự hứng thú say mê với môn học theo tôi cần phải hiểu được tâm lí và tạo cho các em cảm thấy thoải mái mỗi khi đón nhận tiết học đòi hỏi người thầy luôn phải tìm tòi, đổi mới phương pháp cách dạy, cách tiếp cận để tạo cho các em tâm thế tốt nhất cho giờ học sử.

 Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc dạy môn Lịch sử và mong muốn các em sẽ đạt được những thành tích nhất định với bộ môn các em học. Đó chính là lí do để tôi chọn tên sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức Ngữ văn, Âm nhạc vào dạy học Lịch sử ở trường THCS”.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức Ngữ văn, Âm nhạc vào dạy học Lịch sử ở trường THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử đang học. Nó phản ánh những hiểu biết về các sự kiện lịch sử đang học, giúp học sinh hiểu được vấn đề cụ thể rõ ràng hơn. 
	Ví như khi dạy Bài 25 (lịch sử 8) kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884). Mục II – phần 2, nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp. Để làm cho học sinh hiểu rõ tình cảnh rối ren của triều Nguyễn khi Tự Đức mất cũng như hiểu tại sao Pháp lại không nhân nhượng triều Nguyễn như năm 1874 nữa. Giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe 2 câu ca dao sau:
“Một nhà sinh được Ba vua
Vua sống, vua chết, vua thua chạy dài.”
	(Ba vua này là Đồng Khánh (sống) Kiến Phúc (chết) Hàm Nghi chạy ra Tân Sở đều là con của Kiến Thái Vương (một nhà)). Tất nhiên giáo viên cần lưu ý giải thích từ “thua” thuộc quan điểm giai cấp nào?
	Hoặc khi dạy Bài 29 (lịch sử 8) chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Tại phần I mục 2 chính sách kinh tế. Để mô phỏng cảnh nhân dân ta phải nộp sưu thuế. Giáo viên có thể sử dụng 4 câu ca dao sau:
“Ôi nhớ những năm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy.”
	Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian còn giúp học sinh biết được, hiểu được về chí khí con người, về địa danh của 1 nhân vật lịch sử nào đó. Ví như khi nói về Lí Công Uốn giáo viên có thể dùng 4 câu thơ sau:
“Màn có trời cao, chiếu đất liền
Đêm trăng Thanh thả giấc Thần tiên
Suốt đêm nào dám vung chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.”
	Hoặc khi giảng về cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, để giúp học sinh dễ dàng nhớ về địa danh nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa, quê hương ông. Giáo viên có thể dùng 2 câu ca dao sau:
“Trên trời có ông sao Rua
Giữa làng Minh Giám có vua Ba Vành.”
	Bên cạnh những tác dụng trên, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian sẽ giúp cho việc giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung và giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng có kết quả hơn. Chẳng hạn như: để giáo dục truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, giáo viên có thể sử dụng trong bài giảng những tác phẩm như: Hịch Tướng Sĩ; bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt;.... Hoặc để giáo dục lòng biết ơn các vua Hùng, giáo viên sử dụng 2 câu nói về Bác Hồ:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.”
b. Các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử:
	Đối với các tác phẩm văn học này, nó có ý nghĩa rất lớn đối với khi khơi lại hình ảnh quá khứ. Nó làm quá khứ của sự kiện lịch sử trở lên sống động hơn, chân thật hơn. Sự kiện trở nên có sức sống hơn và thu hút học sinh hơn khi theo dõi bài giảng.
	Ví dụ như: khi dạy Bài 24 (lịch sử 8) Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873. Tại mục II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873. Tuỳ vào diễn biến bài giảng giáo viên có thể lồng ghép bài thơ sau sao cho phù hợp tiến trình bài học. Cụ thể là:
 “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
 Một bàn cờ thế phút ra tay
 Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
 Mất ổ đàn chim dáo dát bay
 Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước
 Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
 Hỏi trăng dẹp loạn rày đâu vắng
 Nỡ để dân đen mắc nạn này!”
(Theo thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – NXB Văn học, Hà Nội 1963)
	Hoặc để nói lên khí thế chống giặc của người dân Nam Bộ nói chung, 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nói riêng, giáo viên có thể trích 1 đoạn trong văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu như:
“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn: Toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ....
.... Bữa thấy bòng bong che trắng lấp, muốn tới ăn găn; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cỏ”.
.... Hoả mai đánh bằng rơm con cúc, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ....
	Trong quá trình lịch sử từ đầu thế kỉ XX, khi nói về sự biến đổi của xã hội Việt Nam, cũng như thân phận của người nông dân trong xã hội thuộc Pháp. Giáo viên có thể sử dụng nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Lão Hạc” của Nam Cao.... để khắc sâu hình ảnh thân phận người nông dân trong lòng xã hội cũ.
	Hoặc như trong khoá trình Lịch sử 9, khi dạy bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935. Mục II: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. Giảng về phong trào ở Nghệ Tĩnh giáo viên có thê đưa vào bài giảng đoạn trích sau trong “Bài ca cách mạng” cụ thể là:
“.... Than ôi, nước mất nhà xiêu
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau.
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh 1 phen dậy rồi....
..... Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Chiến trường một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng....”
(Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 NXB Văn học.H.1930)
	Hoặc như khi dạy Bài 27 (lịch sử 9) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) tại phần II mục 2 chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Giáo viên có thể sử dụng các tác phẩm văn học viết về Điện Biên Phủ trong thời kì này vào bài giảng. Ví dụ: Bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” (Tố Hữu). Giáo viên có thể trích dẫn 2 câu thơ sau để khắc sâu về hình ảnh chiến đấu dũng cảm của chiến sĩ Điện Biên đó là: 
“Khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn.”
	Như vậy, có thể nói rằng, các tác phẩm văn học xuất hiện cùng thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử đã giúp học sinh thấy được “bức tranh” sống động của lịch sử, làm cho các em nhận thức được sự kiện đó 1 cách toàn diện hơn.
 Học để học sinh ghi nhớ nhanh kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ,giáo viên có thể sử dụng những câu thơ sau:
 “ Một chiều hè lịch sử
 Bố kể truyện Điện Biên
 Bộ đội mình chiến thắng
 Lũ Tây bị bắt sống
 Ta giải đi từng đoàn.
 Tướng Đờ Cát xin hàng
 Bốt đồn đều san phẳng.
 Cờ quyết chiến quyết thắng
 Tung bay trên nóc hầm.
 Chiều mồng bẩy tháng năm
 Một chiều hè lịch sử ”.
 Qua đó phân tích cho học sinh nắm được chiều ngày 7/5/1954,quân ta đánh vào sở chỉ huy địch ,bắt sống toàn bộ bọn giặc tại đây .lá cờ đỏ sao vàng của quân dân ta đó tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-x tơ-ri.
Một ví dụ khác khi, dạy bài 30: “ Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
( 1973-1975)”– Lịch sử 9. Để học sinh nắm được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ trong bài Trận thắng cuối cùng của nhà thơ Lê Đức Thọ viết ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 2/5/1975:
 Quyết xây dựng lại tương lai đất nước 
 Cho Tổ quốc ta giàu đẹp gấp ngàn lần
 Không còn những ngày đói khổ gian truân 
 Tình ruột thịt Bắc Nam một nhà sum họp
 Lời Bác dặn đã hoàn thành trọn vẹn
 Giờ này đây Bác ngủ hẳn yên lòng 
 Trời hôm nay, trong sáng, đẹp vô cùng.
4.2.3. Vai trò, ý nghĩa của tài liệu âm nhạc:
 Âm nhạc đem lại niềm vui, sự sảng khoái, vui vẻ, thoải mái cho con người, âm nhạc còn giáo dục kêu gọi con người có trách nhiệm với bản thân với gia đình và xã hội qua các cung bậc của âm thanh. Âm nhạc có sức cảm hóa, tăng thêm nghị lực cho con người, giúp con người có một nhân cách toàn vẹn hơn. Với giai điệu nhạc trong sáng lành mạnh, hào hùng...ca từ lời hát đơn giản có nội dung, có ý nghĩa ca ngợi những cuộc kháng chiến, ca ngợi quê hương đất nước từ đó tạo cho các em lòng tự hào tự tôn dân tộc. Giáo dục các em có tinh thần yêu quê hương đất nước, biết trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc, biết nhớ ơn những người đã có công trong hai cuộc kháng chiến đánh tan quân xâm lược đem lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam ta như ngày hôm nay như bài hát: “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” của Phạm Tuyên, “Đất nước trọn niềm vui” của Hoàng Hà, “Tiến quân ca” của Văn Cao, “Giải phóng Điện Biên” của Đỗ Nhuận, “Mười chín tháng tám ” của Xuân Oanh...
4.2.4. Một số ca khúc có thể khai thác và cách sử dụngtrong dạy học lịch sử:
 Trong quá trình dạy học môn lịch sử,nhằm khơi dậy sự yêu thích môn học của học sinh,tôi đã sưu tầm một số bài hát sử ca để phục vụ việc dạy học.Có một số bài tôi lồng nhạc vào khi giới thiệu bài mới,một số bài tôi đưa trực tiếp vào bài giảng, một số bài tôi cho học sinh hát sau khi kết thúc tiết học.
Đối với chương trình lớp 9, giáo viên có thể khai thác triệt để các ca khúc sau:	 
STT
 Tên ca khúc
Tên tác giả
 Lớp
1
Mười chín tháng tám
Nhạc và lời : Xuân Oanh
9
2
Sông Lô
Nhạc và lời : Văn Cao
9
3
Hò kéo pháo
Nhạc và lời : Hoàng Vân
9
4
Chiến thắng Điện Biên
Nhạc và lời : Đỗ Nhuận
9
5
Câu hò bên bờ Hiền Lương
Nhạc : Hoàng Hiệp
Lời:Hoàng Hoàng và Đằng Giao 
9
6
Dáng đứng Bến tre
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tí
9
7
Như có Bác trong ngày vui đại thắng
Nhạc và lời : Phạm Tuyên
9
 Đối với chương trình lớp 6,7 giáo viên có thể khai thác và sử dụng ca khúc sau
1
Trưng Nữ vương
Thẩm Oánh
6
2
Hoa Trưng Nữ vương
Uy Thi Ca
6
3
Phất Cờ Nương Tử
Công Minh
6
4
Hai Bà Trương
Khuyết Danh
6
5
Bóng Cờ Lau
Hoàng Quý
7
6
Đinh Bộ Lĩnh
Lê Văn Chiêu
7
7
Người anh hùng cờ lau
Trương Quang Lục
7
8
Nam Quốc Sơn Hà
Vũ Hoàng
7
9
Sấm vang dòng như nguyệt
Chương Đức
7
10
Chu Văn An
Ngô Ganh
7
11
Lê Quý Đôn
Trương quang Lục
7
12
Vua Quang Trung
Ngô Ganh
7
13
Anh hùng áo vải
Bùi Hoàng Yến
7
14
Bước chân thần tốc
Lê Trọng Hà
7
15
Đoàn quân Quang Trung
Xuân Giao
7
16
Thăng Long đại thắng mùa xuân
Nguyễn Văn Hiên
7
17
Theo cha đến ải Nam Quan
Ngô Tiến Thịnh
7
18
Hùng Thiêng Yên Thế
Bùi Hoàng Yến
8
4.2.5. Một vài ví dụ minh họa về sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử trong THCS
Ví dụ 1: Sử dụng ca khúc “Mười chín tháng Tám”, nhạc và lời : Xuân Oanh để dạy mục II: Giành chính quyền ở Hà Nội trong bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
	Mục đích:
 	Giúp học sinh thấy được không khí giành chính quyền ở Hà Nội trong cách mạng tháng tám năm 1945, khắc sâu sự kiện ngày 19 tháng 8 giành chính quyền ở Hà Nội, cách mạng tháng 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_ngu_van_am_nhac_vao.doc
Giáo án liên quan