Bài thi Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển - Đỗ Thành Đạo

Năm 1929 là thời điểm phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi nhất, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương giữa địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và tổ chức công hội đòi hỏi phải có một tổ chức Mác xít, một Đảng thực sự Cách mạng của giai cấp CN có khả năng tập hợp, lãnh đạo công nhân đấu tranh giành độc lập, tự do. Tháng 3/1929 chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. Tiếp đến, ngày 17/6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác vận động CN và tăng cường sức mạnh cho tổ chức Công hội đỏ, BCH TW lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng quyết định triệu tập Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón- Hà Nội. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người đứng đầu BCH lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển - Đỗ Thành Đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong Doanh nghiệp.
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn, giáo dục truyền thống cách mạng tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam, nêu cao tinh thần làm chủ đất nước trong quá trình CNH-HĐH.
- Tham gia thanh tra giám sát chế độ, chính sách thực hiện lương, thưởng, ăn ca, BHXH,BHYT của người sử dụng lao động với người lao động.
- Tham gia xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh trong CNLĐ.
- Tích cực quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn, CNLĐ, tổ chức ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thi nâng bậc thường xuyên cho CNLĐ.
- Quan tâm chăm lo đến đời sống, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, đặc biệt là những CNLĐ có nhiều khó khăn, CNLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Chủ động, tham gia tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật cho người lao động, góp phần giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc cấp bách trong công nhân, người lao động như: việc làm, tiền lương, thu nhập. BHXH, BHYT, xây dựng nhà ở, bệnh xá tại các KCN, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ nơi có đông công nhân, người lao động làm việc, chăm lo công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn, công nhân ưu tú trong các DN, nhất là DN tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài cho Đảng xem xét, kết nạp.
Câu 5: Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của công đoàn tỉnh Đăk Nông (2004 - 2014).
Trả lời.
Cùng với sự thành lập Đảng bộ tỉnh Đăk Nông, bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Công đoàn Đăk Nông được thành lập theo Quyết định số 2512/QĐ-TLĐ ngày 26/12/2003 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
	Từ những ngày đầu thành lập, dù gặp nhiếu khó khăn về kinh tế, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đội ngũ CNVCLĐ ít. Tuy nhiên, được sự quan tâm, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp chính quyền, đoàn thể, 10 năm qua tổ chức Công đoàn tỉnh đã phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết, động viên công nhân viên chức lao động khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động, sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ công tác chuyên môn góp phần cùng với quân và dân các dân tộc trong tỉnh giữ vững ổn định chính trị, hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hội hàng năm mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
	Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, đội ngũ CNVCLĐ cũng tăng nhanh về số lượng, trưởng thành về chất lượng và đa dạng về cơ cấu. Khi mới thành lập tỉnh số lượng đoàn viên là 10.615 người, hệ thống tổ chức Công đoàn có 05 LĐLĐ huyện, 01 LĐLĐ thị xã, 04 CĐ ngành, 54 CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh, 290 CĐCS trực thuộc LĐLĐ huyện, thị, 6 CĐCS trực thuộc ngành Trung ương. Bộ máy cơ quan LĐLĐ tỉnh có 12 cán bộ chuyên trách. Tính đến ngày 30/6/2013 CNVCLĐ toàn tỉnh có 31.915 người, đoàn viên CĐ 26.104 người tăng 15.480 người chiếm tỷ lệ 81.7%. Hệ thống tổ chức gồm 8 LĐLĐ huyện, thị, 04 CĐ ngành, 751 CĐCS trong đó có 63 CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh, bộ máy cơ quan LĐLĐ tỉnh có 24 cán bộ chuyên trách.
Chất lượng đội ngũ CNVCLĐ ngày càng trẻ hóa, chất lượng ngày càng được nâng lên, số lượng cán bộ có trình độ trình độ Đại học và sau Đại học được đào tạo. Đến nay trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lao động (trong cơ quan HCNN) có trình độ tiến sỹ 2; thạc sỹ 23; đại học 77%; cao đẳng 3,2%; trung cấp 22%, sơ cấp 1,5%, chưa qua đào tạo 17%. Tỷ lệ CNVCLĐ tốt nghiệp trung học phổ thông khu vực sản xuất kinh doanh tăng 2,4%; trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ cao đẳng, đại học trở lên khu vực sản xuất kinh doanh tăng 1.3%; công nhân được đào tạo nghề tăng 2,1%. 
Trong 10 năm qua Công đoàn tỉnh Đăk Nông đã thực hiện tốt chức năng chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; Tham gia với UBND tỉnh, HĐND, các ngành chức năng về cấp đất ở, các chế độ cho cán bộ điều động; Tham gia xây dựng các Đề án xây dựng chính sách về tạo quỹ đất ở và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho CBCC,VC, chương trình nhà ở đến năm 2020, Chương trình nhà ở công vụ cho giáo viên. Hàng năm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong CNVCLĐ CĐ các cấp phối hợp với chính quyền hướng dẫn tổ chức Đại hội CNVCLĐ, Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động, khối HCSN đạt trên 90%, doanh nghiệp có tổ chức CĐ đạt 70%. 
Các hoạt động xã hội được các cấp Công đoàn quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình và tham gia có hiệu quả: quỹ Giải quyết việc làm (Vốn 120) hiện nay có 1.470 triệu đồng phân bổ cho 53 dự án giải quyết việc làm; Mái ấm Công đoàn huy động trên 1,2 tỷ đồng đã phân bổ xây dựng, sửa chữa 60 căn nhà; “Quà tết chiến sỹ & CNLĐ khó khăn” huy động được trên 900 triệu đồng. Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy và các tổ chức đoàn thể đi thăm, tặng quà cho các đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ trực tết, tặng hơn 1 triệu suất quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn đón tết. Quỹ “Vì nữ CNVCLĐ nghèo” vận động được gần 700 triệu đồng phẩn bổ cho chị em có hoàn cảnh khó khăn vay với lãi suất 0.6%/tháng/năm, tham gia ủng hộ chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì Trường Sa, Hoàng Sa”; Vận động ủng hộ xây dựng Tượng đài N’Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên, ngoài ra, 100% CBCNVCLĐ trong toàn tỉnh đã nhiệt tình tham gia Quỹ phòng chống thiên tai, an ninh quốc phòng.
Công tác tuyên truyền giáo dục của các cấp Công đoàn đã có sự chuyển biến tích cực từng bước đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền góp phần quan trọng truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng chuyên mục truyền hình Công đoàn trên sóng Phát thanh Truyền hình và trang Công đoàn trên Báo Đăk Nông, Báo Lao động, Bản tin Dân vận, Bản tin Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Hàng năm có 8/8 LĐLĐ huyện, thị, 4/4 CĐ ngành và 56/63 CĐCS trực thuộc xây dựng chương trình kế hoạch truyên truyền.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng và của Tổng Liên đoàn công tác xây dựng và phát triển đoàn viên. Bình quân hàng năm phát triển trên 1.250 đoàn viên, thành lập 29 CĐCS nâng tổng số đoàn viên lên 25.653 người và 751 CĐCS trực thuộc trong đó 63 CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh, hàng năm có 85.6% CĐCS vững mạnh, trên 45% CĐCS đạt xuất sắc. Công tác phát triển đảng viên cũng được các cấp công đoàn ưu tiên thực hiện. Trong 10 qua đã giới thiệu 4.793 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng CSVN, CĐ Việt Nam, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Công đoàn, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có trên 12.317 lượt người tham dự, thi tìm hiểu về Môi trường có trên 15.000 lượt CNVCLĐ tham gia viết bài thi, có nhiều bài thi đạt chất lượng cao, tâm huyết đạt nhiều giải cao cấp tỉnh và Trung ương.
Các phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào thi đua “Giỏi viêc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ, phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, phong trào thi đua Dạy tốt-Học tốt, phong trào xây dựng Y đức người thầy thuốc, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, phong trào xây dựng người CBCC “Trung thành, tận tụy, sáng tạo, gương mẫu”....luôn được các cấp công đoàn hưởng ứng tích cực.
Trong 10 qua, đã có 9 tập thể được Thủ tưởng Chính phủ tặng cờ thi đua, có 7 tập thể và 5 cá nhân được tặng huân huy chương các loại; có 160 tập thể và cá nhân được Tổng Liên đoàn tặng Bằng khen 06 Cờ thi đua; có 2.800 tập thể và cá nhân được LĐLĐ tỉnh tằng và Bằng khen, 26 Cờ thi đua.
Công tác vận động nữ CNVCLĐ là một trong nội dung hoạt động của Công đoàn, trong những năm qua, đội ngũ nữ CNVCLĐ từng bước phát triển, nhiều chị đảm trách các chức vụ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội, doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến nay tổng số nữ CNVCLĐ toàn tỉnh có 14.267 người chiếm tỷ lệ 44.7%, nữ là cán bộ chủ chốt các cấp chiếm tỷ lệ 24.6%, riêng nữ CNVCLĐ ngành Giáo dục đào tạo chiếm tỷ lệ 62%.
Thực hiện Quyết định số 60/QĐ-LĐLĐ ngày 15/6/2011 của Liên đoàn Lao động tỉnh về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức, quản lý, hoạt động Quỹ Mái ấm công đoàn; từ năm 2011-2013, toàn tỉnh huy động được trên 978 triệu đồng và đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 30 căn nhà, với tổng số tiền trên 567 triệu đồng. 
Công đoàn tỉnh Đăk Nông tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện
Qua 10 năm hình thành và phát triển dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Tổng Liên đoàn, sự phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, với đường lối xây dựng GCCN và nghị quyết Đại hội XI CĐVN cổ vũ mạnh mẽ tinh thần nỗ lực lao động, học tập, công tác của CNVCLĐ, hoạt động Công đoàn đã phát huy vai trò, vị trí của mình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tổ chức và phương thức hoạt động có nhiều đổi mới, nội dung phong phú, đa dạng tập trung hướng về cơ sở, vì quyền lợi của CNVCLĐ. Hoạt động Công đoàn đã góp chung vào thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 6: Anh (chị) hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến, đề xuất mô hình, đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn trong giai đoạn hiện nay hoặc những kỷ niệm sâu sắc hay những tấm gương tiêu biểu trong phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn?
Trả lời.
 	Hôm nay, cầm trong tay tờ công văn của CĐ nghành thông báo về cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Công đoàn Việt Nam- trong không khí phấn chấn, tự hào, tin tưởng của cả DT kỷ niệm ngày Giải phóng miền nam 30/4, chiến tháng Điện biên Phủ 07/5 chấn động địa cầu và đặc biệt là cả nước đang hướng về ngày SN Bác kính yêu 19/5 – trong tôi dâng trào nhiều cảm xúc vui sướng, tự hào, biết ơn. Thế hệ chúng tôi là những người được hưởng thành quả của ông cha, của CM trọn vẹn. Nhữ

File đính kèm:

  • docBAI THI CONG DOAN.doc
Giáo án liên quan