Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn hóa học lớp 9

Từnăm học 2002 - 2003, BộGiáo Dục Và Đào Tạo tiến hành ñổi mới

chương trình giảng dạy, ñổi mới sách giáo khoa ñể ñáp ứng nhu cầu giáo dục

phổ thông và sự phát triển của xã hội trong giai ñoạn mới. Sự ñổi mới

chương trình, sách giáo khoa lần này ñặt trọng tâm vào việc ñổi mới phương

pháp dạy học. Chỉ có ñổi mới căn bản phương pháp dạy và học chúng ta

chúng ta mới có thểtạo ñược sự ñổi mới thực sựtrong giáo dục, mới có thể

ñào tạo lớp người năng ñộng, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệtrong

bối cảnh nhiều nước trên thếgiới ñang hướng tới nền kinh tếtri thức. Vấn ñề

cốt lõi của ñổi mới dạy và học là hướng tới hoạt ñộng học tập chủ ñộng,

chống lại thói quen học tập thụ ñộng ñểhình thành năng lực nhận thức, năng

lực hành ñộng, năng lực thích ứng cho học sinh; hình thành những kỉnăng

cần thiết nhưkỉnăng vận dụng kiến thức, kỉnăng nghiên cứu khoa học

Định hướng ñổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hóa

họat ñộng học tập của học sinh. Đó là quá trình làm cho người học trởthành

chủthểtích cực trong hoạt ñộng học tập của chính họ. Phương pháp dạy học

tích cực có mầm móng từxa xưa. Ngày nay, do những yêu cầu ñổi mới giáo

dục, ñáp ứng sựphát triển kinh tế- xã hội của ñất nước trong giai ñọan công

nghiệp hóa, hiện ñại hóa, phương pháp dạy học tích cực càng ñược quan tâm

thực hiện và trởthành phổbiến trong nhà trường của chúng ta. Đểphát huy

tính tích cực của học sinh cần tạo ñiều kiện ñểhọc sinh ñược suy nghĩnhiều

hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, ñược phát biểu quan niện của

mình, ñược ñưa ra những nhận xét vềvấn ñề ñang bàn luận, ñược tham

gia vào quá trình học tập ñểchiếm lĩnh tri thức.

Từtrước ñến nay, ña sốhọc sinh cho rằng Hóa học là môn học rất khó

và khô khan. Nhiều học sinh ñã phải rất vất vả ñểghi nhớkiến thức nhưng

kết quảmang lại chưa cao. Thực tếcho thấy một sốhọc sinh học rất chăm

chỉnhưng vẫn học kém, các em này thường học bài nào biết bài ñấy, học

phần sau ñã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau,

không biết vận dụng kiến thức ñã học trước ñó vào những phần sau. Phần

lớn sốhọc sinh này khi ñọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách

tựghi chép ñểlưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớcủa mình.

Nguyên nhân ñó chính là do các em chưa tìm ra phương pháp học tập phù

hợp, chưa có phương pháp ghi nhớkiến thức một hiệu quả. Từ ñó dễgây

tâm lý chán nản, buông xuôi dẫn ñến lổhỏng kiến thức ngày càng rộng hơn

và ñến một lúc nào ñó không thểlắp ñược.

pdf33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5465 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn hóa học lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u. Sau 
đây là một số ví dụ minh họa một số câu hỏi trong phần tự luận đề kiểm tra 
15 phút yêu cầu học sinh lập sơ đồ tư duy: 
Bài vẽ của học sinh 
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 Năm học: 2013 - 2014 
Người viết: Trương Thế Thảo trang Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn 14
* Ví dụ 1: Hãy vẽ sơ đồ tư duy trình bày tính chất hóa học của axit 
sunfuric? 
Bài vẽ của học sinh 
Bài vẽ của học sinh 
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 Năm học: 2013 - 2014 
Người viết: Trương Thế Thảo trang Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn 15
* Ví dụ 2: Hãy vẽ sơ đồ tư duy trình bày những gì em biết về Hidrocacbon? 
b.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc giảng bài mới: 
Việc thực hiện dạy học bằng cách lập bản đồ tư duy được tóm tắt qua 
4 bước như sau: 
 - Bước 1: Học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi 
ý, hướng dẫn của giáo viên. 
 - Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, 
thuyết minh về bản đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. 
 - Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản 
đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng 
tài giúp học sinh hoàn chỉnh bản đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của 
bài học. 
 - Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một bản đồ tư duy mà giáo viên đã 
chuẩn bị sẵn hoặc một bản đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn 
chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 
Trong cách dạy học này giáo viên sẽ sử dụng bản đồ tư duy cho cách 
trình bày mới. Giáo viên thay vì gạch đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng 
thì sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện được một phần hoặc tòan bộ nội dung 
bài học một cách rất trực quan. 
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 Năm học: 2013 - 2014 
Người viết: Trương Thế Thảo trang Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn 16
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Nhiên liệu”, GV có thể trình bày nội dung bài dạy 
theo dạng sơ đồ sau: 
Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn 
mòn”, GV có thể trình bày nội dung bài dạy theo dạng sơ đồ sau: 
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 Năm học: 2013 - 2014 
Người viết: Trương Thế Thảo trang Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn 17
b.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học: 
Để củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học, nhiều giáo viên đã chọn 
giải pháp là ra một vài bài tập trắc nghiệm hoặc cho học sinh đọc phần ghi 
nhớ ở sách giáo khoa hay cho học sinh gấp vở lại rồi yêu cầu các em nhớ về 
kiến thức của bài học đó. Mỗi cách làm ở trên đều có những hạn chế nhất 
định như: 
+ Một vài bài tập không kiểm tra được mức độ tiếp thu của học sinh 
qua toàn bài học. Đặc biệt là không giúp học sinh khái quát được toàn bộ nội 
dung bài học. 
+ Cho học sinh đọc phần ghi nhớ ở sách giáo khoa sẽ làm cho học 
sinh học vẹt, đọc cho xong theo yêu cầu của thầy cô mà không nhớ được 
kiến thức, nhất là cuối tiết học độ tập trung của các em rất thấp. 
+ Cho học sinh gấp vở lại rồi yêu cầu các em nhớ về kiến thức của bài 
học đó sẽ làm cho các em học thuộc lòng, học vẹt. Các em có thể cố gắng 
nhớ ngay lúc đó nhưng sau đó cũng nhanh chóng bị quên. 
Nếu chúng ta hướng dẫn cho các em sử dụng bản đồ tư duy để tự tóm 
tắt nội dung bài học sẽ giúp các em động não, sáng tạo hơn nhiều. Thực hiện 
điều này sẽ giúp cho học sinh có thể khái quát hóa kiến thức tốt hơn, liên hệ 
các kiến thức đó với nhau một cách logic. Đầu tiên là giáo viên tự vẽ cho các 
em thấy, sau đó là yêu cầu các em vẽ dưới sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên 
và sau cùng các em sẽ tự vẽ theo ý tưởng, sự hiểu biết của mình. 
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài: “ Oxit” (bài mới đầu tiên của chương trình 
Hóa học 9), giáo viên có thể vẽ bản đồ tư duy để củng cố kiến thức cho học 
sinh bằng các câu hỏi gợi ý như sau: 
+ Nội dung của bài học gồm có mấy phần? 
Học sinh sẽ trả lời được: 2 phần (tính chất hóa học của oxit và phân 
loại oxit). Từ đó giáo viên sẽ vẽ 2 nhánh cấp 1 là tính chất hóa học và phân 
loại từ chủ đề chính là “OXIT” 
+ Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Dựa vào tính chất hóa học, người ta 
chia Oxit thành những loại nào? 
Học sinh sẽ trả lời được: 4 loại (oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và 
oxit trung tính). Từ đó giáo viên sẽ vẽ 4 nhánh cấp 2 là oxit axit, oxit bazơ, 
oxit lưỡng tính và oxit trung tính từ nhánh cấp 1 “phân loại oxit” 
+ Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Oxit axit có những tính chất hóa học 
giống với oxit bazơ không? Từ đó vẽ 2 nhánh cấp 2 là Oxit axit và oxit ba zơ 
từ nhánh cấp 1 “Tính chất hóa học” 
+ Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Oxit axit có những tính chất hóa học 
nào? 
Học sinh sẽ trả lời được: 3 tính chất (tác dụng với nước tạo thành 
dung dịch axit, tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước, tác 
dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối). Từ đó giáo viên sẽ vẽ 3 nhánh 
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 Năm học: 2013 - 2014 
Người viết: Trương Thế Thảo trang Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn 18
cấp 3 là tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch bazơ, tác dụng với oxit 
bazơ từ nhánh cấp 2 “oxit axit”. Sau đó vẽ thêm nhánh cấp 4 là sản phẩm 
của mỗi phản ứng. 
Tương tự như thế cho tính chất hóa học của oxit bazơ ta sẽ có bản đồ 
tư duy hoàn chỉnh để củng cố bài học như sau: 
Ví dụ 2: Sau khi học sinh học xong bài “tính chất hóa học của axit”, giáo 
viên có thể gợi ý để học sinh vẽ sơ đồ tư duy cho nội dung bài học như sau: 
+ Axit có những tính chất hóa học nào? 
  Cho HS vẽ 5 nhánh cấp 1 từ chủ đề chính “Tính chất hóa học của 
Axit” 
+ Sản phẩm của mỗi phản ứng là gì? 
  Cho học sinh vẽ các nhánh cấp 2 từ các nhánh cấp 1 
 Cuối cùng ta sẽ có bản đồ tư duy do học sinh vẽ theo gợi ý của giáo 
viên như sau: 
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 Năm học: 2013 - 2014 
Người viết: Trương Thế Thảo trang Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn 19
Ví dụ 3: Sau khi học xong bài tính chất hóa học của bazơ, giáo viên nêu yêu 
cầu: Em hãy trình bày tính chất hóa học của bazơ bằng bản đồ tư duy? Học 
sinh tự vẽ bản đồ theo sự hiểu biết của mình: 
Bài vẽ của học sinh 
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 Năm học: 2013 - 2014 
Người viết: Trương Thế Thảo trang Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn 20
b.4. Sử dụng bản đồ tư duy trong bài thực hành: 
Trong giờ thực hành, học sinh thường được kiểm chứng lí thuyết đã 
học trên lớp và được trực tiếp làm một số thí nghiệm, quan sát hiện tượng 
hoá học xảy ra theo nhóm, do đó các em cần phải nắm vững các bước tiến 
hành để có thể thực hiện thành công các thí nghiệm. Các bước tiến hành phải 
đơn giản, ngắn gọn cho học sinh dễ hiểu và có thể thực hiện theo được. 
Trước giờ thực hành, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung 
thực hành, sau đó cho các nhóm học sinh vẽ ra bản đồ tư duy thể hiện các 
bước tiến hành cho từng thí nghiệm và báo cáo trước lớp. Cả lớp chỉnh sửa, 
bổ sung cho hoàn chỉnh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sau đó các nhóm 
mới tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ đã vạch ra. 
Ví dụ 1: Bản đồ tư duy thí nghiệm 3 – Nhận biết 3 dung dịch HCl, H2SO4 
loãng, Na2SO4 trong bài thực hành “ Tính chất hóa học của oxit và axit” 
Bài vẽ của học sinh 
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 Năm học: 2013 - 2014 
Người viết: Trương Thế Thảo trang Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn 21
Hoặc: 
Ví dụ 2: Bản đồ tư duy thí nghiệm 3 – Nhận biết 3 chất rắn ở dạng bột là 
NaCl, Na2CO3, CaCO3 trong bài thực hành “ Tính chất hóa học của phi kim 
và hợp chất của chúng” 
Ví dụ 3: Bản đồ tư duy thí nghiệm 3 – phân biệt 3 dung dịch glucozơ, 
saccarozơ, hồ tinh bột trong bài thực hành “ Tính chất của gluxit” 
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 Năm học: 2013 - 2014 
Người viết: Trương Thế Thảo trang Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn 22
Một cách khác để sử dụng bản đồ tư duy trong bài thực hành là: Học 
sinh chuẩn bị ở nhà nội dung bài thí nghiệm vào bản đồ tư duy, có thể làm 
trên giấy A4 hoặc chuẩn bị sẵn trên máy tính đã cài phần mềm vẽ bản đồ tư 
duy. Khi thực hiện bài học thực hành thí nghiệm, học sinh thảo luận nhóm 
và trình bày kết quả trên máy tính, sau đó chấm điểm giữa các nhóm với 
nhau. Sau khi hoàn thành các thí nghiệm, các nhóm làm tường trình về từng 
mục như: cách sử dụng dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm, viết phương 
trình phản ứng, giải thích bản đồ tư duy của nhóm mình và dùng bản đồ tư 
duy đó làm bản tường trình cho cả nhóm. 
b.5. Sử dụng bản đồ tư duy để ra bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới: 
Bài tập làm ở nhà sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài 
liệu nên bài tập về nhà mà giáo viên giao cho học sinh (hoặc nhóm học sinh) 
trước hết phải gắn bó với nội dung bài học và trong điều kiện cho phép 
(trình độ học sinh, thời gian, kinh tế…). Yêu cầu đối với bài về nhà cũng cần 
khó hơn, phức tạp hơn và cần sự đầu tư lớn hơn (cả kênh chữ, kênh hình, 
màu sắc, lượng thông tin…), qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích 
cực tìm kiếm tài liệu học tập của học sinh. 
Ví dụ 1: Sau khi học các Hiđrocacbon: Metan, Etilen, Axetilen, Benzen, 
giáo viên yêu cầu học sinh về nhà vẽ bản đồ tư duy thể hiện các nội dung 
vừa học. 
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 Năm học: 2013 - 2014 
Người viết: Trương Thế Thảo trang Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn 23
Ví dụ 2: Sau khi học xong các bài Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột và 
xenlulozơ giáo viên cho học sinh vẽ bản đồ tư duy về tính chất hóa học của 
các hợp chất Gluxit. 
Để chuẩn bị bài học mới, nhiều giáo viên yêu cầu học sinh: “về nhà 
đọc trước nội dung bài mới”. Thường học sinh không thực hiện bước này ở 
nhà hoặc thực hiện qua loa, đọc lướt qua 1 lần mà không cần biết bài đó viết 
về vấn đề gì? nội dung bao nhiêu phần? Để khắc phục tình trạng nói trên, 
chúng ta có thể yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy của bài học mới vào vở bài 
tập. Điều đó sẽ giúp các em nắm được những nộ

File đính kèm:

  • pdfSKKN Su dung BDTD trong day hoc mon Hoa hoc 9.pdf
Giáo án liên quan