Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện cho Học Sinh kĩ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh ở môn Sinh học - Lê Thị Tây Phụng

VI. KẾT LUẬN

 Với cách dạy học bằng phương pháp mới GV trở thành người thiết kế, tổ chức các hoạt động độc lập, hoạt động nhóm đã huy tính tích cực học tập của HS, hình thành ở HS những kĩ năng mới. Qua cách hướng dẫn HS quan sát mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh, HS mô tả hoặc trình bày được hình thái cấu tạo một cơ thể sinh vật bằng ngôn ngữ sinh học một cách chính xác, khoa học. Từ đó đã hình thành và phát triển cho HS kĩ năng trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người một cách tự tin, lôi cuốn người nghe.

Đây là vấn đề không chỉ tôi mà hầu hết các giáo viên khác cũng rất quan tâm. Là một giáo viên dạy môn sinh học tôi sẽ không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm để rèn cho HS kĩ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh .

Để mỗi tiết dạy đều có thiết bị dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của HS. Đồng thời rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh. Tôi xin đề xuất với cấp quản lí, ban lãnh đạo ngành bổ sung thêm mô hình và tranh ảnh cho những bài chưa có, ủng hộ kinh phí cho những bài dạy có mẫu vật GV phải mua.

Trên đây là chuyên đề với ý kiến chủ quan của tôi, rất mong quí thầy cô tham khảo, đóng góp ý kiến để giúp tôi rút ra kinh nghiệm và hoàn chỉnh hơn cho đề tài của mình.

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện cho Học Sinh kĩ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh ở môn Sinh học - Lê Thị Tây Phụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn bị công phu, đôi khi mất nhiều thời gian mới có kết quả.
+ Mẫu vật thật: ưu điểm là cung cấp thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu; nhược điểm là đòi hỏi phải chuẩn bị công phu mà Gv không được trả thù lao vật chất. 
- Lựa chọn phương pháp sử dụng thiết bị dạy học:
+ TBDH đóng vai trò là nguồn cung cấp tri thức mới.
+ TBDH đóng vai trò minh hoạ nội dung kiến thức mới.
+ TBDH đóng vai trò kiểm tra kiến thức đã học.
* Để rèn luyện được kĩ năng này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 + GV phải biết tổ chức hướng dẫn, dẫn dắt HS quan sát mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh một cách khoa học, hợp lí nhằm giúp cho HS suy nghĩ, phải tư duy sáng tạo của mình.
 + Đối với tranh ảnh phải để hình câm để HS tự mô tả mà không cần chú thích.
 + HS cần phải đọc bài, quan sát hình trước ở nhà kết hớp với hướng dẫn của GV ở trên lớp để trình bày tốt hơn.
 * Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học nhằm phát huy tính tích cực của người học. Từ đó, phát huy được kĩ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh cho HS ở môn sinh học.
2.1. Quan sát.
Phương pháp quan sát là phương pháp dạy HS cách sử dụng các giác quan để tri thức trực tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà không cần có sự can thiệp vào cácquá trình diễn biến của các sự vật và hiện tượng đó. 
Phương pháp quan sát bao gồm hai bước:
+ Quan sát để thu thập thông tin.
+ Xử lí thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận.
Vậy nếu phương pháp quan sát được sử dụng đúng sẽ có tác dụng kích thích tư duy tích cực, độc lập và chủ động của hS giúp hS có thể tìm kiếm tri thức. Cùng với sự tìm kiếm tri thức, HS còn được rèn luyện một số kĩ năng như: Cân, đo, ghi chép, báo cáo. Đặc biệt, sau khi quan sát mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh Hs có thể tự trình bày lại đặc điểm, cấu tạo hình thái của sinh vật.
2.2. Dạy và học hợp tác nhóm nhỏ
Lớp được chia thành những nhóm nhỏ từ 3-5 người.
Mỗi nhóm cử người điều khiển, thư ký và người đại diện trình bày.
- Dạy học hợp tác nhỏ bao gồm các bước:
+ GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
+ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ từng nhóm.
+ Hướng dẫn thực hiện.
Làm việc theo nhóm ( thực hiện theo yêu cầu của GV).
- Phương pháp này có ý nghĩa tích cực đối với người học là:
	+ tạo điều kiện cho mọi HS đều được tham gia.
	+ Học được kiến thức từ các thành viên trong nhóm.
	+ Phát triển kĩ năng cá nhân và kĩ năng trình bày trước đông ngươi, kĩ năng giao tiếp.
Từ đó hiểu thêm bản thân mình và các bạn thông qua việc trao đổi tương tác, chia sẽ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.
Lưu ý: Nên chia nhóm nhỏ vì nhiều quà HS sẽ ỷ lại vào người khác và làm ồn lớp.
Câu hỏi đặt ra phải vừa sức và xen kẽ chút câu khó.
 	 Ngoài ra, để tạo điều kiện rèn luyện kĩ năng trình bày cho HS thì GV nên sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp trên.
	Thông qua một số bài học ở môn sinh học có mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh GV có thể rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày một cách mạnh dạn, nhanh nhẹn và lưu loát hơn trước nhiều người.
* Đối với những bài dạy có mẫu vật. 
Để dạy bài này GV phải chuẩn bị mẫu vật cho tốt, phải nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, hình thái của sinh vật thật kết hợp hình SGK cần dạy trước ở nhà.
Đối với bài dạy có mẫu vật nếu HS không tự chuẩn bị trước GV có thể hướng dẫn hoặc chuẩn bị luôn cho các em ( theo nhóm).
Dạy những bài này GV nên sử dụng phương pháp quan sát và thảo luận nhóm.
GV lên kế hoạch tổ chức, thiết kế các hoạt động cụ thể cho HS:
Để giúp các em xác định rõ hoặc trình bày được đặc điểm mẫu vật GV nên kết hợp treo tranh hình SGK (hoặc chiếu phim) cho HS quan sát.
Sau khi yêu HS quan sát mẫu vật kết hợp hình vẽ à GV nêu câu hỏi :
Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
GV: Gọi 1 HS đại diện nhóm lên bảng vừa trả lời câu hỏi vừa trình bày trên mẫu vật.
GV: Mời HS khác nhận xét à Sau đó GV nhận xét, chốt lại.
Lưu ý: Nếu HS trả lời tốt ( đúng ý) thì GV không cần nhắc lại, GV chỉ bổ sung chỗ còn thiếu và nhấn mạnh đặc điểm trọng tâm, chốt lại đáp án câu hỏi.
Ví dụ: 
Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN ( Sinh học 6)
Mục I: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân.
 Ơû bài này GV yêu cầu mỗi nhóm ( mỗi bàn) chuẩn bị mẫu vật. Có thể là 1 thân cây vú sữa.
Để rèn luyện cho HS lớp 6 kĩ năng trình bày trên mẫu vật GV nhất thiết phải tổ chức, thiết kế hoạt động cụ thể cho HS làm việc. Hoạt động này có thể tiến hành như sau:
Hoạït động của GV
Hoạt động của HS
GV: yêu cầu HS đem mẫu thân cây lên bàn để quan sát.
GV: treo tranh H13.1 à Yêu cầu HS quan sát mẫu vật kết hợp hình vẽ .
Hình vẽ
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ à Trả lời các câu hỏi sau:
? Thân mang những bộ phận nào?
? Những điểm giống nhau giữa thân và cành?
? Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành?
? Vị trí của chồi nách?
? Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây? 
GV: gọi đại diện 1 HS lên trình bày trước lớp.
GV: Nhận xét, chốt lại.
HS: Đặt cây, cành lên bàn quan sát đối chiếu với hình 13.1 SGK 
HS: Thảo luận câu hỏi à Thống nhất ý kiến.
HS: mang cành của mình đã quan sát lên trước lớp trình bày à Chỉ các bộ phận của thân.
HS khác theo dõi, nhận xét.
	Giới thiệu một số bài học có mẫu vật:
 Sinh học 6:
Bài 4: có phải tất cả thực vật đều có hoa?
	Bài 9: các loại rễ, các miền của rễ
Bài 12: Biến dạng của rễ
Bài 18 : Biến dạng của thân
Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên 
Bài 27 : Sinh sản sinh dưỡng do người
Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa.
Bài 29: Các loại hoa
Bài 30: Thụ phấn
. . . . . . . . . . . .
Sinh học 7:
Tiết 15- BÀI 15: GIUN ĐẤT
Tiết 27 – BÀI 26: CHÂU CHẤU
 Tiết 23 - Bài 22: Tôm sông	
	Tiết 37 - Bài 35: Eách đồng	 
 	Như chúng ta đã biết, chương trình sinh học 6, 7 thường có mẫu vật nhiều hơn sinh 8, 9. Chính vì vậy, nếu bài nào có mẫu vật thật thì GV nên ưu tiên dùng mẫu vật hơn mô hình hoặc tranh ảnh, bởi khi tiếp cận với mẫu vật sẽ tăng không khí học tập và hứng thú tìm tòi ở HS.
* Đối với những bài dạy có mô hình:
+ Nguyên tắc: Đảm bảo các nguyên tắc dạy học, phù hợp với nội dung kiến thức, mô hình được đưa ra đúng lúc đúng cách; được đặt ở vị trí thuận lợi cho cả lớp quan sát.
+ Với bài sử dụng mô hình Gv thiết kế, tổ chức tiết dạy theo các bước sau:
Bước 1: GV giới thiệu tên mô hình, nêu rõ mục tiêu của việc quan sát hay thao tác với mô hình.
Bước 2: Khai thác nội dung mô hình.
Đầu tiên nên yêu cầu HS quan sát kĩ mô hình, ( ra câu hỏi cho HS làm việc; làm sao để HS biết rõ họ phải làm gì? Họ phải làm như thế nào? Nên có câu hỏi định hướng cho HS mô tả hoặc thao tác với mô hình). Sau đó nhấn mạnh vào nội dung nào trên mô hình cần quan tâm để có câu hỏi tập trung chú ý hay giải thích cấu trúc mô hình; có thể yêu cầu HS tháo lắp từng bộ phận của mô hình để quan sát.
Bước 3: HS rút ra kết luận từ việc quan sát hay thao tác với mô hình. Gv yêu cầu HS lên bảng trình bày trên mô hình .
Chú ý: các loại mô hình dùng trong dạy học sinh học chỉ là mô phỏng lại có cấu trúc sinh học nên không hoàn toàn tuyệt đối đúng với kích thước thật, khi dạy học, Gv cần chỉ rõ để HS không hiểu sai kiến thức sinh học.
Ví dụ: 
Tiết 15 – BÀI 15: AND ( sinh học 9)
	Mục I – Cấu trúc không gian của phân tử ADN
 Mục tiêu: - HS mô tả được cấu trúc không gian của phân tử ADN.
GV: chuẩn bị mô hình phân tử ADN và tranh phóng to H15( hoặc phim).
Qua bài học này GV cũng góp phần rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày trên mô hình bằng ngôn ngữ sinh học.
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: giao cho mỗi nhóm 1 mô hình phân tử AND, Gi7ới thiệu mô hình cấu trúc không gian của phân tử AND.
Hình vẽ
GV: Treo hình vẽ 15 ( hoặc phim) à Yêu cầu HS quan sát mô hình + kết hợp hình vẽ SGK.
 ? Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày trước lớp cấu trúc không gian của phân tử AND trên mô hình.
GV: nhận xét, chốt lại.
GV: yêu cầu HS tiếp tục quan sát mô hình thực hiện lệnh 6
? Các loại nuclêôtíc nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?
? Giả sử trình tự các đơn phân trên một mạch AND như sau:
-A-T-G-X-T-A-G-T-X-
Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào?
GV: Gọi HS trả lời.
GV: Nhận xét, chốt lại.
HS: nhận mô hình GV giao.
- HS: quan sát mô hình đối chiếu hình vẽ à Thảo luận nhóm, mô tả được cấu trúc không gian phân tử ADN
HS: lên bảng trình bày trên mô hình.
 - HS khác theo dõià Nhận xét, bổ sung.
- HS: Tiếp tục quan sát mâ hình+ hình vẽ à Trả lời câu hỏi:
- HS: trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung.
 Giới thiệu một số bài dạy có mô hình:
Sinh 6: Bài 9 ( mục 2- Các miền của rễ )
	Bài 15: Cấu tạo trong của thân non.
	Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá.
Sinh 7:	Bài 22: Tôm sông; bài 26: Châu chấ

File đính kèm:

  • docSKKN ren cho HS ky nang trinh bay tren mo hinh.doc