Phương pháp giải toán lai hai cặp tính trạng - Sinh học Lớp 9

Bài 3: Khi cho 2 giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục lai với cà chua quả vàng, dạng tròn thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có 901 quả đỏ, dạng tròn, 299 quả đỏ, dạng bầu dục, 301 quả vàng, dạng tròn, 103 quả vàng, bầu dục. Hẫy biện luận và viết SĐL từ PF2.

Giải: - Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2:

Quả đỏ/quả vàng = (901+299)/(301+103) ≈ 3/1

Suy ra: + Quả đỏ là tính trạng trội so với quả vàng; Quy ước: Gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng.

 + F1: Aa x Aa

Dạng tròn/dạng bầu dục = (901+301)/(299+103) ≈ 3/1

Suy ra: + Dạng tròn là trội so với dạng bầu dục; Quy ước: Gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục.

 + F1: Bb x Bb

- Xét chung cho cả 2 cặp tính trạng, ta có:

- Theo bài ra ta có tỉ lệ KH chung ở F2 là: 9quả đỏ,tròn: 3quả đỏ, bầu dục: 3quả vàng, tròn: 1quảvàng, bầu dục = (3đỏ : 1vàng)(3tròn : 1bầu dục)

=> Tính trạng màu quả và dạng quả di truyền độc lập với nhau

- Xác định KG P:

Vì P: quả đỏ, dạng bầu dục lai với cà chua quả vàng, dạng tròn thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn => P thuần chủng, KG của P là:

 + quả đỏ, dạng bầu dục: AAbb

 + quả vàng, dạng tròn: aaBB

ppt17 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp giải toán lai hai cặp tính trạng - Sinh học Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNGBÀI TOÁN THUẬN: Biết tính trội, lặn, kiểu hình của bố mẹ  tìm con lai.Cách giải: gồm 4 bước như lai một tính trạngB1: Xác định tính trội lặn và quy ước gen (nếu đề bài chưa cho quy ước)B2: Xác đinh quy luật di truyền dựa vào tỉ lệ KH đời con: Nếu tích tỉ lệ từng cặp tính trạng đem lai bằng tỉ lệ KH mà bài toán cho thì các tính trạng đó di truyền độc lập.B3: Xác định KG của bố mẹB4: Lập SĐLDựa vào tỉ lệ KH ở đới con để biện luận KG1. Bố mẹ thuần chủng, tương phản về 2 cặp tính trạng thì F1 đồng tính trội về cả tính trạng2. Xác định tỉ lệ KG, KH ở đời con thì ta dùng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó (tức là lần lượt lấy tỉ lệ riêng của từng cặp đem nhân với nhau)- P dị hợp 2 cặp gen cả bố và mẹ thì: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)+ Tỉ lệ KG F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) + Tỉ lệ KH F1: (3 vàng: 1 xanh)(3 trơn: 1 nhăn)- P dị hợp 2 cặp gen cả bố và mẹ thì: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)+ Tỉ lệ KG F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) + Tỉ lệ KH F1: (3 vàng: 1 xanh)(3 trơn: 1 nhăn)- P dị hợp 2 cặp gen 1 bên, 1 bên đồng hợp lặn: AaBb x aabb+ Tỉ lệ KG F1: (1Aa:1aa)(1Bb:1bb) + Tỉ lệ KH F1: (1vàng:1xanh)(1trơn:1nhăn)- Cả bố và mẹ dị hợp một cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp lặnTỉ lệ KG F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2bb:1bb) + Tỉ lệ KH F1: (3 vàng: 1 xanh)(3 trơn: 1 nhăn)BÀI TOÁN NGƯỢC: Biết kết quả kiểu hình ở con lai. Xác định KG của bố mẹ và lập SĐL.Cách giải: gồm 5 bước B1: Xác định tính trội lặn và quy ước gen (nếu đề bài chưa cho quy ước)B2: Xét riêng từng cặp tính trạng để xác định KG P B3: Tổ hợp KG của hai cặp tính trạng để xác định quy luật di truyền và suy ra KG ở 2 cặp tính trạng của bố mẹ.B4: Lập SĐLCÁCH XÁC ĐỊNH KGCách 1: Dựa vào tích tỉ lệ riêng từng cặp tính trạng để suy ra KG của bố mẹ (kết hợp biện luận lai một cặp tính trạng) rồi tổ hợp KG của các tính trạng hợp thành để tìm ra các KG tương ứng.Cách 2: Dựa vào số tổ hợp tạo thành ở đời con để suy ra KG:+ Nếu đời con có 16 tổ hợp = 4 giao tử đực x 4 giao tử cái P dị hợp 2 cặp gen cả bố và mẹ+ Nếu đời con có 8 tổ hợp = 4 giao tử đực x 2 giao tử cái (hoặc ngược lại)  Một bên P dị hợp 2 cặp gen, bên còn lại dị hợp một cặp gen. Lúc này để biện luận ra KG của cơ thể còn lại ta dựa vào một KH có một tính trạng trội và một tính trạng lặn của con lai.+ Nếu đời con có 4 tổ hợp = 4 giao tử đực x 1 giao tử cái (hoặc ngược lại) Đây là kết quả của phép lai phân tích của một cơ thể dị hợp 2 cặp gen với cơ thể mang tính trạng lặn cả 2 cặp gen.= 2 giao tử đực x 2 giao tử cái (hoặc ngược lại)  bố mẹ mỗi bên dị hợp một cặp gen cặp gen còn lại là đồng hợp. + Nếu đời con có 2 tổ hợp = 2 giao tử đực x 1 giao tử cái (hoặc ngược lại)Một bên dị hợp một cặp gen, cặp gen còn lại là đồng hợp và bên còn lại có KG đồng hợp.+ Nếu đời con không cho rõ tỉ lệ KH mà chỉ cho một KH trong tổng số KH đời con với % tương ứng thì ta đổi % thành phân số để xác định số tổ hợp tạo ra ở đời con từ đó biện luận theo các trường hợp trên và đồng thời kết hợp với KH đã cho VD: 9:3:3:1= 56,25%:18,75%:18,75%:6,25%= 9/16: 3/163/16:1/163:3:1:1 = 37,7%:37,5%:12,5%:12,5%= 3/8:3/8:1/8:1/86:3:3:2:1:1=37,7%:18,75%:18,75%:12,5%:6,25%:6,25%=6/16:3/16:3/16:2:16:1/16:1/16 Cách 3: Trường hợp không rõ tỉ lệ KH ở đời con vào KH ở đời con để suy ra kiểu giao tử có thể tạo thành và từ đó suy ra KG có thể có của bố mẹ:+ Con có KH hình lặn cả 2 tính trạng  KG aabb = 1giao tử đực ab x 1 giao tử cái ab  cả bố và mẹ đều sinh giao tử ab+ Con có KH một tính trạng trội, một tính trạng lặn  KG A-bb (hoặc aaB-) chác chắn một bên sinh giao tử Ab (hoặc aB)+ Con đồng tính dị hợp 2 cặp gen = 1AB x 1ab = 1Ab x 1aB  P thuần chủng + Trường hợp bài toán chỉ cho 1 loại KH cùng với tỉ lệ của nó ta dựa vào tỉ lệ để suy ra số tổ hợp từ đó suy ngược KG của PVD: Đời con xuất hiện KH thân thấp, quả dài chiếm tỉ lệ 6.25%Thân thấp, hạt dài chiếm 6.25% = 1/16  đời con có 16 tổ hợp KH. = 4gt đực x 4gt cái --> P dị hợp 2 cặp genSố loại và tỉ lệ phân li về KG, KH:1. Số loại giao tử: 2n (n cặp gen dị hợp)	+ KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 21 loại giao tử	+ KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 22 loại giao tử	+ KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 23 loại giao tử2. Số kiểu tổ hợp = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái3. Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen = tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp gen nhân với nhauVD: AaBbdd x aaBbdd = (Aa x aa)(Bb xBb)(dd x Dd) = (1Aa : 1aa)(1BB:2Bb:1bb) x dd4. Số KG tính chung = số KG riêng của mỗi cặp gen nhân với nhauVD: AaBbdd x aaBbDd = 2x3x1Số KH tính chung = số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhauVD: AaBbdd x aaBbdd = 2 x 2 x 1 6. Tỉ lệ KH tính chung = tích tỉ lệ KH riêng của mỗi cặp gen nhân với nhau	VD: AaBbdd x aaBbdd = (1 trội : 1 lặn)(3 trội : 1 lặn) x 1lặnGIẢI BÀI TẬP MẪU:Bài 1: Ở lúa, Thân thấp trội hoàn toàn so với thân cao; hạt chín sớm trội hoàn toàn so với hạt chín muộn.a. Xác định KG có thể có của cây cao, hạt chín sớm; cây cao, chín muộn; cây thấp, chín sớm.b. Cho cây lúa thuần chủng thân thấp, hạt chín muộn giao phấn với cây thuần chủng có thân cao, hạt chín sớm thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau. Lập SĐL để xác định kết quả về KG, KH của con F1 và F2. Biết các tính trạng di truyền độc lập với nhau.c. Cho lúa F1 lai phân tích thì kết quả lai ntn?Giải: - Quy ước gen: Gen A quy định thân cao; gen a quy định thân thấp- Gen B quy định hạt chín sớm; gen b quy định hạt chín muộn.Cây thấp hạt chín sớm có thể có các KG: AABB; AaBB; AABb; AaBbcây, thấp chín muộn có thể có các KG: AAbb; Aabbcây cao, chín sớm có thể có các KG: aaBB; aaBbb. Vì các tính trạng di truyền độc lập với nhau, P thuần chủng nên KG của P là:	+ thân cao, hạt chín muộn thuần chủng: aabb	+ thân, thấp hạt chín sớm thuần chủng: AABBTa có SĐL từ P F2P: thân thấp, hạt chín sớm x thân cao, hạt chín muộn AABB 	 aabbGP: AB	 	 ab	 KGF1: 	AaBbKHF1: Toàn thân thấp, hạt chín sớm	F1: AaBb 	x	AaBb	 GF1: ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab 	¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab♂ABAbaBab♀ABAABB AABbAaBBAaBbAbAABbAabbAaBbAabbaBAaBBAaBbaaBBaaBbabAaBbAabbaaBbaabb Tỉ lệ KG ở F2: 1 AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb1AAbb: 2Aabb1aaBB: 2aaBb1aabbTỉ lệ KH ở F2: 9A-B-: 9 thân cao, hạt chín sớm	 3A-bb: 3 thân cao, hạt chín 3aaB-: 3 thân thấp, hạt chín sớm	 1aabb: 1 thân thấp, hạt chín muộn	C. Lúa F1 có KG là AaBb.Cho lúa F1 lai phân tích tức là cho lai với lúa thân thấp, hạt chín muộn có KG aabbTa có SĐL: F1: AaBb x aabb GF1: ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab	ab KGF1: ¼ AaBb,¼ Aabb,¼ aaBb,¼ aabbKHF1: ¼ Thân cao,hạt chín sớm, ¼ thân cao,hạt chín muộn, ¼ thân thấp, hạt chín sớm,¼ thân thấp, hạt chín muộnBài 2: Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng; gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau.Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có KG phù hợp để con sinh ra đều có mắt đen, tóc xoăn. Biện luận và viết SĐLGiải: Vì các gen quy định tính trạng màu mắt và dạng tóc di truyền độc lập với nhau, nên- Bố tóc thẳng mắt, xanh có KG là: aabb chỉ sinh một loại giao tử ab- Để con sinh ra đều có mắt đen, tóc xoăn thì mẹ phải sinh ra một loại giao tử duy nhất là AB KG của mẹ là AABB (mắt đen, tóc xoăn) - Ta có SĐL: P: ♀mắt đen, tóc xoăn x ♂ tóc thẳng, mắt xanh	AABB 	 aabbGP: AB	 ab	 KGF1: 	AaBbKHF1: Toàn mắt đen, tóc xoănBài 3: Khi cho 2 giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục lai với cà chua quả vàng, dạng tròn thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có 901 quả đỏ, dạng tròn, 299 quả đỏ, dạng bầu dục, 301 quả vàng, dạng tròn, 103 quả vàng, bầu dục. Hẫy biện luận và viết SĐL từ PF2.Giải: - Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2:Quả đỏ/quả vàng = (901+299)/(301+103) ≈ 3/1 Suy ra: + Quả đỏ là tính trạng trội so với quả vàng; Quy ước: Gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. + F1: Aa x AaDạng tròn/dạng bầu dục = (901+301)/(299+103) ≈ 3/1Suy ra: + Dạng tròn là trội so với dạng bầu dục; Quy ước: Gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục. + F1: Bb x Bb- Xét chung cho cả 2 cặp tính trạng, ta có: - Theo bài ra ta có tỉ lệ KH chung ở F2 là: 9quả đỏ,tròn: 3quả đỏ, bầu dục: 3quả vàng, tròn: 1quảvàng, bầu dục = (3đỏ : 1vàng)(3tròn : 1bầu dục) => Tính trạng màu quả và dạng quả di truyền độc lập với nhau- Xác định KG P:Vì P: quả đỏ, dạng bầu dục lai với cà chua quả vàng, dạng tròn thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn => P thuần chủng, KG của P là:	+ quả đỏ, dạng bầu dục: AAbb	+ quả vàng, dạng tròn: aaBBTa có SĐL: P: quả đỏ, dạng bầu dục x quả vàng, dạng tròn	AAbb 	 aaBB	 GP: 	Ab	 	 aB	 KGF1: 	AaBbKHF1: Toàn quả đỏ, dạng trònCho F1 Giao phấn với nhau:	F1: AaBb 	x	AaBb	 GF1: ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab 	¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ abTỉ lệ KG ở F2: 1 AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb	1AAbb: 2Aabb	1aaBB: 2aaBb	1aabbTỉ lệ KH ở F2: 9A-B-: 9 quả đỏ, dạng tròn	 3A-bb: 3 quả đỏ, dạng bầu dục	 3aaB-: 3 quả vàng, dạng tròn	 1aabb: 1 quả vàng, dạng bầu dụcBài 4: Cho biết 2 tính trạng lá xanh và chẻ là trội hoàn toàn so với tính trạng lá vàng và nguyên. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. Xác định KG của bố mẹ và lập SĐ lai cho mỗi trường hợp sau đây:a. P: Bố lá xanh, nguyên và mẹ có lá vàng, nguyênb. P: Bố lá xanh, chẻ thuần chủng và mẹ có là vàng, chẻGiải: Theo bài ra, ta quy ước gen: + Gen A quy định lá xanh, gen a quy định lá vàng+ Gen B quy định chẻ, gen b quy định lá nguyêna. + Bố lá xanh, nguyên có thể có KG là: Aabb hoặc AAbb + là vàng, nguyên có KG là: aabbTa có 2 TH xảy ra: P: AAbb x aabb và P: Aabb x aabbViết SĐL: TH1: P: AAbb x aabbGP: Ab abKGF1: AabbKHF1: toàn lá xanh, nguyênTH2: P: Aabb x aabbGP: 1Ab:1ab abKGF1: 1Aabb: 1 aabbKHF1: 1lá xanh, nguyên: 1 lá vàng, nguyênb. + Bố lá xanh, chẻ thuần chủng có KG là: AABB + Mẹ lá vàng, chẻ có thể có KG là: aaBB hoặc aaBbTa có 2 TH xảy ra: P: AABB x aaBB và P: AABB x aaBb- Viết SĐL:TH1: P: AABB x aaBBGP: AB aBKGF1: AaBbKHF1: toàn lá xanh, chẻTH2: P: AABB x aaBbGP: AB 1aB: 1abKGF1: 1AaBB: 1 AaBbKHF1: toàn lá xanh, chẻ 

File đính kèm:

  • pptPHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN LAI HAI CẶP TÍNH.ppt
Giáo án liên quan