Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS thị trấn Gia Lộc (Có đáp án)

Câu 1 (1,5 điểm)

 a. Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn - không có tua cuốn và hạt nhăn - có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn - có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn - không tua cuốn : 2 hạt trơn - có tua cuốn : 1 hạt nhăn - có tua cuốn. Một bạn học sinh đã khẳng định trong phép lai trên. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. Em cho biết khẳng định của bạn là đúng hay sai, giải thích.

b. Vì sao thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu ?

Câu 2 (2,0 điểm)

 a. Phân biệt bộ NST lưỡng bội 2n và bộ NST đơn bội n.

 b. Có 10 tế bào sinh dục ở vùng sinh sản đã nguyên phân 3 đợt liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 560 nhiễm sắc thể đơn. Sau nguyên phân có 10% tế bào giảm phân; các giao tử tạo thành đều tham gia thụ tinh. Tổng số nhiễm sắc thể trong các hợp tử tạo thành là 64.

 - Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài, cho biết loài đó là gì? vì sao ?

 - Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử đó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS thị trấn Gia Lộc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn - không tua cuốn : 2 hạt trơn - có tua cuốn : 1 hạt nhăn - có tua cuốn. Một bạn học sinh đã khẳng định trong phép lai trên. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. Em cho biết khẳng định của bạn là đúng hay sai, giải thích.
b. Vì sao thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu ?
Câu 2 (2,0 điểm) 
 a. Phân biệt bộ NST lưỡng bội 2n và bộ NST đơn bội n.
 b. Có 10 tế bào sinh dục ở vùng sinh sản đã nguyên phân 3 đợt liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 560 nhiễm sắc thể đơn. Sau nguyên phân có 10% tế bào giảm phân; các giao tử tạo thành đều tham gia thụ tinh. Tổng số nhiễm sắc thể trong các hợp tử tạo thành là 64.
 - Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài, cho biết loài đó là gì? vì sao ?
 - Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử đó.
Câu 3 (1,5 điểm) 
 a. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
 b. Giải thích và sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
Câu 4 (1,5 điểm)
 Tại sao các đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. 
Câu 5 (1,5 điểm) 
 a. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?
 b. Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? 
Câu 6 (2,0 điểm)
 Chuột bình thường có đuôi thẳng, tuy nhiên người ta đã phát hiện chuột đột biến có đuôi cong. Dưới đây là các phép lai giữa chuột đuôi cong và chuột đuôi thẳng:
Phép lai
Kiểu hình
chuột ♀ P
Kiểu hình 
chuột ♂ P
Kiểu hình 
chuột ♀ F1
Kiểu hình
chuột ♂F1
1
Đuôi thẳng
Đuôi cong
100% đuôi cong
100% đuôi thẳng
2
Đuôi cong
Đuôi thẳng
25% đuôi thẳng
25% đuôi cong
25% đuôi thẳng
25% đuôi cong
3
Đuôi cong
Đuôi thẳng
100% đuôi cong
100% đuôi cong
 Giải thích kết quả và viết sơ đồ cho mỗi phép lai trên.
------------------Hết ---------------
PHÒNG GIÁO DỤC GIA LỘC
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN GIA LỘC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Môn thi: Sinh học 9
Năm học 2014 - 2015
Hướng dẫn chấm gồm 4 trang
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1,5 điểm)
a. Khẳng định của bạn học sinh đó là sai vì : 
- Từ kết quả phép lai nhận thấy F1 đồng tính 100% đậu hạt trơn-có tua cuốn. Điều này chứng tỏ các tính trạng hạt trơn , có tua cuốn là tính trạng trội so với các tính trạng hạt nhăn, không có tua cuốn.
 => Điều này tuân theo qui luật di truyền độc lập của Menđen
0,25
- Phân tích sự di tryền của từng cặp tính trạng:
ở F2 nhận thấy: tỉ lệ hạt trơn : hạt nhăn = 3 : 1; tỉ lệ có tua : không có tua = 3 : 1 điều này tuân theo qui luật di truyền phân li tính trạng của Menđen.
0,25
- Khi xét đồng thời sự di truyền của hai cặp tính trạng thì ta sẽ có tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 là: 9 hạt trơn-có tua cuốn : 3 hạt trơn- không có tua cuốn : 3 hạt nhăn - có tua cuốn : 1 hạt nhăn- không có tua cuốn. Điều này hoàn toàn không đúng với điều kiện của bài ra.
0,25
=> Vì vậy các gen qui định các tính trạng cùng nằm trên một NST, trong quá trình phát sinh giao tử chúng phân li và tổ hợp cùng nhau; hay nói cách khác hai cặp tính trạng di truyền liên kết với nhau.
0,25
b. Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện, vì vậy nếu là các tính trạng xấu sẽ bị đào thải ngay. Các tính trạng lặn chỉ thể hiện thành kiểu hình ở trạng thái đồng hợp, ở trạng thái dị hợp nó không được thể hiện vì gen lặn bị gen trội lấn át, vì vậy tính trạng lặn khó bị đào thải. Đó là lí do khiến các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt.
0,5
2
(2,0 điểm)
a.* Phân biệt bộ NST lưỡng bội 2n và bộ NST đơn bội n
Bộ NST lưỡng bội 2n
Bộ NST đơn bội n
NST tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp gồm 2 NST đơn có hai nguồn gốc khác nhau. 
NST đơn tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất từ một nguồn gốc.
Gen trên các cặp NST thành từng cặp.
Gen tồn tại thành từng chiếc có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục nguyên thuỷ. 
Tồn tại trong giao tử đực hoặc trong giao tử cái do kết quả của quá trình giảm phân. 
0,25
0,25
0,25
b. Theo bài ra ta có: 10( 23- 1). 2n = 560 
g 2n = 8( bộ NSTcủa ruồi giấm). 
- Dựa vào tính chất đặc trưng về số lượng NST của loài. 
0,25
0,25
- Sau 3 đợt nguyên phân liên tiếp số tế bào con sinh ra là: 
 10 x 23 = 80 tế bào con. 
0,25
- Số tế bào con giảm phân là: 80 x 10% = 8 tế bào. 
- Số hợp tử được tạo thành là: 64: 8 = 8 hợp tử 
0,25
 Biết rằng các giao tử được tạo thành đều tham gia thụ tinh: 
- Nếu 8 tế bào trên là tế bào sinh giao tử đực thì sẽ tạo ra:
 8 x 4 = 32 giao tử và số hợp tử là 32 ( trái với giả thiết) 
gVậy giới tính tạo ra giao tử trên là giới cái. 
0,25
3
(1,5 điểm)
a. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra vào kì trung gian giữa hai lần phân bào, có diễn biến như sau:
- Dưới tác dụng của enzim mở xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN mẹ tháo xoắn và tách rời nhau ra. Hai mạch đơn của ADN mẹ tháo xoắn đến đâu, các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào sẽ đến để liên kết với các nuclêôtít trên mỗi mạch đơn đến đó. Theo đó: A(ADN) liên kết với T(môi trường) (và ngược lại); G(ADN) liên kết với X(môi trường) (và ngược lại). Quá trình này xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN mẹ dưới tác dụng của các enzim.
0,25
- Sự liên kết tiến hành đến đâu, đoạn phân tử ADN mới liền xoắn lại đến đó. Kết quả của quá trình này là từ một phân tử ADN mẹ tạo thành hai phân tử ADN con giống hệt nhau và giống hệt phân tử ADN mẹ về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtít.
0,25
b. Vì quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 3 nguyên tắc là:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Khi thực hiện sự tự nhân đôi, phân tử ADN mẹ (cả hai mạch đơn của ADN mẹ) được dùng làm khuôn mẫu để tổng hợp nên các phân tử ADN mới.
0,25
- Nguyên tắc bổ sung: Trong quá trình tự nhân đôi, các nuclêôtít trên mỗi mạch đơn của ADN mẹ được liên kết với các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào theo nguyen tăc bổ sung (A – T; G – X).
0,25
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Kết thúc quá trình tự nhân đôi tạo nên hai phân tử ADN con; trong mỗi phân tử ADN con có một mach đơn của ADN mẹ và một mạch đơn được tạo nên từ các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào.
0,25
è Do sự tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc nêu trên, nên hai phân tử ADN con được tạo ra giống hoàn toàn phân tử ADN mẹ (về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtít).
0,25
4
(1,5 điểm)
 Đột biến gen khi phát sinh thường có hại cho bản thân sinh vật vì:
 - Khi gen bị đột biến, tính thống nhất và hài hoà vốn có trong kiểu gen của cơ thể bị phá vỡ làm cho các hoạt động sinh lí của tế bào và cơ thể bị rối loạn, sự biểu hiện thành các tính trạng trở nên không bình thường.
0,25
 - Đa số các đột biến gen đều là đột biến lặn, trong một loài qua nhiều thế hệ các gen đột biến có thể tổ hợp cùng nhau về một cơ thể từ đó tạo nên các kiểu hình có hại.
0,25
 - Tác hại của đột biến gen đối với bản thân sinh vật có thể được đánh giá ở các mức độ: Gây chết, nửa gây chết, giảm sức sống. Tuy vậy bên cạnh đó cũng có thể có những đột biến có lợi cho bản thân sinh vật.
0,25
Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất:
- Mặc dù đại đa số các đột biến gen đều có hại đối với bản thân sinh vật, nhưng trong đời sống sản xuất chúng lại có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng:
0,25
+ Sự biểu hiện thành một tính trạng bên cạnh việc chịu sự chi phối của gen còn chịu sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường; đột biến gen có thể có hại trong điều kiện này nhưng có thể vô hại hoặc có lợi trong điều kiện khác, vì vậy con người có thể phát hiện và nuôi dưỡng các đột biến gen trong những điều kiện thích hợp nhằm phục vụ yêu cầu của mình.
0,25
+ Trong sản xuất người ta có thể gây các đột biến nhân tạo, kết hợp với việc chọn lọc nhằm tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới
0,25
5
(1,5 điểm)
a. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
0,25
 Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp một số khó khăn riêng, thậm chí không thực hiện được. Chẳng hạn như:
- Người sinh đẻ muộn và thường đẻ rất ít con so với các loài sinh vật khác.
- Không thể áp đặt việc sinh sản cũng như áp dụng các biện pháp gây đột biến trên cơ thể người vì lí do xã hội.
0,25
- Số lượng NST của người tương đối nhiều, hơn nữa chúng có kích thước nhỏ và chứa nhiều gen nên việc phân tích tế bào học rất khó khăn.
è Vì vậy, trong nghiên cứu di truyền ở người, người ta phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ.
0,25
b. Trong việc thực hiện KHHGĐ người ta khuyên phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi trên 35 là vì:
- Ở độ tuổi này, các tế bào của cơ thể, đặc biệt là các tế bào làm nhiệm vụ sinh sản bắt đầu bị não hoá vì thế trong các hoạt động sinh lí và phân bào giảm nhiễm có thể bị rối loạn, từ đó tạo ra những giao tử bị đột biến về số lượng NST, đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên các đột biến dị bội ở người
0,25
- Người ta thấy rằng với những phụ nữ sinh con ở độ tuổi ngoài 35 thì tỉ lệ con sinh ra bị mắc bệnh Đao là > 0.33%; ở độ tuổi ngoài 40 tỉ lệ này lên tới 1.88%.
0,25
- Ngoài ra sinh con ở độ tuổi này cũng có thể gây cho người phụ nữ gặp rắc rối về vấn đề sức khoẻ.
0,25
6
(2,0
điểm)
- Ở phép lai 3 cho ra F1 tất cả đều đuôi cong ® Tính trạng đuôi cong là trội hoàn toàn so với tính trạng đuôi thẳng
 Qui ước: A: Đuôi cong a: Đuôi thẳng
0,25
- Kết quả ở các phép lai cho thấy sự phân ly kiểu hình ở cả hai giới đực và cái có sự khác biệt chứng tỏ gen quy định tính trạng này nằm trên NST giới tính X, trên NST Y không có gen tương ứng.
0,25
- Sơ đồ lai:
+ Phép lai 1: 
P: ♀ XaXa (đuôi thẳng) x ♂ XAY (đuôi cong)
0,5
+ Phép lai 2:
Chuột đực đuôi thẳng P có KG XaY
F1 xuất hiện chuột đực đuôi thẳng có KG XaY ® Chuột mẹ P phải cho giao tử mang Xa. Mà chuột cái P lại có KH đuôi cong ® Chuột cái P có KG là: XAXa
SĐL: P: ♀ XAXa x ♂ XaY.
0,5
+ P

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_201.doc