Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức và tiến hành thảo luận nhóm ở trường THCS

Trong xu hướng cải cách và phát triển của ngành Giáo dục và Đào, vai trò của người giáo viên giảng dạy càng lúc càng thể hiện tính quyết định đối với chất lượng chương trình dạy và học, chính vì thế việc sử dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, là then chốt để gợi mở cho học sinh vốn kiến thức xã hội.

 Trong giảng dạy có rất nhiều phương pháp mà giáo viên phải thường xuyên sử dụng như; phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai Trong đó phương pháp nào cũng quan trọng, nhưng theo tôi phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp quan trọng nhất, vì mang đủ yếu tố cơ bản để phát huy tính tích cực, tìm tòi, tư duy của học sinh đồng thời tăng cường hiệu quả giảng dạy góp phần nâng cao thành công trong học tập và lao động.

 Như vậy, làm thế nào để học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, có hiệu quả là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên khi giảng dạy các bài học có thảo luận nhóm. Vì thế qua công tác giảng dạy tôi đã chọn phương pháp tổ chức và tiến hành thảo luận nhóm .

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức và tiến hành thảo luận nhóm ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là nhóm, do vậy một nhóm có thể có 2 học sinh, 3 học sinh, 4 học sinh 9 học sinh. Nhưng khi nào ta mới xếp 2 hoặc 3 học sinh thành một nhóm, 4 đến 6 học sinh thành một nhóm, và 7 đến 9 học sinh thành một nhóm. Đây là câu hỏi mà giáo viên nào cũng có thể trả lời được, đó là dựa và mức độ câu hỏi thảo luận. Đúng như vậy nếu câu hỏi thảo luận ở mức độ khó, cần có sự tham gia của nhiều thành viên, thì ta có thể xếp nhiều học sinh thành một nhóm, để từ đó mỗi nhóm có thể phân chia công việc hợp lí cho từng thành viên, nếu câu hỏi thảo luận ở mức độ thấp ta xếp ít học sinh thành một nhóm Và để cụ thể hơn về cách sắp xếp số lượng học sinh phù hợp với mức độ thảo luận, theo tôi nhóm được thành lập như sau:
 	 - Nhóm từ 2 đến 3 học sinh( có thể gọi là nhóm “ rì rầm” ): Nhóm này giáo viên cho học sinh thảo luận những câu hỏi mang tính trao đổi ngắn gọn về một vấn đề cụ thể ( Có hoặc không, đúng hoặc sai tại sao, chọn đáp án đúng, hoặc những nội dung trả lời ngắn gọn)
 Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thảo luận nội dung sau:
 	Ví dụ 1: Ở 20 độ C độ tan của dung dịch muối ăn là 36g, nồng độ % của dung dịch muối ăn bão hoà ở 20 độ C là 26,47 %
 Đúng hay sai? Trình bày cách tính toán?
 	Ví dụ 2: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hốn hợp ( O2, CO2 ) người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:
 	A. HCL b. Na2SO4 c. NaCL d. Ca( OH)2
Ví dụ 3: Những loại cây nào thuộc loại rễ biến dạng trong các cây sau:
 a. Khoai lang 
 	 b. Đu đủ.
 	 c. Cây dừa. 
 	 - Nhóm từ 4 đến 6 học sinh ( có thể gọi là “nhóm nhỏ “ ):
 Khi giáo viên đặt câu hỏi thảo luận mà cần có sự trao đổi hoặc thực hành về một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực chung...
 	 Ví dụ 1: Quan sát đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu, từ đó trình bày các đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn.
 	 Ví dụ 2: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm tìm hiểu về tính chất hoá học của Canxi oxit ( sau khi các nhóm đã nhận đủ dụng cụ và hoá chất cần thiết cho thí nghiệm)
Tiến hành thí nghiệm: 
 	+ Cho một mẩu nhỏ ( bằng hạt ngô) Canxioxit vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1 – 2 ml nước. Quan sát các hiện tượng xảy ra.
 	 + Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím. Màu của thuốc thử như thế nào?
Kết luận:
 	+ Nêu tính chất hoá học của Canxioxit và viết phương trình phản ứng hoá học.
 	 Ví dụ 3 : Rễ củ có đặc điểm gì nổi bật và có chức năng gì đối với cây? Cho ví dụ?. 
 	Ví dụ 4 : Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo em hãy dự đoán xem ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá nào?.
 - 	Nhóm từ 7 đến 9 học sinh ( có thể gọi là “nhóm lớn” ): Giáo viên cho học sinh trao đổi những chủ đề sâu sắc hoặc mang tính so sánh, thực hành thí nghiệm phức tạp
Ví dụ 1: So sánh đặc điểm chung của ngành thân mềm với đặc điểm chung của ngành ruột khoang, từ đó tìm những đặc điểm tiến hoá.
 	Ví dụ 2: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm nhiệt phân muối NaHCO3( sau khi các nhóm đã nhận đủ dụng cụ và hoá chất cần thiết cho thí nghiệm)
Tiến hành thí nghiệm:
 	 + Lấy một thìa nhỏ muối NaHCO3 vào ống nghiệm.
 	 + Lắp dụng cụ như hình 3.16 trang 89.
 + Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.
 	- quan xát hiện tượng xảy ra trên thành ống nghiệm và sự thay đổi ở ống nghiệm Ca( OH)2- sau đó mô tả hiện tượng, giải thích và viết phương trình hoá học.
 b/ Cách chia nhóm: 
 	Qua thời gian giảng dạy và dự giờ một số giáo viên trong tổ, tôi nhận thấy, nhiều giáo viên rất tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm, trong đó các nhóm được chia ra bằng cách; cho 1 đến 3 bạn ở bàn trước quay xuống thảo luận với 1 đến 3 bạn ở bàn sau.
 	Theo tôi cách chia nhóm như trên tương đối hợp lí, bởi lẽ phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất của trường. Ngoài ra cũng điều kiện về cơ sở vật chất như trên chúng ta cũng phải nên căn cứ vào nội dung câu hỏi thảo luận để có phương án chia nhóm cho hợp lí, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy.
 	Căn cứ vào nội dung thảo luận giáo viên có thể chia nhóm theo hai phương án: Chia nhóm theo chủ định và chia nhóm ngẫu nhiên.
 + Chia nhóm theo chủ định. 
 	 - Chia nhóm theo giới. 
 	 - Chia nhóm theo địa bàn khóm, xã
 	 - Chia nhóm theo ngành nghề cùa gia đình
 	Ví dụ: Chia nhóm theo giới.
 	Câu hỏi: Trẻ em khi đến tuổi dạy thì, thì cơ thể có biến đổi như thế nào?
 	Ví dụ: Chia nhóm theo địa bàn khóm, xã
 * Nhóm: Gồm những em học sinh ở ấp Đất Biển – Phong Lạc.
 Câu hỏi: Trình bày đời sống và cấu tạo ngoài của Tôm sông? 
 * Nhóm: Gồm những em học sinh ở khóm 4 TT Sông Đốc
 Câu hỏi: Hiện nay TT Sông Đốc có rất nhiều các tệ nạn xã hội, theo em để phòng tránh các tệ nạn xã hội đó thì mỗi chúng ta phải làm gì?
 	Ví dụ: Chia nhóm theo ngành nghề của gia đình.
 * Nhóm: Gồm những em gia đình làm nông nghiệp.
 Câu hỏi: Ôâng cha ta có câu “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Em hãy giải thích câu nói trên.
 * Nhóm: Gồm những em gia đình làm ruông.
 Câu hỏi: Tại sao khi cải tạo ruông người ta thường rắc vôi?
 	+ Chia nhóm ngẫu nhiên: ( áp dụng với những câu hỏi thảo luận mang tính thông dụng )
 - Hai hoặc ba bàn gần nhau thành một nhóm.
 - Những học sinh ngồi bên trái thành một nhóm, những học sinh ngồi bên phải thành một nhóm.
 - Cho học sinh đếm 1,2,3,4.sau đó cho những học sinh số 1 vào một nhóm, những học sinh số 2 vào một nhóm, những học sinh số 3 vào một nhóm, những học sinh số 4 vào một nhóm,
 3/ Các bước tiến hành thảo luận:
 	Cũng qua các tiết dự giờ - thăm lớp, tôi thấy có nhiều giáo viên khi cho học sinh thảo luận nhóm thì thường thành lập nhóm trước sau đó mới cho câu hỏi thảo luận, và ngược lại, hoặc có giáo viên khi cho học sinh thảo luận có phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm, có giáo viên thì không hay khi học sinh thảo luận có giáo viên ngồi tại chỗ để quan sát, có giáo viên thì đi xuống quan sát và hướng dẫn từng nhóm, và khi thu hoạch kết quả thảo luận của từng nhóm thì có rất nhiều cách khác nhau, như cho học sinh đứng tại chỗ phát biểu, học sinh của nhóm khác nhận xét, học sinh ghi nội dung thảo luận vào bảng phụ, lên bảng ghi nôi dung hoặc dán nội dung có sẵn vào bảng phụ
 	Mỗi giáo viên có một phương pháp giảng dạy khác nhau, nhưng theo tôi để tiến hành thảo luận nhóm thì giáo viên cần phải thực hiện các bước sau:
 Bước 1: Giao nhiệm vụ.
 - Nêu mục tiêu của hoạt động nhóm.
 - Tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động.
 - Nêu câu hỏi, vấn đề.
 Bước 2: Thành lập nhóm.
 - Chia nhóm. 
 - Cung cấp thông tin về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nhóm.
 - Dành thời gian để học sinh hỏi học sinh, kiểm tra lại các em rõ nhiệm vụ chưa.
 Bước 3: Làm việc theo nhóm.
 - Bắt đầu làm việc theo nhóm. 
 - Theo dõi tiến độ của nhóm.
 - Thông báo thời gian.
 - Hỗ trợ các nhóm làm báo cáo.
 Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả.
 - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
 - Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc.
 Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm.
VẬN DỤNG: BÀI 8 CACBON
Hướng dẫn thảo luận nhóm qua phần thí nghiệm: Cacbon khử Đồng II ở Oxít nhiệt độ cao
. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
 - Giới thiệu thí nghiệm Cacbon khử Đồng II Oxít ở nhiệt độcao.
- Giới thiệu dụng cu,ï hoá chất cần sử dụng cho thí nghiệm.
- Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm: Cho một mẩu nhỏ ( bằng hạt ngô) Canxioxit vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1 – 2 ml nước. 
- Đưa ra câu hỏi thảo luận: Mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng.
 - Hướng dẫn học sinh chia nhóm.
- Cho nhóm nhóm trưởng lên nhận dụng cu, hoá chấtï thí nghiệm.
- Phát lệnh thảo luận, thời gian là05 phút.
 - Đi đến từng nhóm quan sát, trả lời thắc mắc của các nhóm, đồng thời kiểm tra sự điều hành và ghi chép của nhóm trưởng và thư Màu đen của hỗn hợp trong ống nghiệm chuyển dần sang màu đỏ, nước vôi trong vẩn đục. Cacbon đã khử CuO màu đen thành kim loại đồng màu đỏ.
2CuO + C 2Cu + CO2
đen đen đỏ k màu
 - Sau 05 phút, yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét báo cáo thảo luận, và nhận xét của các nhóm.
- Đi đến kết luận: Màu đen của hỗn hợp trong ống nghiệm chuyển dần sang màu đỏ, nước vôi trong vẩn đục. Cacbon đã khử CuO màu đen thành kim loại đồng màu đỏ.
2CuO + C 2Cu + CO2
đen đen đỏ k màu
- Đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
- yêu cầu các nhóm làm vệ sinh thí nghiệm
- Nắm bắt vấn đề
- Quan sát, ghi vào vở
- Lắng nghe, ghi vào vào vở
- Lắng nghe, ghi vào vào vở
06 học sinh thành 1 nhóm ( 06 học sinh ngồi bên trái thành 1 nhóm, 06 học sinh ngồi bên phải thành 1 nhóm), phân công nhóm trưởng, thư kí, thành viên.
- Nhận dụng cụ hoá chất thí nghiệm.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, sau đó tự đánh giá.
- nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm và đánh giá kết quả.
 - Lắng nghe, g

File đính kèm:

  • docpp thao luan nhom.doc