Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp

 

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

 Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh Tiểu học có đặc điểm tâm lí, mức độ nhận thức khác biệt so với các cấp học khác. Việc lĩnh hội tri thức, hoàn thiện nhân cách của các em phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hướng dẫn chuyên biệt của nguời thầy. Vai trò của người thầy đối với học sinh Tiểu học rất đặc biệt. Thầy giáo là một yếu tố quan trọng tổng hợp nhiều khả năng, có thể coi thầy giáo là một “ông thầy tổng thể” trong hoạt động sư phạm. Trước mục tiêu đào tạo của cấp học và quy mô tổ chức quy định, mỗi thầy giáo Tiểu học chịu trách nhiệm giảng dạy, truyền tải, hướng dẫn, cung cấp hệ thống kiến thức đồng bộ trong các môn học, đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp được phân công phụ trách.

 Giáo viên chủ nhiệm bậc Tiểu học là người thay mặt hiệu trưởng, thay mặt hội đồng sư phạm nhà trường, thay mặt phụ huynh, quản lí, giáo dục học sinh lớp được phụ trách, tổ chức hướng dẫn học sinh được hoạt động phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường. Giáo viên Tiểu học là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, có uy tín nhất và là thần tượng đẹp nhất đối với mỗi em học sinh - đó là những công dân Việt Nam trong tương lai. Thầy cô giáo mẫu mực và tâm huyết với nghề đã để lại dấu ấn trong mỗi học sinh của mình từ nét chữ, lời nói, ứng xử trong giao tiếp đến cách giữ gìn sách vở hay tác phong ăn mặc sạch sẽ. Lời thầy cô có sức thuyết phục, cử chỉ thầy cô là mẫu mực, nhân cách thầy cô là tấm gương sáng đối với các em. Bởi vậy, giáo viên Tiểu học giữ vai trò quyết định sự phát triển đúng hướng của nhân cách học sinh.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cho mình một tác phong nề nếp làm việc gọn gàng, ngăn nắp từ việc đóng bọc các vở, sách, tài liệu của mình, cách sắp xếp đồ dùng, giáo án, tài liệu ngay trên bàn giáo viên, sắp xếp ngăn nắp lớp học; ghi chép trình bày bảng khoa học chính xác,... Mặt khác tôi xây dựng cho mình thói quen tác phong ăn mặc, cách đi đứng, nói năng trước học sinh và mọi người xung quanh có ý tứ, đúng mực, lịch sự thể hiện nếp sống có văn hoá để là gương cho học sinh.
	- Việc giáo dục học sinh không phải một sớm, một chiều mà có ngay được. Tôi quan tâm giáo dục uốn nắn cho học sinh trong mọi lúc, mọi công việc đúng lúc đúng chỗ...nắm đúng tâm lí để giáo dục học sinh.
2.4.3. Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 
 	Năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Ngay từ năm đầu tiên Bộ phát động phong trào, tôi đã tích cực hưởng ứng. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 	“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “Lớp học thân thiện” thì sẽ có “Học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 	Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau: 
* Trang trí lớp học xanh - sạch - đẹp
Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: 
 	- Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: phát động học sinh mỗi em sưu tầm một cây xanh đẹp đem đến trồng ở trường. Tôi lựa chọn một số cây như: cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây muống biển,... cho cây vào chậu trồng rồi để ở dưới lớp, ở lan can,..Hằng ngày cho các em chăm sóc cây. Các cây này ưa ớm nên xanh tốt thích hợp với vị trí ở lớp học. 
 	- Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong suốt. Sau đó đóng lên vách tường xung quanh lớp. Thiết kế bảng nhỏ ghi 5 nhiệm vụ của học sinh và nội quy cơ bản của học sinh yêu cầu học sinh thực hiện hàng ngày theo 10 nội dung sau:
 10 YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA
“LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
 1. Không có học sinh chán học, bỏ học và nghỉ học không có lí do.
 2. Lớp học phải được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.
 3. Phải sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học; sử dụng tiết kiệm điện, nước.
 4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, không có học sinh xả rác bừa bãi. 
 5. Có tập thể bạn học thân thiện: không nói tục, chửi thề; phải luôn hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập.
 6. Lớp học phải an toàn, không có nguy hiểm, không có tai nạn xảy ra.
 7. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông.
 8. Học sinh học đủ các môn học theo qui định, chất lượng học tập ngày càng được nâng cao và vượt trội so với năm học trước.
 9. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: thăm hỏi bạn khi đau ốm, động viên chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng sách cũ cho thư viện trường,
 10. Lớp học là môi trường bình đẳng nam nữ, không phân biệt giàu nghèo, không có hiện tượng học sinh bị phạt, bị kiểm điểm phê bình trước toàn trường.
 	Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện theo 5 nhiệm vụ của người học sinh và 10 yêu cầu của “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Khi có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu em đó đọc lại 5 nhiệm vụ của người học sinh và nêu rõ nhiệm vụ nào mình chưa làm được để sửa chữa, khắc phục. Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi phạm nội qui của nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần.
 Số học sinh của lớp, tôi chia thành 5 tổ ứng với 5 buổi học trong tuần, mỗi tổ có một tổ trưởng. Lớp phó lao động phân công theo dõi các tổ làm trực nhật hàng ngày. Tổ trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong tổ làm trực nhật. Nhưng một tuần đầu, tôi phải đi sớm để hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp như: quét lớp từ trong ra ngoài, từ trên cửa sổ, trên bục giảng xuống dưới; cách cầm chổi và đưa chổi sao cho nhanh sạch nhưng không bụi; cách trải khăn bàn, cách lau bảng, cách sắp xếp bàn ghế,... Cứ sau mỗi giờ ra chơi, tổ trực nhật phải đổ rác và trà rửa sạch sọt rác rồi cất vào lớp. Sang tuần thứ hai, tôi mới giao cho lớp phó lao động kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Tổ nào không làm tốt, lớp phó lao động có quyền phạt tổ đó làm trực nhật thêm một ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học. 
 	Để tránh tình trạng các em mua nước mang vào lớp treo lên cửa sổ, để trong ngăn bàn hoặc để ngay trên mặt bàn làm đổ gây ướt sách vở, làm lớp học dơ bẩn gây mất trật tự và mất thời gian quét dọn, tôi qui định các em không được mang cốc nhựa, bọc đựng nước uống vào lớp; khuyến khích các em mang nước chín từ nhà để uống, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không làm bẩn lớp, và còn hạn chế lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường. 
 	Đối với bồn hoa của lớp, mỗi tổ sẽ chăm sóc một tuần. Qui định bồn hoa phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không có cành gãy và lá khô. Công việc kiểm tra, nhắc nhở là của lớp phó lao động. Tổ nào không làm tốt sẽ bị trừ điểm thi đua của tuần đó. 
* Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp
- Xây dựng mối quan hệ thầy- trò:
 	Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn- ban ơn; bề trên- kẻ dưới; giảng giải- ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công- hợp tác. Thầy thiết kế - trò thi công. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc - học trò làm; tôi hướng dẫn - học trò thực hiện.
 	 Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn.
 	 Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh. 
 	 Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại chứ không chấm điểm kém ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp, điểm các em làm lại vẫn có thể là điểm khá, điểm giỏi. Bởi tôi quan niệm rằng đối với học sinh tiểu học chấm điểm không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà chấm điểm để nhằm phát hiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối. 
 	 Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và 
tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động.
 	Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp dưới. Nhưng cũng có em học yếu, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào cũng may mắn được bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập.Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đau bệnh hoạn,...nên không ngó ngàng gì đến việc học của con cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập ... Những sóng gió đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em. Nếu như tôi không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận đùng đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy - trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không mắng, trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.
 	 Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cong_t.doc
Giáo án liên quan