Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học ở trường Trung học Phổ thông
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Đổi mới dạy học môn sinh bằng phương pháp “sử dụng phiếu học tập”là một nội dung nhỏ của việc đổi mới về dạy học “của sở GD - ĐT Hoà Bình và Bộ GD-ĐT dựa trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm cho bộ môn sinh học.
Công cuộc cải cách sự nghiệp giáo dục của nước ta đã tiến hành hơn 10 năm và đã gặt hái được không ít những thành tựu đáng kể. Khẳng định sự đúng đắn về đường lối chỉ đạo của đảng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong các nhà trường sự nghiệp cải cách giáo dục trước hết thể hiện vào sự đổi mới việc dạy của người thầy và việc học của học trò
Tuy nhiên khi nhìn nhận lại việc dạy và học ở từng môn học chúng ta không khỏi còn có nhiều điều băn khoăn về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy,về đội ngũ giáo viên, về nhận thức của giáo viên trong việc dạy học:
1.Về cơ sở vật chất cho giảng dạy sinh học ở Hoà Bình :
a. Phòng thí nghiệm:
- phòng thí nghiệm ở các trường đa số chỉ là kho chứa đồ dùng học tập ; một số trường còn chưa có khái niệm phòng thí nghiệm
- Tất cả các trường dều có tranh in hoặc tranh tự vẽ tuy nhiên việc sử dụng còn nhiều bất cập
-95% số trường không có kính hiển vi hoặc có kính nhưng không dùng được
- Một số trường đã được sở trang bị hòm đồ dùng thí nghiệm nhưng hầu như chưa được sử dụng
b. Phòng bộ môn:
- Đa số các trường không có phòng bộ môn. Vấn đề này đang là khó khăn đối với các trường và các sở GD ĐT
c.Vườn trường:
- Trước kia một số trường có phong trào xây dựng vườn trường phát triển mạnh. Gần đây phong trào xây dựng vườn trường bị hạn chế bởi một số trường cấp II tách khỏi cấp III , xây dựng thêm trường lớp, xây dựng nhà ở.Vườn trường ở các trường hầu như không đầu tư, chỉ là vườn cây cảnh.
2.Về tình hình dạy học bộ môn sinh học ở Hoà Bình:
a. Đội ngũ giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên ở hoà bình từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau:ĐHSPHN I,ĐHSPHN II ,ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP Tây Bắc,.
-Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Số giáo viên không đạt chuẩn trong bộ môn sinh học hầu như không có.
-Nhiều giáo viên đã tham gia giảng dạy nhiều năm đạt giáo viên giỏi cấp trường , cấp cơ sở .
- Tuy nhiên một số giáo viên chưa nắm bắt được quá trình đổi mới dạy học còn hạn chế về nhận thức và cách sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với năng lực của học sinh cụ thể như :
inh trong quá trình học tập. IV. Phạm vi thực hiện: Do thời gian có hạn cho nên việc sử dụng “Phiếu học tập” tôi chỉ nhằm áp dụng dụng cho học sinh khối 11 của trường THPT Thanh Hà, tạo điều kiện cho các em chủ động trong quá trình nhận thức. V. Địa điểm , thời gian thực hiện: - Địa điểm: Tại trường THPT Thanh Hà - Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2003 đến tháng 10 năm 2004. Phần II: Nội dung I. Cơ sở lý luận: Một nét nổi bật dễ nhận thấy của bài học theo phương pháp tích cực là hoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao so với hoạt động của giáo viên về mặt thời gian cũng như cường độ làm việc. Thực ra có một số tiết học như vậy trên lớp thì trước đó, trong khâu soạn bài giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức rất nhiều. Khi soạn bài theo phương pháp thụ động học tập, dự kiến hoạt động chủ yếu của giáo viên là hoạt động của chính mình ( Thuyết trình, giảng giải, viết bảng , vẽ sơ đồ, phân tích biểu đồ, biểu diễn phương tiện trực quan, đặt câu hỏi...) và có thể hình dung trước những ý kiến trả lời của HS, những hành động hưởng ứng của HS. Khi soạn bài theo phương pháp học tập tích cực, nhưng dự kiến chủ yếu của giáo viên phải tập trung vào các hoạt động của HS và phải hình dung cụ thể giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động của HS ra sao ? Giáo viên phải suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động giao cho HS, cùng với những giải pháp điều chỉnh để không bị “cháy” giáo án. Trong cách dạy thụ động thông tin chủ yếu đi theo một chiều từ Thầy - Trò. Giáo viên vận dụng trình độ hiểu biết và những kinh nghiệm để làm cho HS hiểu và nhớ nội dung quy định trong SGK Trong cách dạy học tích cực có sự giao tiếp thường xuyên qua lại giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Bài học được xây dựng từ những đóng góp của HS thông qua các hoạt động học tập do thầy tổ chức. Để tổ chúc hoạt động cho HS, người ta dùng các phiếu hoạt động học tập gọi tắt là “Phiếu học tập”(PHT) còn gọi là phiếu hoạt động(Activity sheet) hay phiếu làm việc ( Work sheet) Giáo viên phải xuất phát từ mục đích yêu cầu của bài giảng đề ra được những phương pháp hợp lý. Đặt ra các câu hỏi khác nhau sử dụng vào từng mục đích cụ thể của bài giảng. Làm nảy sinh những mâu thuẫn. Trên cơ sở đó hướng học sinh tìm tòi, phát hiện những vấn đề cần giải quyết làm cho HS hình thành những nội dung kiến thức mới. II . Nội dung: “Phiếu học tập” là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập, được phát cho từng HS tự lực hoàn thành trong một thời gian cụ thể của tiết học. Hoặc có thể là một “Phiếu học tập” dưới dạng tranh vẽ trong các trường hợp thảo luận theo nhóm hay thực hành thí nghiệm. Mỗi một “Phiếu học tập” có một mục đích riêng do Thầy giáo biên soạn theo mục đích của tiết học, nhằm dẫn dắt HS tới một kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện tư duy hay thăm dò thái độ trước một vấn đề. Giáo viên có thể sử dụng “Phiếu học tập” do các chuyên gia biên soạn nhằm tăng cường hoạt động học tập của HS trong một bài, một chương trình học. Các tập phiếu được in thành sách, trang bị cho mọi HS được giáo viên hướng dẫn sử dụng vào lúc thích hợp. Tuy nhiên sử dụng phiếu do giáo viên tự biên soạn sẽ phù hợp với trình độ nhận thức của HS mình hơn những phiếu do các chuyên gia biên soạn để sử dụng chung. Giáo viên có thể lập các “phiếu học tâp” và các tình huống giải quyết trên máy vi tính của mình để từ đó cung cấp cho các HS qua mạng máy tính cục bộ ( mạng LAN). Nhờ sự trợ giúp của mạng máy tính giáo viên có thể điều khiển được toàn bộ tiết học và biết được thái độ học tập của từng HS. Qua kết quả nghiên cứu, bản thân tôi thấy rằng việc sử “Phiếu học tập qua kết nối mạng máy tính rất có hiệu quả, HS tiếp thu bài giảng nhanh chóng, HS có hứng thú học tập hơn. Đặc biệt giáo viên có thể chia sẻ tới các HS trên mạng một phim tài liệu liên quan tới bài học, rồi mới đưa ra “Phiếu học tập” cho HS thảo luận. Phương pháp này đạt được hiệu quả khá cao trong việc dạy học bộ môn Sinh học. Nếu chúng ta có một mạng LAN kết nối với internet, thì điều này thực hiện rất tiện lợi, bằng cách giáo viên hướng HS truy cập vào một số trang web liên quan tới vấn đề cần quan tâm, rồi hướng HS tìm hiểu kiến thức mới bằng “Phiếu học tập”. Qua mạng máy tính giáo viên có thể gửi bài giảng của mình tới các HS của mình. HS có thể trao đổi thông tin cho nhau về “Phiếu học tập” được giao. Do đó công việc của người Thầy sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều. Đặc biệt là các tiết thực hành Thầy giáo có thể dùng “Phiếu học tập” giao cho HS và thu lại kết quả từ HS. Sau đây là một vài loại “Phiếu học tập” thường dùng cho việc giảng dạy bộ môn Sinh học : 1. “Phiếu học tập” phát triển kỹ năng quan sát: Phiếu học tập : số 1 Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:.......................Tổ:..................... Trường:............................................................. Em hãy quan sát sơ đồ dưới đây. Hãy cho biết các đường nối thể hiện mối quan hệ nào giữa các cá thể trong quần thể Chuột ? Môi trường Chuột ______________________ Chuột Môi trường Môi trường Chuột a. Quan hệ cạch tranh b. Quan hệ đối địch c. Quan hệ sinh sản d. Cả a,b,c Phiếu học tập : số 2 Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:.......................Tổ:..................... Trường:............................................................. Quan sát sơ đồ : Môi trường Quần thể Chuột -------------------> Quần thể rắn Hổ mang <-------------------- Hãy cho biết đường nối mũi tên giữa hai quần thể trên thể hiên mối quan hệ nào giữa các cá thể của 2 quần thể ? a. Quan hệ cạnh tranh b. Quan hệ đối địch c. Quan hệ sinh sản d. Quan hệ hỗ trợ 2.phát triển kỹ năng phân tích VD 1: Phiếu học tập : số 1 Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:.......................Tổ:..................... Trường:............................................................. Hệ sinh thái nước ngọt được sơ đồ hoá như sau : Thực vật nổi ĐV nổi Cá mè hoa Nấn và vi khuẩn Mắt xích nào gọi là SV tiêu thụ: a. TV nổi b. ĐV nổi c. ĐV nổi và cá mè hoa d. Nấm và VK VD 2: Phiếu học tập : số 2 Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:.......................Tổ:..................... Trường:............................................................. Hệ sinh thái cạn được sơ đồ hoá như sau: Cỏ Cừu Hổ Nấm và VK Mắt xích nào được gọi là SV tiêu thụ bậc 1: a. Cỏ b. Cừu c. Hổ d. Nấm và VK VD 3: Phiếu học tập : số 3 Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:.......................Tổ:..................... Trường:............................................................. Đoạn mạch kép nào dưới đây phản ánh đúng cấu trúc ADN a. 3’ATTGXA 5’ c. 5’ATXGAA 3’ 3’TAAXGT 5’ 5’TAGXTT 5’ b. 5’AXAXTG 3’ d. 5’ATXGAA 3’ 5’TGTGAX 3’ 3’TAGXTT 5’ 3. phát triển kỹ năng so sánh : VD1: Phiếu học tập : số 1 Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:.......................Tổ:..................... Trường:............................................................. So sánh cấu trúc ADN và ARN theo bảng Đặc điểm so sánh ADN ARN Số mạch Số đơn phân Thành phần của 1 đơn phân VD 2: Phiếu học tập : số 2 Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:.......................Tổ:..................... Trường:............................................................. Đặc diểm nào dưới đây là không đúng về sự giống nhau giữa protêin và ax nucleic ? a. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. b. Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần cấu tạo. c. Đều được tổng hợp từ khuân mẫu. d. Đều có tính đa dạng và đặc trưng. VD 2: Phiếu học tập : số 2 Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:.......................Tổ:..................... Trường:............................................................. so sánh lai cải tạo và lai tạo giống mới Nội dung so sánh Lai cải tạo giống Lai cải tạo giống mới 1. Mục đích 2. Cách tiến hành 3. Hiệu quả Dạy một bài cụ thể: VD: Dạy khái niệm quần thể SV (sinh học 11) Đây là một khái niệm khó hết sức trừu tượng cần giúp học sinh hiểu rõ dấu hiệu của bản chất khái niệm quần thể trên cơ sở đó phát biểu được chính xác định nghĩa quần thể và lấy ví dụ minh hoạ (quần thể tự nhiên và quần thể nhân tạo,chỉ ra được những dấu hiệu đặc trưng cấu trúc của quần thể mà không có ở cá thể và tập hợp ngẫu nhiên của cá thể . Trên cơ sở đó giúp học sinh phân tích được ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần thể đến cấu trúc sự phân bổ ,sự sinh trưởng và các kiểu biến động số lượng cá thể trong quần thể , xác định trạng thái cân bằng quần thể và cơ chế duy trì sự cân bằng quần thể .. giáo viên: Dẫn dắt học sinh : Sinh thái học cá thể nghiên cứu mối quan hệ giữa cá thể SV - Môi trường . Trong thực tế ,các SV không tồn tại riêng lẻ ,các SV cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau trên một khu vực nhât định (Nơi sinh sống ) tạo thành tập hợp các cá thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và vơi môi trường xung quanh hay còn gọi là quân thể vậy quần thể là gì ? giáo viên đưa phiếu học tập số 1: Phiếu học tập : số 1 Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:.......................Tổ:..................... Trường:............................................................. 1. Tập hợp các cá thể cá chép sống trong hồ . 2. Tập hợp các cá thể chó sói sống trong rừng . 3. Các bầy voi sống trong rừng . 4. Các cá thể của 1 loài tôm sống trong hồ . 5. Các cây cỏ sống trên đồng cỏ Chỉ ra đâu là quần thể ? Giáo viên : vậy có những tiêu chuẩn nào để nhóm một cá thể được gọi là quần thể SV ? Học sinh tự nghiên cứu và nêu ra được : - 1 nhóm cá thể cùng loài . - Cùng sống trên 1 không gian xác định (sinh cảnh) - Tại 1 thời điểm nhất định - Có khả năng giao phối sinh con cái. Giáo viên đưa ra phiếu học tập số 2: Phiếu học tập : số 2 Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:.......................Tổ:..............
File đính kèm:
- SKKN mon Sinh Hoc.doc