Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn học sinh yếu

Phần thứ nhất :

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tính cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài học rất nhanh, nhưng cũng có những em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không hiểu gì thông qua các hoạt động trên lớp.-Vậy là một giáo viên chủ nhiệm thì ta phải làm gì đối với những học sinh yếu, kém về tiếp thu này? Đó chính là vấn đề mà tôi rất quan tâm và nó luôn thôi thúc tôi trong suốt quá trình dạy học .- Thật may mắn cho tôi, qua nhiều năm được phân công giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm những khối lớp mà độ tuổi và tính cách tương đồng (khối bốn, khối năm); đó là điều kiện tốt nhất giúp tôi tìm hiểu rõ về đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi và đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp để rèn cho những em học sinh yếu có thể nắm được bài học và hoà nhập vào hoạt động học trên lớp cùng các bạn.-Bên cạnh đó, trong quá trình công tác tại trường Tiểu học Mạc Đĩnh Chi, Tôi luôn được sự hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường, sự hỗ trợ tận tình của tập thể HĐSP. Đặc biệt là những khó khăn mà tôi gặp phải trong quá trình công tác luôn được sự chia sẽ và quan tâm của tập thể. Bên cạnh sự chia sẽ và hỗ trợ về mặt tinh thần, điều mà tôi tâm đắc nhất trong thời gian công tác tại trường là tôi luôn được học hỏi và chia sẽ nhiều sáng kiến kinh nghiệm mà tập thể khối triển khai thực hiện. Mỗi sáng kiến kinh nghiệm mà tập thể đưa ra đều bổ ích và là tâm điểm để tập thể nhà trường bàn thảo và rút kinh nghiệm một cách tích cực. Chính vì sự chia sẽ nhiệt tình đó đã góp phần tạo nên nhiều sáng kiến hữu ích được áp dụng thành công. Sáng kiến kinh nghiệm " Biện pháp rèn học sinh yếu" là vấn đề mà tôi và đồng nghiệp hết sức quan tâm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn học sinh yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học tập được thực hiện thông qua các bài học là rất cần thiết và có hiệu quả rất to lớn. Nếu trò chơi học tập được tổ chức phân phối một cách hợp lý vừa sức, đúng trọng tâm bài học thì không những nâng cao sự hứng thú trong học tập của học sinh mà còn phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo giúp các em tiếp thu bài mau, nhớ lâu, nắm chắc tri thức ngay tại lớp học và qua hoạt động này có thể kích thích sự tìm tòi ở các em yếu giúp các em tập trung và nắm bắt được kiến thức. Đặt câu hỏi cũng phải phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Giáo viên càng trân trọng những cố gắng của học sinh, dù đó là sự cố gắng tuy nhỏ, thông qua hình thức đánh giá theo định tính. Bản thân người dạy phải không ngừng đổi mới phương pháp, có tính cầu học, tự học, thường xuyên nghiên cứu đặc trưng từng phân môn, nắm rõ và thuộc tiêu chí cần đạt ở từng phân môn theo từng giai đoạn, từng cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo + cuốn chuẩn kiến thức và kĩ năng để làm phương hướng phấn đấu nhằm cải thiện chất lượng dạy- học hiệu quả, đáp ứng sự kì vọng của xã hội, gia đình và bản thân học sinh. Mỗi thầy cô là tấm gương tự học, tự sáng tạo . Nói không tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục . Đó là khẩu hiệu luôn luôn hiện hữu trong tôi. Việc tự học của bản thân phải để học sinh thấy và coi đó là tấm gương tốt cho học sinh noi theo, tự học và tiến tới việc tự học suốt đời. Sau đây là một vài ví dụ minh họa cho việc dạy và học.
VÍ dụ: Môn toán:	
 Trong môn toán có 5 tuyến kiến thức:
Số học
Yếu tố đại số.
Yếu tố đại lượng.
Yếu tố hình học.
Toán có lời văn.
Trong đó , số học là quan trọng nhất. Vì vậy dạy thật kĩ số học. Thấy học sinh yếu phần đọc số, tôi dạy lại hàng, lớp. Học sinh yếu 4 phép tính, tôi yêu cầu học thuộc bảng cửu chương. Tiếp theo cho học sinh lên làm và làm nhiều để nhuyễn cách tính. Thường khó nhất là thực hiện phép chia khi học sinh ước lượng thương. Để khắc phục việc này, bản thân cho bài tập theo dạng dễ trước. Cụ thể: Đặt tính rồi tính:
5,3 : 2 ; 9,2 : 4 ; 12,5 : 5 ; 17, 1 : 9 ; 
Cứ thế mà tăng dần độ khó nhưng phải nằm trong phần hiểu và có thể giải quyết được của các em để tạo nguồn cảm hứng trong học tập. Một mình người dạy cũng khó làm được trọn vẹn mà cần sự trợ giúp đắc lực của những học sinh có độ tin cậy cao để đúng với tục ngữ Học thầy không tầy học bạn. Càng chú ý hơn dạng bài tập 15,7 – 7 ; 87,8 +8 ; 32,006 – 0,6 ; 12,04- 0,4
Khi học sinh yếu toán tìm thành phần chưa biết, bản thân tôi phải dùng đến “ mẹo “ để giúp học sinh dễ hiểu, chẳng hạn: Tìm y, biết:
 a) Y + 23 = 89 b) 12 x Y = 24
	 c) y – 78 = 94	d) 9 – y = 6 
 e) y : 9= 12 g) 81 : y = 9
Tôi sẽ nói(a) , phép cộng, vậy tìm y sẽ phép trừ. Phép nhân, vậy tìm y sẽ phép chia(b). Y nằm bên trái dấu trừ, khi tìm y , ta làm phép cộng( c). Y nằm bên phải dấu trừ , khi tìm y, ta dùng phép tính gì? Học sinh tự nói. Tiếp theo, câu ( e), ( g) , hướng dẫn tương tự. Nhưng thực hành là trên hết. Học sinh sẽ được làm nhiều dưới nhiều hình thức. Học sinh đã biết, tôi sẽ nâng cấp độ khó lên để đảm bảo tính công bằng trong giáo dục.
Tuyến thứ ba: Học sinh phải học thuộc bảng đơn vị đo đã học theo hình thức khẩu đàm- bút đàm, nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo để làm bài tập. Trước tiên cho học sinh giải bài dạng cơ bản nhằm hoàn thành mối quan hệ giữa các đơn vị đo với nhau. Cụ thể:
Điền số thích hợp vào chỗ trống sau đây:
1km= hm ; 1hm= dam ; 1dam = m ,
Học sinh làm ngược lại: 1mm = cm ; 1cm = dm ;.
Tiếp tục thay số 1 bởi các số khác, như số 2,.. rồi số thập phân,
Bảng đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thể tích cũng làm tương tự như vậy. Sau đó, tôi cho dạng bài tập chung với nhau để đánh động và định hướng sâu về cách đổi cho học sinh theo từng bảng đơn vị đo mà không làm theo từng bảng riêng biệt như trên, vì lúc này không cần thiết nữa.
Khi học sinh đã hiểu rồi , cho học sinh đổi đơn vị danh số phức sang danh số đơn và có thể ngược lại. Ví dụ;
2m5dm= dm ( Nói : Đổi về đơn vị bé là đề - xi- mét).
2m5dm = m ( Nói: Đổi về đơn vị lớn là mét).
Tôi thường thấy học sinh yếu hay sai nhiều ở dạng đổi này , ví các em hay nhầm bé thành lớn và ngược lại. Khắc phục bằng cách cho danh số và đơn vị giống nhau còn yêu cầu khác nhau.
Riêng đổi đơn vị đo thời gian thì khó hơn nhiều, vì mối quan hệ giữa các đơn vị đo không nằm trong hệ đếm cơ số 100, 1000. Vì vậy học sinh phải dùng đến khả năng suy diễn để làm bài tập. Tuy nhiên, bước đầu tiên, học sinh làm bài tập nhằm làm quen. Ví dụ: 1 ngày = giờ ; 1 giờ = phút; 1 phút = giây ; ... Nhưng chú trọng hơn giờ, phút, giây để giải toán chuyển động đều sau này. Tiếp theo vận dụng giải các phép tính về số đo thời gian.
Kinh nghiệm cho thấy, khi học sinh yếu thì giáo viên cần dạy lại những kiến thức quen thuộc mà các em đã được học, được làm quen ở các lớp dưới để giải quyết. Sau đây là minh chứng cho dạng toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
Bài toán được tóm tắt như sau: 5% số học sinh trường đó là 50 em
 Vậy 100% số học sinh của trường đó là bao nhiêu em?
Để giải bài này , học sinh không biết tìm gì. Nhưng khi giáo viên đưa ra bài tập sau:
 5 mua quyển vở cùng loại trả 50 000 đồng
 Vậy mua 100 quyển vở như thế phải trả bao nhiêu tiền?
Như vậy thì học sinh biết làm. Tiếp theo, học vận dụng để giải bài toán trên sẽ dễ dàng hơn.
Kết luận của bản thân: Khi dạy toán nói chung, giáo viên sử dụng nhiều đến phương pháp tương tự để dạy cho dễ hiểu. Mặt khác, như vậy nó cón có tính tích hợp rất cao và có hệ thống lô gich.
VD: * Phân môn Lịch sử & Địa lí:Bài : Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước nếu ta tổ chức cho HS tìm hiểu bài qua những hoạt động như thường ngày (đọc, trả lời câu hỏi hay thảo luận nhóm trả lời câu hỏi) thì chắc rằng những hình thức này chỉ dành riêng cho đối tượng HS khá giỏi hoặc trung bình. Còn đối với HS yếu thì các em không thể nào theo kịp bạn và y như rằng các em chỉ được nghe bạn nói và tất nhiên các em sẽ không tiếp thu bài nhiều và chắc rằng lượng kiến thức nhỏ nhoi đó chóng quên đi vì không được khắc sâu lắm (Điều này rất hợp với đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học). Để giải quyết vấn đề này trên lớp tôi thường tổ chức các hoạt động như sau: Câu hỏi tìm hiểu : Để tìm hiểu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài.- Tôi tổ chức cho các nhóm thảo luận sắm vai các nhân vật trong câu chuyện; đặc biệt lưu ý các nhóm nên nhường nhân vật chính cho các em yếu để các bạn được tham gia hoạt động và thấy rõ những khó khăn của Nguyễn Tất Thành từ đó giúp học sinh nắm được nội dung bài ( và tôi tin chắc rằng lượng kiến thức mà các em nắm được qua hoạt động này sẽ khắc sâu trong trí nhớ các em).Bài: Châu Âu Câu hỏi tìm hiểu : Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của châuÂĐây là vấn đề phức tạp vì các em phải làm việc trên lược đồ và phải tìm hiểu một lượng kiến thức lớn và khó. Đối với vấn đề này tôi thường tổ chức cho các em hoạt động như sau:- Phân nhỏ các yêu cầu cần tìm hiểu và ghi vào các thẻ từ .+ Đồng bằng+ Dãy núi+ Sông lớn+ Bốn bức tranh đặc trưng SGK (mỗi bức tranh dán vào một thẻ từ riêng)- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm với trò chơi " Du lịch trên bản đồ" ( Lưu ý tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được tham gia càng nhiều lần càng tốt ). Mặt khác khuyến khích các em thường xuyên tìm hiểu thông tin trên bản đồ nhằm tự trang bị kiến thức.( Các loại bản đồ đã được giáo viên treo trong lớp). Thiết nghĩ đây là phương pháp tự học nhẹ nhàng nhưng hiệu quả bởi các hình thức vừa học vừa chơi.
Cách thức tiến hành: 	
+Mỗi nhóm được nhận một lược đồ tự nhiên châu Âu và thẻ từ dung như đã nêu).
+ Các thẻ từ được úp xuống trước mặt các thành viên trong nhóm.	
+ Các thành viên lần lượt lật các thẻ từ sau đó trả lời bằng cách chỉ trên lược đồ.
+ Cụ thể như sau: Nếu các em lậtđược thẻ có ghi từ " Đồng bằng" thì nhiệm vụ các em phải chỉ và nêu tên các đồng bằng trên lược đồ châu Âu cho cả nhóm quan sát nhận xét. Nếu các em lật được thẻ từ có tranh thì nhiệm vụ các em đặt tranh vào đúng vị trí trên lược đồ và mô tả tranh đó để thấy rõ đặt điểm tự nhiên.. . . F Bên cạnh việc thực hiện trò chơi trên lớp, đối với dạng kiến thức khó nhớ tôi thường khuyến khích các em thực hiện lại trò chơi vào những lúc rãnh ( Có nghĩa là những thẻ từ và lược đồ của các nhóm sẽ để các nhóm tự bảo quản ở góc học tập của nhóm mình và những lúc rãnh các bạn có thể lấy ra thực hiện lại trò chơi). Ta có thể nhờ các nhóm trưởng thường xuyên rủ các bạn học yếu tham gia trò chơi lúc rãnh rỗi. Trên chỉ là một số hình thức tượng trưng trong quá trình thực hiện.* Thế nhưng trong quá trình giảng dạy không phải lúc nào ta cũng tổ chức trò chơi học tập. Vì vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải tìm ra nhiều phương pháp giáo dục và giảng dạy khác nhau. Nhưng ta đã biết đối với các đối tượng HS “yếu” không có ý thức học tập thì nhất định các em về nhà sẽ không học bài và làm bài. FVì thế, để khắc phục tình hình đó tôi đã đề ra cách giải quyết như sau:+ Trong giờ học, tôi thường xuyên gọi các em này phát biểu ý kiến hay đại diện nhóm của mình trình bày kết quả thảo luận. Thường xuyên gọi các em làm bài tập thực hành để các em thấy rằng việc học của mình luôn được thầy quan tâm. Việc làm trên có tác động to lớn trong nhận thức của các em ngoài ra việc ta thường xuyên gọi các em phát biểu ý kiến và làm bài tập thực hành sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức đã học thậm chí các em thuộc bài ngay trong lớp.+ Bên cạnh đó, tôi thường xuyên gần gũi động viên và hướng dẫn các em. Không chỉ thế tôi còn kịp thời khen ngợi và tuyên dương trước lớp về sự tiến bộ của các em đó dù rằng sự tiến bộ đó là rất ít. Có làm như vậy thì các em cảm thấy tự tin hơn và hứng thú hơn trong học tập . VD: Khi các em đọc sai 9 tiếng và chỉ đọc đúng một tiếng thì tôi đề nghị lớp biểu dương cái đúng để kích thích và động viên các em; để từ đó các em cảm thấy thích thú và càng cố gắng nhiều hơn trong học tập. Chính nhờ vào sự cố gắng của các em để được thầy cô và các bạn khen thì sức học của các em sẽ tự nâng dần lên.
Môn Tiếng Việt:
Phân môn chính tả:
 Cần thống kê lỗi thường hay sai ở một số học si

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_hoc_sinh_yeu.doc
Giáo án liên quan