Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành sinh học 9
Môn sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, một trong những yêu cầu của mục tiêu dạy học không chỉ nhằm giúp học sinh tìm hiểu những tri thức khoa học, mà còn giúp học sinh hình thành năng lực thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức. Từ đó giúp học sinh nâng cao ý thức tự học cũng như khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh. Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên giảng dạy sinh học phải chú trọng đến việc dạy thực hành. Do đó tôi đã đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành sinh học 9.
au khi thảo luận nhất thiết GV phải nhận xét, đánh giá và kết luận kiến thức chuẩn để HS điều chỉnh nhận thức nếu cần. - Phối hợp một cách hợp lí THTN với lời nói của GV, tuỳ theo lô gíc của sự phối hợp này mà tính chất hoạt động nhận thức của HS khác nhau. Nếu ở phương pháp THTN - nghiên cứu thì TN là nguồn thông tin cho HS còn lời nói của giao viên giữ vai trò hướng dẫn thì trong phương pháp THTN - thông báo tái hiện, lời nói của GV là những thông tin chính xác còn TN chỉ là để minh hoạ, chứng minh, xác nhận thông tin. - Việc lựa chọn lô gíc phối hợp giữa lời nói của giáo viên và THTN là tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của nội dung nghiên cứu, vào năng lực tư duy và trình độ của mỗi HS. - Đối với những sự kiện, hiện tượng hay cơ chế đơn giản có thể rút ra kết luận nhờ sự quan sát trực tiếp không cần suy luận bằng các thao tác lô gíc phức tạp thì lời nói của giáo viên chỉ có tính chất hướng dẫn sự quan sát chứ không phải là nguồn cung cấp thông tin dạy - học. - Như vậy, trong trường hợp nội dung bài đơn giản thì GV dùng lời nói giới thiệu trước, sau đó biểu diễn TN minh hoạ hoặc cho HS tự làm TN quan sát để nhận biết kiến thức. Còn đối với những hiện tượng phức tạp thì nên tổ chức cho HS quan sát THTN theo lô gíc nghiên cứu, như vậy sẽ có hiệu quả rèn luyện trí thông minh, tư duy sáng tạo để hình thành kĩ năng, kĩ xảo do HS phải sử dụng các biện pháp trí tuệ, HS sẽ lĩnh hội tri thức một cách chủ động, sâu sắc hơn. Đây chính là hiệu quả của THTN trong dạy tiết thực hành sinh học 9. Trong phương pháp này lời nói của GV có 3 chức năng: + Hướng dẫn HS quan sát để nắm vững những giai đoạn chính của hiện tượng. + Hướng dẫn HS chủ động kiến thức lí thuyết đã học để giải thích, kết luận hiện tượng quan sát được trong bài thực hành. + Trên cơ sở thu được kết quả quan sát TN, HS tự rút ra kết luận. 1. Các bước lô gíc khi thực hành – thí nghiệm. - Bước 1: Đặt vấn đề. Thông báo đề tài nghiên cứu, nêu mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu để kích thích sự tự giác và hứng thú ban đầu của người học. - Bước 2: Phát hiện vấn đề. Nêu mục đích cụ thể hơn, vạch rõ những phần của chủ đề nghiên cứu để có sự định hướng cụ thể. - Bước 3: Đề xuất giả thiết của đề tài, dự đoán các phương án giải quyết, vạch ra kế hoạch giải quyết. - Bước 4: Thực hiện kế hoạch giải quyết. - Bước 5: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Nếu kết quả thực hiện kế hoạch không phù hợp với giả thiết khoa học đã nêu ra thì quay lại bước 3, đề xuất giả thiết khác. Nếu việc thực hiện kế hoạch đưa đến kết quả chính xác, xác nhận giả thiết đúng thì chuyển sang bước 6. Bước 6: Phát biểu kết luận. 2. Những điều cần lưu ý khi THTN a. TN nghiên cứu nhất thiết phải có phần đối chứng để kiểm tra kết quả TN, giúp HS tìm được mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng xảy ra trong TN. Việc xác định yếu tố TN và đối chứng được thực hiện ở bước 4&5 với các TN minh hoạ thì đơn giản hơn không nhất thiết phải có đối chứng. b. Phải đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học của việc biểu diễn TN như: Nơi bối trí TN phải đủ ánh sáng, cả lớp phải quan sát rõ được, các thao tác TN phải thành thạo, bảo đảm TN thành công, dự đoán trước những thắc mắc của HS có thể đưa ra khi quan sát TN, lường trước những thất bại có thể xảy ra để giải thích cho HS rõ nguyên nhân, tránh làm mất lòng tin đối với HS. c. Trong dạy- học sinh học có thể có những TN dài ngày nên có thể bố trí ở vườn trường, góc sinh giới, trong chuồng trại, ruộng TN ( TN trong bài TH “tập dượt thao tác giao phấn”- Tiết 41 đầu học kỳ II). d. Đối với TN diễn tả cùng một bản chất hay cùng một quy luật trong những điều kiện khác nhau, GV nên biểu diễn song song để cho hiệu quả cao hơn hình thức biểu diễn lần lượt từng TN. 3.ứng dụng thực tiễn trong công tác giảng dạy Quá trình áp dụng của bản thân. Trong thực tế giảng dạy, tôi đã vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học sinh học, đặc biệt là bài thực hành. Biến HS thành chủ thể của quá trình học tập, đưa các em vào vị trí chủ động, đòi hỏi các em phải tích cực suy nghĩ, tư duy bằng những câu hỏi có tính chất nêu vấn đề, gợi mở được lồng trong những tình huống có vấn đề được đưa ra. * Ví dụ 1: TIẾT 6: THỰC HÀNH TÍNH XÁC SUÂT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI I.Mục tiêu * Kiến thức: - Biết cách xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại. - Biết vận dụng xác suất để giải thích được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng và liên hệ với sự xuất hiện các loại giao tử của cơ thể có kiểu gen AaBb. * Kỹ năng: - Rèn kĩ năng thực hành, kĩ năng phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm, biết vận dụng kết quả tung đồng kim loại để giải thích KQTN của Men đen. - Các kĩ năng sống: Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ sgk để tìm hiểu cách tính tỉ lệ %, xác suất, cách sử lí số liệu, quy luật xuất hiện mặt sấp, ngửa của đồng kim loại. Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực. Kĩ năng tự tin, kĩ năng trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. * Thái độ:Tự giác khi thực hành, đảm bảo an toàn khi thực hành. II.phương tiện - GV: + 10: Đồng kim loại + Bảng phụ ghi thống kê kết quả của các nhóm - HS: + Mỗi nhóm chuẩn bị sẵn hai đồng kim loại. + Kẻ bảng 6.1 và 6.2 vào vở. + Gieo đồng kim loại trước ở nhà và thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng (6.1và 6.2). III. Hoạt động dạy và học A. KTBC Nêu nội dung và nghĩa của quy luật phân li độc lập ? B. Bài mới * Giới thiệu bài : Để hiểu được cách thống kê của Menđen trong các thí nghịêm chúng ta sẽ tập cách thống kê sự xuất hiện của các mặt đồng kim loại. *GV nêu mục tiêu bài thực hành và yêu cầu HS thực hiện những nội quy của giờ TH. *GV phân nhóm, trong mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí. Phát đồng kim loại cho các nhóm. * Phát triển bài Hoạt động 1. Tiến hành gieo đồng kim loại Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Gieo một đồng kim loại - Gv hướng dẫn quy trình: *Lấy một đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả tự do từ độ cao xác định. - Gieo một đồng kim loại có thể xảy ra hai trường hợp sau: - Sấp (S) - Ngửa(N) + Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1 b) Gieo hai đồng kim loại * Lấy hai đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả tự do từ độ cao xác định Có thể xảy ra ba trường hợp sau: 2 đồng sấp (SS) 1 đồng sấp,1 đồng ngửa (SN) 2 đồng ngửa (NN) - Thống kê kết quả vào bảng 6.2 - HS ghi nhớ quy trình thực hành: - Các nhóm tiến hành gieo1 đồng kim loại. - Lưu ý mặt sấp mặt ngửa. - Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê mỗi lần rơi vào bảng 6.1 - Hs ghi nhớ quy trình thực hành: - Các nhóm tiến hành gieo 2 đồng kim loại. - Lưu ý sự xuất hiện của các mặt sấp mặt ngửa. => Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê kết quả vào bảng 6.2 Hoạt động 2. Các nhóm báo cáo kết quả - GV yc các nhóm báo cáo kết quả đã tổng hợp của bảng 6.1, 6.2 à ghi vào bảng tổng hợp (theo mẫu sau) - HS đại diện nhóm đọc lần lượt kết quả. Tiến hành Nhóm Gieo một đồng kim loại Gieo hai đồng kim loại S N SS SN NN 1 2 3 .. Cộng Số lượng Tỉ lệ % Kết quả của bảng trên, gv yêu cầu hs liên hệ: + Kết quả bảng 6.1 với tỉ lệ các giao tử sinh ra từ con lai F1 Aa? + Kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai một cặp tính trạng? GV: lưu ý cho hs liên hệ trường hợp : Xác định tỉ lệ giao tử của cơ thể có kiểu gen AaBb? Chính xác đáp án: 4 loại ... GV: lưu ý cho hs “ số lượng thống kê càng lớn à càng đảm bảo độ chính xác. Hs căn cứ vào kết quả thống kê, yêu cầu nêu được: + Cơ thể lai F1 có kiểu gen Aa khi giảm phân cho 2 loại giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau là 1A:1a. +Với trường hợp hai đồng kim loại cùng được gieo một lần hoàn toàn độc lập với nhau xác suất 1/4SS : 1/2SN: 1/4NN liên hệ tới tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong thí nghiệm của Menđen là 1/4 AA: 1/2 Aa: 1/4aa. - HSTL----> HS khác nhận xét. C. Củng cố - Nêu cách gieo một đồng kim loại, hai đồng kim loại? D.Kiểm tra đánh giá - Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ học tập, chuẩn bị , kết quả của mỗi nhóm. - Cho các nhóm viết thu hoạch theo mẫu bảng 6.1, 6.2 và chấm điểm Biểu điểm : -Thống kê đủ kết quả và hoàn thành bảng 6.1, 6.2 2 điểm - Liên hệ đúng kết quả bảng 6.1 với tỉ lệ các giao tử của F1 : Aa 3 điểm - Liên hệ đúng kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen của F2 3 điểm - ý thức thực hành tốt 1 điểm - Kĩ năng thực hành 1 điểm E. Hướng dẫn về nhà - Hoàn thành bài thu hoạch. *Ví dụ 2: Tiết 14 :THỰC HÀNH QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ I.Mục tiêu * Kiến thức: HS nhận dạng được hình thái nhiễm sắc thể ở các kì, củng cố kiến thức về nguyên phân. * Kỹ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. - Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu. Biết cách qun sát tiêu bản hiển vi hình thái NST và kĩ năng vẽ hình. - Các kns: Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, ứng xử, giao tiếp trong nhóm, kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận được công việc được giao.Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi quan sát hình thái NST qua tiêu bản hiển vi. Kĩ năng so sánh đối chiếu khái quát hình thái NST. Kĩ năng trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. * Thái độ: HS tích cực học tập. II. phương tiện - GV: 2 (Kính hiển vi, tiêu bản cố định NST động vật, thực vật). ảnh NST (hành tây) ở các kì . - HS: Ôn lại bài nguyên phân. III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ: Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân? B. Bài mới - GV: Nêu yêu cầu bài thực hành: + Biết nhận dạng hình thái nhiễm sắc thể ở các kì . + Vẽ lại hình quan sát được. + Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. + Thực hiện đúng nội quy giờ thực hành. - GV phân chia nhóm phát dụng cụ thực hành, các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí. Hoạt động 1. Quan sát tiêu bản NST và ảnh chụp của nhiễm sắc thể ở các kì của nguyên phân Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV y/c HS hoạt động theo nhóm. - GV y/c HS đọc sgk – 44. Nêu các bước tiến hành q/s tiêu bản nhiễm sắc thể? - GV chốt lại kiến thức: - Khi q/s cần lưu ý: + K
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gio_day_th.doc