Rèn luyện một số kĩ năng làm bài để góp phần thi vào THPT môn ngữ văn đạt kết quả tốt hơn

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, đại nghĩa”. Người đã để lại cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả. Người đã làm rạng rỡ non sông ta, đất nước ta. Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.

 Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triễn về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc, đổi mới theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới. Vừa giữ gìn bản sắc văn hoá, tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá thế giới. Vì vậy việc học tập rèn luyện tư tưởng đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết , bởi vì tư tưởng của Người là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thử thách để phát triễn kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi con người việt nam.

 Nhưng một điều tôi muốn nói rằng : Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường vẫn chưa đạt hiệu quả cao, vì do ảnh hưởng của nhiều tác động xã hội như : Phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi mang tính bạo lực Bên cạnh đó một số phụ huynh lo làm kinh tế ít quan tâm đến việc học tập của học sinh chỉ phó mặc cho nhà trường. Một khía cạnh khác là do cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên hình như xem nhẹ các môn học khác và cho đó là (Môn phụ) từ đó dẫn đến vấn đề học lệch.

 Vậy môn âm nhạc Cũng là môn luôn đem đến cho các em cái hay, cái đẹp một cách nhìn thân thiện với thế giới xung quanh. Qua bài hát hướng các em lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đã đổ bao xương máu để có cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống giáo viên cần phải lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của người. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện một số kĩ năng làm bài để góp phần thi vào THPT môn ngữ văn đạt kết quả tốt hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó một số phụ huynh lo làm kinh tế ít quan tâm đến việc học tập của học sinh chỉ phó mặc cho nhà trường. Một khía cạnh khác là do cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên hình như xem nhẹ các môn học khác và cho đó là (Môn phụ) từ đó dẫn đến vấn đề học lệch. 
	Vậy môn âm nhạc Cũng là môn luôn đem đến cho các em cái hay, cái đẹp một cách nhìn thân thiện với thế giới xung quanh. Qua bài hát hướng các em lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đã đổ bao xương máu để có cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội…Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống giáo viên cần phải lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của người. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
II. Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu :
	Học sinh các khối 6,7,8,9 trường THCS Đồng Thành.
2. Cơ sở nghiên cứu:
* Các tài liệu: 
	- Các chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí minh.
	-Tập bài giảng về tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh (NXBCT Quốc gia).
	- Tác phẩm văn học cuả Hồ Chí Minh (Hà Minh Đức).
	- Tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Người.
	- Chương trình tập huấn lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy môn âm nhạc THCS.
3. Phương pháp nghiên cứu: 
	- Trao đổi với học sinh, thu thập tài liệu qua các em.
	- Thông qua các đợt thi kể chuyên về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
	- Sử dụng kiến thức liên môn như: (Bộ môn lịch sử, văn học).
III. Nội dung và kết quả:
1. Thực trạng:
	 Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh phát triễn kinh tế, văn hoá xã hội theo hướng hiện đại hoá cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội.Từng bước hội nhập quốc tế đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp, sánh vai với các cường quốc năm châu thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN” học sinh khi ra trường phải là người có tài, có đức, vừa hồng vừa chuyên.
	Cùng với các môn học khác như: Ngữ Văn, GDCD, Mỹ thuật, Hoạt động ngoài giờ lên lớp…Giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học âm nhạc là rất quan trọng, vì môn âm nhạc luôn đem đến cho các em cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, giúp các em thêm yêu mến quê hương đất nước.
	Là giáo viên dạy học âm nhạc, qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc giáo dục cảm nhận âm nhạc cho học sinh là điều rất cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh.
	Trước những biến động của cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ, Đảng viên với lối sống tha hoá, suy thoái về đạo đức, tham nhũng, hách dịch, đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng, niềm tin đối với nhân dân. Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu sắc thì việc lồng ghép tư tưởng đạo đức của Bác trong dạy âm nhạc có thể góp phần nhỏ nào đó hình thành nhân cách, lối sống của học sinh.
2. Cách tiến hành:
 a. Sự chuẩn bị của giáo viên:
	Đối với công việc dạy học nói chung, dạy môn âm nhạc nói riêng. Việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy, dạy mục nào, kiến thức ra sao...Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp bài dạy..Dùng tư liệu, nội dung liên quan đến Hồ Chí Minh, bởi vì tư tưởng của Người vô cùng rộng lớn trên nhiều lĩnh vực... Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng nội dung lồng ghép không lạm dụng quá thời gian quy định, tránh tình trạng biến giờ dạy âm nhạc thành tiết kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 b. Tiến hành lồng ghép trong giờ học:
	Đối với việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học âm nhạc có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể trích đoạn về tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, trích dẫn những câu nói của Bác, tư liệu văn học về Bác để truyền đạt cho học sinh.
	 Thông qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng của Người học sinh hiểu được công lao to lớn của Bác đối với thắng lợi của phong trào đấu tranh dân tộc để có ngày hôm nay.
	Thông qua tiết dạy âm nhạc lồng ghép giáo dục cho học sinh học tập đức tính giản dị của Hồ Chủ Tịch. Bởi vì, thế hệ thanh thiếu niên hiện nay do bị tác động bởi nhiều yếu tố như: phim ảnh, lối sống không lành mạnh đã suy thoái về đạo đức, lôi sống, từ trang phục, cách cư xử với Bố Mẹ, với mọi người... Vì vậy giáo dục học sinh học tập đức tính giản dị của Người là vô cùng cần thiết và thường xuyên với phương châm “Mưa dầm thấm lâu” như vậy mới góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. 
	Bác Hồ của chúng ta vô cùng giản dị, dù ở cương vị nào lối sống của Người cũng giản dị làm sao (Một đôi dép cao su mòn gót, bộ đồ Ka ki đã ngã màu). Có vị lãnh tụ nào mà suốt cuộc đời với bộ đồ Ka ki, đôi dép cao su mòn gót, sống trong nhà sàn. Người sống thanh bạch không ham địa vị, không màng danh lợi Người nhiều lần tâm sự “Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành. Nếu nhân dân tín nhiệm tôi đứng ra gánh vác công việc nước, không được nhân dân tín nhiệm thì tôi về làm bạn với trẻ chăn trâuvà cụ già hái củi... ”.Trong bữa ăn cũng vậy rất giản dị và đơn sơ cá bắt dưới ao, thịt gà có khi Người để lại đĩa thịt gà mà chọn ăn những quả cà xứ nghệ. Có lúc nhà nước phong tặng huân chương và tạc tượng cho Bác nhưng Bác nói “Đất nước có chiến tranh các chú để đồng đúc đạn mà đánh giặc”. Có một nhà báo nước ngoài khi nhận xét về Người “Người giống một thầy giáo ở nông thôn hơn là vị chủ tịch nước” 
	Bác Hồ của chúng ta lối sống giản dị nhưng không tầm thường, nhân hậu nhưng không yếu đuối. Người kiên quyết kêu gọi nhân dân chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc.
	Ngoài việc lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn âm nhạc thì chúng ta còn lồng ghép giáo dục tư tưởng của Người vào các môn khác trong nhà trườngTHCS như: Ngữ Văn, Lịch sử, Mỹ thuật..
	Đối với môn âm nhạc được đưa vào tích hợp 4 khối 6, 7, 8, 9 theo bản thân tôi có thể lồng ghép như sau:
 (Thời gian cho nội dung tích hợp khoảng 5 phút).
TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG HCM MÔN ÂM NHẠC 
+ Âm nhạc 6: Tiết 1: Tập hát Quốc Ca: Chủ đề tích hợp trong bài này là “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ”. ở đây giáo viên cần liên hệ qua giới thiệu và tập hát Quốc Ca và nêu được vai trò của Người trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho tổ quốc.
- Tiết 11: Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên Đàng. ở bài này chủ đề ca ngợi tinh thần yêu nước, đấu tranh vì độc lập tự do cho tổ quốc. Cho học sinh nghe bài Ca ngợi Hồ Chủ Tịch để thấy được công lao to lớn của Người trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng tổ quốc.
- Tiết 21: Nhạc sỹ Phong Nhã và bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng và tình cảm của thiếu niên nhi đồng đối với Bác Hồ kính yêu. Tuy Bác bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn giành tình cảm, thời gian chăm lo cho các cháu. Từ 5 điều Bác Hồ dạy, thư gửi cho HS nhân ngày khai trường, tết trung thu.
+ Âm nhạc 7: Tiết 9: Chúng em cần hoà bình. Tiết 24: Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam. Chủ đề tích hợp trong 2 tiết này là thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh cho hoà bình, vì độc lập tự do cho tổ quốc sự quan tâm chăm sóc tới các em thiếu niên nhi đồng. Cho hs nghe một số bài như: Bác Hồ người cho em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Em mơ gặp Bác Hồ... Hùnh ảnh Bác luôn in đậm trong tâm trí thế hệ trẻ Việt Nam.
+ Âm nhạc 8: Tiết 13. TĐN số 4: Chim hót đầu xuân. Chủ đề tích hợp là hình ảnh Bác Hồ luôn hiện lên thật đẹp dù bất cứ nơi đâu, cả cuộc đời Bác luôn giành tình cảm cho các em.
	- Tiết 17: Bài đọc thêm: Âm vang một bài ca quốc tế. Chủ đề Bác Hồ với phong trào quốc tế, đấu tranh giải phóng dân tộc, cho HS nghe bài Quốc tế ca. Nêu được công lao của Bác trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, và cả thế giới.
+ Âm nhac 9: Tiết 7: Nhạc sỹ Xuân Hồng và bài hát: Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh. ở bài này ca ngợi công lao của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Từ bến cảng nhà rồng Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. ở Sài Gòn được vinh dự mang tên TP Hồ Chí Minh.
	- Tiết 14: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca. Nội dung ca ngợi công lao của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Cho HS nghe một số ca khúc mang âm hưởng dân ca nghệ an như: Giữa mạc tư khoa nghe câu hò ví dặm, Miền trung nhớ Bác, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người....
3. Kết quả đạt được: 
	Qua nhiều năm dạy khối 6,7,8,9. Tôi nhận thấy rằng, việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết dạy làm cho tiết dạy sinh động, học sinh hứng thú học tập và hiểu thêm về cuộc đời hoạt động gian khó và phẩm chất cao đẹp của Bác. Từ đó hướng các em lòng biết ơn sâu sắc đối với Người, từ đây các em tích cực học tập tốt hơn, thường xuyên tu dưởng phẩm chất đạo đức làm theo lời dạy của Người. Ngoài ra các em còn tích cực sưu tầm tranh ảnh về Bác.
IV. Những kiến nghị, đề xuất:
	Để nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần hiếu học, lễ phép, tôn sư trọng đạo cho học sinh hiện nay thì việc học tập làm theo ấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực sự rất quan trọng. Vậy thì đối với mỗi thầy giáo, cô giáo cũng cần phải nghiêm chỉnh trong cách cư xử với học sinh, tác phong làm việc, hoạt động hàng ngày. Và thực sự là tấm gương sáng về đạo đức và sáng tạo.
+ Đối với nhà trường: Cần phải nghiêm khắc trong việc xử lý vi phạm của học sinh, thường xuyên tuyên truyền về tư tưởng của Bác đối với một số môn dạy (Tuy đây là nội dung được đưa vào từ năm

File đính kèm:

  • docSKKN.doc