Ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn tiếng anh trong nhà trường

MỤC LỤC

 

NỘI DUNG Trang

A. Phần mở đầu

I. Bối cảnh của đề tài 2 II. Lý do chọn đề tài 2

III. Phạm vi nghiên cứu 3

IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 4

 

 B. Phần nội dung

 I . Cơ sở lý luận 5

 II. Thực trạng của vấn đề 5

 III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 8

1. Phạm vi kiểm tra 8

2. Thời gian kiểm tra 9

3. Hình thức kiểm tra 10

4. Các yêu cầu của bài kiểm tra 10

5. Ma trận kiểm tra 10

6. Xác định đối tượng kiểm tra 11

7. Ra đề kiểm tra 14

 IV . Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 18

 C.Phần kết luận

 I . Những bài học kinh nghiệm 20

 II. Ý nghĩa của SKKN 21

 III. Khả năng ứng dụng triển khai 22

 

doc23 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn tiếng anh trong nhà trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của học sinh thông qua bài kiểm tra là hết sức quan trọng nó là thước đo của chất lượng giáo dục. Để có được một đánh gía đầy đủ và đúng với thực tế của từng lớp, từng bộ môn và từng trường thì khâu ra đề kiểm tra là quan trọng nhất. Bởi vì bài kiểm tra là phương tiện để giáo viên và học sinh đánh giá sự tiến bộ trong học tập . Mục đích của bài kiểm tra là để đánh giá học sinh, cả lớp và từng cá nhân học sinh, đã tiếp thu được những gì nhờ đó cung cấp được những thông tin phản hồi về sự tiến bộ trong học tập của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như xác định nội dung chương trình học sinh chưa tiếp thu tốt. Do đó bài kiểm tra vừa là kiểm tra những gì học sinh đã học vừa giúp cho giáo viên định hướng được công việc phụ đạo hoặc giảng bổ sung. Thông qua bài kiểm tra này mà bản thân học sinh có thể biết được năng lực và trình độ của mình. Bên cạnh đó giúp giáo viên có một đánh giá chính xác về chất lượng giảng dạy của mình. Hầu như tấc cả giáo viên đều phải làm công việc ra đề kiểm tra , kiểm tra 15 phút, 45 phút , kiểm tra học kì hay kiểm tra cuối năm học. Đây là một công việc rất khó nó đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến nhiều yếu tố với kiến thức và sự chính xác. Vì thế việc ra đề kiểm tra đúng đối tượng học sinh và phù hợp với trình độ của các em là hết sức khó khăn. Đề giải quyết cho vấn đề “Làm thế nào để ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh trong lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng anh . “ Tôi đã thực hiện các bước sau : 
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . 
1. Phạm vi kiểm tra : 
Đây là yêu cầu cơ bản cần phải biết khi ra một đề kiểm tra, phạm vi kiểm tra giúp cho giáo viên biết được nội dung nào cần được kiểm tra, kiến thức ngôn ngữ là gì? Những chuẩn nào mà học sinh cần đạt được. Từ đó việc ra đề kiểm tra sẽ đáp ứng đầy đủ nội dung, bảo đảm tính chính xác trong phạm vi ra đề. Trong phân phối chương trình của từng khối lớp quy định rất cụ thể về phạm vi kiểm tra.
Ví dụ : ở khối lớp 7 phạm vi kiểm tra 45 phút lần 1 của học kì I bao gồm 3 đơn vị bài học như sau : Unit 1 Back To School , Unit 2 : Personal information , Unit 3: At home. Từ 3 đơn vị bài học trên giáo viên phải xác định được : Chủ đề, Kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức ngôn ngữ. Dựa vào những phạm vi trên mà tôi có được một số yếu tố cơ bản để ra đề kiểm tra . 
Chủ đề : 
Friends 
Oneself and others 
House and home 
Nội dung kiến thức :
Tense : Present simple , Future simple 
Wh- questions : Why ? When ? where ? Which ? How far ? How long ? 
Adverbs of time : still , till , until 
Indefinite quantifiers : lots of , a lot of , many 
Comparatives / superlatives of adjectives
Ordinal number 
Exclamations : What + Noun ! 
Preposition of position : in , at , on , under, near , next to , behind 
Compound adjectives 
Kĩ năng ngôn ngữ : Speaking ,Listening ,Reading ,Writing 
Trong bài kiểm tra chỉ kiểm tra nghe, đọc và viết.Vì vậy GV ra đề phải nắm được kỹ năng ngôn ngữ của 3 đơn vị bài này là gì để ra đề kiểm tra cho phù hợp . 
Listening : Cho Hs nghe một bài hội thoại hoặc môt đoạn văn ngắn các em đã được học trong lớp . Bài nghe bao gồm 60-80 từ và cho những thông tin chung . 
Reading : Hs sẽ đọc một đoạn văn ngắn hoặc một bài hội thoại khoảng 60- 80 từ cho những thông tin chung và bám sát vào những chủ đề và nội dung các em đã học . 
Writing : Viết một đoạn văn ngắn , hoặc là một lá thư khoảng 50-60 từ 
2. Thời gian kiểm tra :
	Thông thường những bài kiểm tra đều có thời lượng theo quy định ( 15 phút hay 45 phút ) Vì vậy giáo viên cần chọn lựa những nội dung cần thiết để kiểm tra đề bài kiểm tra vừa phản ánh được các nội dung quan trọng vừa đảm bảo cho học sinh làm bài không bị thiếu giờ hoặc thừa giờ quá nhiều . 
3. Hình thức kiểm tra : 
	Cần chọn hình thức kiểm tra phù hợp cho từng phần. Ví dụ phần nghe hiểu giáo viên không yêu cầu học sinh viết câu trả lời dài, vì đó không phù hợp với trình độ của học sinh trong lớp. Thêm vào đó nghe hiểu chỉ là cho học sinh nghe hiều và trả lời ngắn. Nếu học sinh nghe và viết câu trả lời dài thì trở thành bài kiểm tra nghe viết. Do đó lựa chọn hình thức kiểm tra rất là quan trọng . 
4. Các yêu cầu của bài kiểm tra: 
	Để học sinh làm tốt bài kiểm tra giáo viên phải làm sao các yêu cầu làm bài cảu từng phần phải rõ ràng, dễ hiểu. Nếu giáo viên viết các yêu cầu làm bài khó hiểu học sinh sẽ không hiểu hoặc hiểu nhầm dẫn đến bài kiểm tra làm không tốt. 
 5. Ma trận kiểm tra : 
Việc thiết lập ma trận kiểm tra rất là cần thiết trước khi ra đề kiểm tra. Bởi vì nó giúp cho Gv biết chính xác thang điểm trong từng phần và số lượng câu hỏi cần được kiểm tra . 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT KHỐI 7
NỘI DUNG 
NHẬN BIẾT 
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG 
TỔNG SỐ 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
I.LISTENING 
 3 câu 
0,75 điểm 
1 câu 
0,25 điểm 
4 câu 
1 điểm 
II. READING 
 3 câu 
1,5 điểm 
1 câu 
0,5 điễm  
4câu 
2,0 điểm 
III. LANGUAGE 
FOCUS 
6 câu 
1.5 điểm 
3 câu 
0.75 điểm 
2 câu 
0,5 điểm 
5 câu 
1,5 điểm 
2câu 
1 điểm 
2 câu 
0,5 điểm 
20 câu
5 điểm
IV .WRITING 
4 câu 2.0điểm
4 câu 
2.0 điểm 
TỔNG SỐ:
12 câu
3.75 điểm 
3 câu 0.75 điểm
3câu
0.75 điểm
6 câu
2.0 điểm 
2 câu 1 điểm 
6 câu 
2.5 điểm
32 câu 
10 điểm
6 .Xác định đối tượng kiểm tra hoặc mức độ khó dễ của bài kiểm tra : 
Đây là vấn đề cơ bản nhất trong quy trình ra đề kiểm tra. Bài kiểm tra đánh giá những gì học sinh đã học được trong một chương trình học cụ thể , vì vậy giáo viên luôn mong muốn học sinh làm tốt tất cả các phần của bài kiểm tra và đạt điểm cao. Do đó để làm được đều này ngoài việc xác định mức độ khó dễ thì việc xác định đối tượng và trình độ cụ thể của học sinh trong từng lớp cũng rất là cần thiết. Vì xác định đúng đối tượng kiểm tra thì kết quả và chất lượng sẽ phản ánh đúng với thực tế và trình độ thực sự của học sinh. Nếu giáo viên không nắm chính xác trình độ của học sinh mình thì khi ra đề chắc chắn là đề kiểm tra sẽ không bám sát đúng năng lực và trình độ của từng học sinh. Qua đó chất lượng sẽ không phản ánh đúng vì bài kiểm tra không phù hợp với trình độ và kiến thức của các em .Đối với học sinh này thì bài kiểm tra quá dễ đối với học sinh này thì bài kiểm tra quá khó. Vì đối tượng kiểm tra của tôi là học sinh do đó tôi phải tìm hiểu thật kỹ trình độ và năng lực của từng học sinh trong lớp mà tôi đảm nhận. Trong quá trình giảng dạy trên lớp tôi phải theo dõi các em xem năng lực và khả năng của các em ở mức độ nào để khi phát bài kiểm tra cho các em làm phải phát đúng đối tượng . như chúng ta biết trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều có lớp thì học sinh giỏi nhiều, có lớp thì trung bình yếu kém cao. Do dó nếu giáo viên không nắm được trình độ của học sinh trong lớp mình giảng dạy thì khó mà đánh giá được chất lượng của học sinh thông qua bài kiểm tra. Để ra một đề kiểm tra bám sát đúng trình độ và đối tượng học sinh thì đòi hỏi người giáo viên đứng lớp phải biết linh hoạt và năng động trong mọi tình huống. Giáo viên đứng lớp không chỉ là truyền thụ kiến thức cho các em theo một chiều mà giáo viên phải biết quan tâm đến từng học sinh nắm bắt được hoàn cảnh của các em để theo dõi và giúp đỡ các em . Từ đó các em sẽ yêu thích và ham học. Từ việc các em yêu thích và ham học thì các em sẽ cảm thấy phấn khởi trong từng giờ học trên lớp, các em không cảm thấy lo sợ khi làm bài kiểm tra trên lớp. Bởi vì bài kiểm tra phù hợp với trình độ của mình. Việc ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh trong lớp sẽ giúp các em hứng thú với bài kiểm tra. Qua đó GV đánh giá chính xác được chất lượng học tập của từng lớp và chất lượng chung của bộ môn. Mục đích kiểm tra cuả tôi là ra đề kiểm tra thế nào cho đúng với đối tượng học sinh, bài kiểm tra phù hợp với trình độ và năng lực của các em, đảm bảo học sinh trung bình yếu kém trong lớp đạt được 50% số điểm kiểm tra khá là 60% trở lên và giỏi là 80% trở lên .
Từ việc xác định đối tượng kiểm tra tôi sẽ có những dạng bài tập kiểm tra sao cho phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh trong lớp. Bài tập phải thích nghi và phù hợp với năng lực của học sinh, Đảm bảo là các dạng bài tập này các em đã được học trên lớp . 
Có nhiều dạng bài tập khác nhau tùy vào trình độ và năng lực của học sinh trong lớp mà mỗi giáo viên chọn ra những dạng bài tập khác nhau để kiểm tra học sinh . 
Từ việc xác định phạm vi kiểm tra, ma trận kiểm tra và đối tượng kiểm tra giáo viên sẽ thiết kế bài kiểm tra bao gồm những nội dung nào và dạng bài tập nào để kiểm tra học sinh . Ở đây tôi xin trình bày nội dung bài kiểm tra 45 phút khối 7
Nội dung bài kiểm tra 45 phút thường bao gồm các nội dung sau :
I Listening 
II Language Focus 
Stress and pronunciation 
Grammar and structure 
vocabulary 
III . Reading 
IV. Writing 
Những dạng bài tập thường được sử dụng trong các bài kiểm tra 45 phút 
	I. Listening :
	1. True / False statement 
	2. Mutltiple choice 
	3. Gap- fill 
	4. Grid ( Fill in the blank / table the information you hear 
	..
	II . Language Focus 
Stress and pronunciation 
Muttiple choice 
Choose the word that has the same vowel pronounced as given 
Grammar and structure :
Put the verbs in brackets into the correct tense forms
Given the correct form of the verbs in brackets 
Fill each grap in the sentences with a suitable preposition 
Choose the best option ( A, B , C , D ) to complete the following sentences 
There is a mistake in the four underlined parts of each sentence. Cirle the mistakes ( A, B , C , D ) . 
..
.
3. vocabulary 
	- Match a word in A with a word in B 
	- Choose the correct words in box to complete the sentences 
	- Complete the following sentences 
	- Put the words in the box in . groups 
	- Fill each gap in the sentences with a suitable word from the box 
	- Look at the picture and choose the most answer 
	- Match a word in A with a word in B to have complete sentence.
	- Choose the correct answer for each gap 
	- .
III. Reading 
Math a question in A with a suitable answer in B 
Rearrange the following sentences to make a meaningful dialogue 
Rea

File đính kèm:

  • docSKKN CÔ MAI ( AV).doc